Dienstag, 31. Oktober 2017

LAO GA TRE: Đại Lễ Tưởng Niệm Húy Nhật Đức Hưng Đạo Vương tại DFW, Texas

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Tàu và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.
 

Đại Lễ Tưởng Niệm Húy Nhật Đức Hưng Đạo Vương tại DFW, Texas

Lão Gà Tre
Đại Lễ Húy Nhật năm thứ 717 (1300-2017) Đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã có công bảo vệ đất nước và nêu cao tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, kính cẩn tôn vinh là Thánh Tổ của Quân Chủng Hải Quân/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã được Hội Ái Hữu Hải Quân Trùng Dương DFW tổ chức vào lúc 12:00 trưa Thứ Bảy, ngày  21 tháng 10 năm 2017 (nhằm ngày 2 tháng 9 năm Đinh Dậu 2017) tại: Hội Trường A1 Top Super Buffet 2226 New York Ave. Arlington, Texas 76010.


Buổi lễ quy tụ hơn 250 khách, gồm thân hào nhân sĩ, hầu hết các hội đoàn cựu quân nhân, cơ quan truyền hình, báo chí và đồng hương trong vùng tham dự.

Sau lễ rước Quốc Quân Kỳ và phút Mặc Niệm, do toán hầu kỳ Hội Hải Quân DFW đảm trách rất trang trọng;  sau phần giới thiệu Hội Đoàn, Đoàn Thể và quan khách, đồng hương, thân hữu tham dự, Hải quân Hội trưởng Nguyễn văn Lạc đã gởi tới toàn thể cử tọa lời chào mừng rất trang trọng. Đồng thời, cám ơn quý mạnh thường quân và các hội đoàn quân nhân bạn “đã đóng góp vật chất cũng như tinh thần để hội HQTD – DFW có thể thực hiện buổi lễ hôm nay.”


Kế tiếp là bài thuyết trình của HQ Trần Văn Nhơn về tiểu sử hào hùng của Đại Vương Trần Hưng Đạo dưới thời nhà Trần, Xin được tóm gọn dưới đây:
Vai trò của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong ba lần chống quân Nguyên-Mông:
  1. Chống quân Nguyên-Mông lần thứ nhất (1257-1258)
Sau khi nhanh chóng thu phục toàn bộ đất nước Trung Hoa rộng lớn, tháng 12 năm 1257, Đại Hãn Mông Kha, cho Ngột Lương Hợp Thai đưa quân tới biên giới để uy hiếp Đại Việt. Cùng với nhiều tướng giỏi của nhà Nguyên như Hoài Đô, Triệt Triệt Đô, A Truật … Ngột Lương Hợp Thai thống lĩnh khoảng ba vạn  kỵ binh và bộ binh chia làm hai đạo theo đường sông Thao tiến đánh Đại Việt.


Tiết Chế Trần Quốc Tuấn,  đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, mở đầu cho cuộc chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ nhất (1257-1258). Khi giặc Nguyên tràn vào, vua Trần Thái Tông đem các tướng và đạo quân ra khỏi Thăng Long tiến lên phía bắc đón đánh quân giặc, đồng thời ra lệnh cho triều đình, hoàng  gia rời Thăng Long về vùng Hoàng giang lánh giặc.
Ngày 29 tháng 01 năm 1258, trận đánh quyết định giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ nhất. Trong trận đánh này Trần Quốc Tuấn giữ quyền Tiết Chế – tức tướng chỉ huy trận đánh. Với tài thao lược điều binh khiển tướng, ngay trong trận đầu chống xâm lược Nguyên-Mông, Trần Quốc Tuấn đã góp phần to lớn trong thắng lợi chung của toàn dân tộc.
  1. Chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1284-1285)
Trao quyền Quốc Công Tiết Chế cho Trần Quốc Tuấn, thống lãnh quân đội toàn quốc.
Tháng 9 năm Giáp Thân (1284) Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt binh ở bến Đông Thăng Long, “Hịch Tướng Sĩ Văn” của Trần Quốc Tuấn đã được soạn và công bố, làm nức lòng quân đội. Nhiều người tự động thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát” để bày tỏ quyết tâm giết giặc.
Trần Quốc Tuấn đưa đại quân lên trấn giữ vùng phía Bắc (Lạng Sơn – Hà Bắc), đại bản doanh đóng ở ải Nội Bàng, bố trí canh phòng và sẵn sàng đón đầu đánh giặc.
Tháng 01 năm Ất Dậu (1285), Hốt Tất Liệt cử con trai là Thoát Hoan cầm đầu đại quân Nguyên tấn công vào Đại Việt. Triều đình nhà Trần lại rời kinh thành Thăng Long, tập trung lực lượng về Thiên Trường, rồi bí mật đưa triều đình theo đường biển lánh ra vùng Am Bang lên Vạn Kiếp. Một số vương hầu nhà Trần lục tục ra hàng giặc, trong đó đầu sỏ của kẻ chủ bại là Trần Ích Tắc, em ruột của Thượng Hoàng Thánh Tông.


“Hãy chém đầu thần trước rồi sẽ hàng!”
Tới Vạn Kiếp Thượng Hoàng Thánh Tông triệu Trần Quốc Tuấn đến hỏi: “Nay thế giặc như vậy, trẫm muốn hàng để cứu sinh mạng muôn dân”. Trần Quốc Tuấn trả lời rất kiên quyết:”Hãy chém đầu thần trước rồi sẽ hàng!”.
Ngày 10 tháng 6 năm Ất Dậu (1285), sau khi hạ đồn A Lỗ, các đạo quân của Trần Quốc Tuấn tập kích đánh địch ở Tây Kết, ở sông Như Nguyệt và trận Vạn Kiếp phá tan đại quân Nguyên, tướng giặc Nguyên là Lý Hằng và Lý Quán đều chết tại trận, Thoát Hoan chui đầu vào ống đồng để lính khiêng chạy trốn qua biên giới thoát chết. Cánh quân của Toa Đô từ Thanh Hóa vượt biển tiến ra phía bắc để tìm đại quân Thoát Hoan, nhưng bị quân Trần đón đánh ở Thiên Trường – Thiên Mạc, ngày 24 tháng 6 Toa Đô bị bắt và chém đầu. Ngày 9 tháng 7 triều đình và quân đội nhà Trần đại thắng, trở về Thăng Long.
3.Chống Nguyên-Mông lần thứ ba (1287-1288)
Ngày 19 tháng 12 năm Đinh Hợi (1287),  tin quân Nguyên tiến chiếm vùng biên giới đưa về triều đình. Vua Trần hỏi Trần Quốc Tuấn về việc đánh giặc. Trần Quốc Tuấn trả lời gọn: “Năm nay, giặc dễ đánh”.
Tháng 12, dưới sự thống lãnh của Thoát Hoan, quân Nguyên lại tràn sang Đại Việt bằng đường bộ và đường thủy với lực lượng hùng hậu hơn nhiều lần trước đây, gần 600 chiếc hải thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy, tiến theo đường biển vào sông Bạch Đằng rồi đến Vân Đồn. Hàng vạn quân Vân Nam của giặc Nguyên từ hướng sông Hồng tràn vào kinh thành. Thoát Hoan cầm đại quân chia đường tiến qua cửa ải Lạng Sơn xuống hội quân ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan cho xây dựng,  củng cố vùng này thành căn cứ vững chắc rồi tiếp tục tiến quân về Thăng Long giao chiến với quân nhà Trần.
Tháng 2 năm Mậu Tý (1288), quân Trần lại bỏ Thăng Long rút về Hàm Nam (Hưng Yên), Thoát Hoan đến chiếm tòa kinh thành bỏ trống, huy động đại quân chia đường thủy bộ đuổi theo quân Trần. Quân Trần rút thẳng ra biển.  Không giao chiến được với đại quân nhà Trần, Thoát Hoan phải lộn về Thăng Long cát cứ.


Thế rồi, quân Nguyên bị đánh từ nhiều mặt, những chiến thuyền tải lương của giặc Nguyên đã bị các cánh quân của Trần Quốc Tuấn đánh tan. Tháng 3, quân giặc phải bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp. Tháng 4, Thoát Hoan chia quân rút chạy về nước, quân giặc rút chạy theo đường sông Bạch Đằng. Ở đấy ngày 9 tháng 4 năm 1288 chúng đã bị Trần Quốc Tuấn phục địa cọc ngầm, kết hợp với quân thủy bộ và dân binh đánh tiêu diệt, thu hơn 400 thuyền,  bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ … giết chết Trương Ngọc và rất nhiều quân sĩ. Đại quân Thoát Hoan chạy theo đường bộ cũng bị quân Trần chặn đánh liên tiếp từ Vạn Kiếp đến biên giới, tổn thất rất nặng nề. Thoát Hoan cùng đám tàn quân trốn được về nước. Hốt Tất Liệt hạ chỉ đày Thoát Hoan đi Dương Châu suốt đời không cho gặp mặt.
Ngày 28 tháng 4 năm 1288 Vua Trần và triều đình chiến thắng trở về kinh đô Thăng Long. Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289) Vua Trần nghị triều xét thưởng công trạng đánh dẹp giặc Nguyên, Trần Quốc Tuấn được tiến phong Hưng Đạo Đại Vương, được chép sự tích vào tập “Trùng Hưng thực lục” và cho vẽ tượng để lưu truyền hậu thế.
Tháng 8 năm Canh Tý (1300), Trần Quốc Tuấn mất. Là chủ soái của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1288, giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến năm 1258, Trần Quốc Tuấn là linh hồn và danh nhân có công đầu trong sự nghiệp giữ nước của đời Trần.
Ngoài Là nhà quân sự thiên tài, Trần Quốc Tuấn còn là nhà chính trị lão luyện, hành động thận trọng, chú trọng đoàn kết và chăm sóc lực lượng tác chiến. Lúc sắp mất ông còn dặn vua: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Có tài biến tác, Trần Quốc Tuấn là người soạn ra các giáo trình nổi tiếng: Hịch tướng sĩ văn, Binh gia diệu lý yếu luận và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông là người chăm lo và có công đào tạo nhiều nhân tài văn võ như: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trương Hán Siêu, Trần Thì Kiến… Sau khi ông mất, vua Trần Nhân Tông ra sắc lệnh truy phong đẳng tước cho ông là:
Thái Sư thượng Phụ – Thượng Quốc Công – Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn.
Tiếp theo là phần nghi lễ chước  tửu và dâng hương lên Đức Thánh Trần, do quý cụ cao niên trong hội hành lễ với 3 hồi chiêng trống rất hùng hồn. Trên bàn thờ nghi ngút khói hương, rất nhiều chức sắc tham dự,  đã  tiến lên bàn thờ đốt hương tưởng niệm.
Sau phần nghi lễ khá dài, cử tọa được mời dùng bữa cơm trưa thân mật cùng với ban tổ chức và đại gia đình Hải Quân Trùng Dương DFW rất vui vẻ. Trong khi đó trên sân khấu, một chương trình ca nhạc được các tài danh địa phương đóng góp rất xôm tụ.


Thay Lời Kết:
Có thể nói năm nay là năm Hội HQTD-DFW tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Húy Nhật Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,  đông người tham dự nhất. Một vài người bạn lâu ngày mới gặp, dù vẫn điện thoại thăm nhau thường xuyên, nhưng hôm nay là dịp gặp gở mà không hẹn, chúng tôi bắt tay nhau thật chặt:
— Anh em mình ai đã ngoài 7 bó rồi. Đôi khi cũng muốn vượt xa-lộ để xuống thăm nhau, nhưng cứ thế mà hẹn tới hẹn lui,  lần nào cũng không đi được,  đành lỗi hẹn!
— Vâng,  chính vì vậy mà cách nhau chỉ 40-45 dặm bây giờ là xa rồi đấy nhé! Có gì lạ không anh? Thế giới, Hoa Kỳ, Việt Nam… ra sao rồi?
— Thế giới, Hoa Kỳ thì lúc nào mà không có chuyện! Còn Việt Nam ta dưới trào VC cuối mùa thì sao mà yên được! Ngày nay, nhờ văn minh tin học,  mình chỉ cần bấm vào cell phone cái rẹc là biết hết. Đây nè anh: www.baotgm.net lên tin bình luận hàng ngày, có đọc không? “Chữ nghĩa rẻ như bèo” nên chỉ muốn nghe “youtute” và coi TV cho khỏe hơn phải không? Hì hì.
— Đường xa mắt mờ! Nhìn vào màn ảnh cell phone chút xíu thấy mệt mắt lắm anh! Cứ để sáp nhỏ nó đọc. Còn mình thì ôm cable TV là chắc ăn. Hì hì… Nói thiệt. Lâu lâu có cộng đồng, hội đoàn tổ chức như thế này thì cũng là dịp để chúng ta có cơ hội gặp nhau, trước là thăm nhau, sau coi ai mau già hơn ai phải không?
— Ai có đứng ra tổ chức họp mặt mới biết nó khó khăn lắm! Thế nhưng khó khăn cũng phải làm thôi. Anh em mình chả còn bao lâu nữa…? Tôi tin chỉ còn năm ba năm nữa là nhiều. Buồn vui giận hờn để mà chi? Đó anh thấy không! Anh em gặp nhau như chiều nay là vui lắm! 42 năm trên xứ người, ai cũng tưởng “hội nhập” vào sinh sống với dân bản xứ là xong một đời người. Thế nhưng, tôi nghĩ cái “biên giới dân tộc”, chính là sợi dây vô hình đã níu kéo chúng ta tìm đến bên nhau, dù ghét dù thương, vẫn muốn gặp nhau để tìm những cái giống nhau trên thân thể, trên vóc dáng, qua ngôn ngữ, qua miếng ăn… đó là những nét đặc thù mà mỗi dân tộc đều có cái riêng của họ. Hồi trước, tôi hay tìm đọc những bài viết của anh khá sâu về mục này mà. Anh còn viết những loạt bài có tính cách tác động tâm lý, đại khái là nhân chủng học đó không?
— Đúng vậy. Tôi muốn đổi đề tài chút. Hồi nhỏ cứ vài tháng là tụi mình lớn như thổi.  Bây giờ ở tuổi 70 ngoài,  mới thấy mình đã già rất nhanh và còn nhanh hơn tuổi thơ mới lớn nữa. Sinh lão bệnh tử là vậy đó. Thiệt tình mà nói,  chúng ta đang già đi từng giờ đấy anh ạ!   Xin cám ơn những ai biết quan tâm tới nhau, biết thương yêu giống nòi, chính nó là cái chất keo vô hình, nhưng mạnh mẽ nhất. Chính chất keo vô hình ấy mà chúng ta đã đoàn kết chống Tàu, Tây, Nhật… ngoại xâm trong quá khứ, dứt khoát không bao giờ thua. Nhưng hiện tại, trận gịặc nội xâm, tức là giặc VC, thì … dường như chúng ta lùng bùng vô cảm. Tại sao? Đất nước tan hoang như ngày nay rồi  đó!  Ai cũng nghe, cũng thấy, cũng có thể đứng dậy, nhưng sao vậy anh? Mình còn thời gian để nhắc nhở nhau nữa không? Mình có thể đầu thai để làm tên bộ tốt cho Hưng Đạo Đại Vương để viết lên trang sử mới của thiên niên kỷ thứ Ba không anh? Xin trích một vài hàng tiêu biểu mà LM Nguyễn Văn Lý vừa gởi cho chúng tôi để phổ biến, xin mời anh vào www.baogm.net để đọc nguyên bài và suy nghĩ làm sao để giữ nước như Hưng Đạo Đại Vương của chúng ta đã chiến thắng giặc Nguyên ở thế cuối kỷ thứ 13: https://baotgm.net/cai-chet-cua-mot-dan-toc/
“…Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI CHẤT ĐỘC KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA, thử hỏi có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt Nam?
Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của Tàu, rộng hơn 330.000 km2, không hơn không kém.
Tất cả những đại nạn trên, cộng với chất độc mà đảng và nhà nước CS, đã và đang mở cửa cho phép Tàu xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của dân Việt… thì mạng sống của toàn Dân Việt sẽ chẳng còn bao lâu nữa.
CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Tàu và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.
Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bài “Hận Đồ Bàn”. Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó…”
Lão Gà Tre
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen