Phát
biểu trong một hội nghị quốc gia vào đầu năm 2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuyên bố: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết
tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già [đều] có xu thế ghét Trung
Cộng. Ai nói tích cực cho Trung Cộng là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm
cho dân tộc.”
Chuyện
tại sao ông “lo lắng” và cho đó là một sự “nguy hiểm cho dân tộc” chúng ta sẽ
bàn sau. Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh
ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Cộng là một “xu thế” rất phổ biến, “từ
trẻ con đến người già” tại Việt Nam.
Thật
ra, “xu thế” ấy không phải chỉ có ở Việt Nam. Chỉ cần đọc qua các bản tin
trên báo chí khắp nơi, chúng ta thấy ngay một hiện tượng: dân chúng ở Tây
phương cũng khá khinh ghét người Trung Cộng. Nhóm từ “người Trung Cộng xấu xí”,
trước, chỉ do những người Trung Cộng tự nói về chính họ qua những cái nhìn mang
tính chất tự phê phán (tiêu biểu và nổi tiếng nhất là Bá Dương, 1920-2008,
người Đài Loan, với cuốn sách mang nhan đề “Người Trung Cộng xấu xí” được dịch
ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt). Gần đây, cách gọi “người Trung
Cộng xấu xí” ấy tràn lan trên báo chí. Ở đây không phải là chuyện kỳ thị. Đó
chỉ là cảm tưởng chung khi người ta nhìn thấy cách hành xử của người Trung Cộng
du lịch ở nước họ. Trên báo chí đầy dẫy những hiện tượng trái tai gai mắt của
người Trung Cộng, từ trên máy bay đến trên đường phố. Trên máy bay, có người
tạt cả ly nước nóng lên mặt tiếp viên chỉ vì một sự bất bình nho nhỏ nào đó; có
người đòi mở cửa cấp cứu trên chiếc máy bay đang bay trên không để cho “có
không khí”; có người cho con ỉa ngay trên lối đi; có người doạ cho nổ máy bay
vì không đổi được chỗ ngồi, v.v… Trên đường phố cũng vậy. Ở đâu có người Trung
Cộng, ở đó có cảnh chen lấn, xô đẩy; cảnh khạc nhổ và vất rác bừa bãi; cảnh gây
gổ, tranh giành, ầm ĩ; cảnh trố mắt nhìn vào sự riêng tư của người khác. Nhiều
người cho người Trung Cộng là những du khách tệ hại nhất thế giới (the world’s worst travellers).
Ở
Việt Nam,
“xu thế” ghét người Trung Cộng cũng không mới mẻ gì. Ngày xưa, cha ông chúng ta
cũng rất ghét người Trung Cộng. Trong Bình Ngô đại cáo viết thay cho Lê Lợi,
Nguyễn Trãi xem Trung Cộng như một “thế thù”, tức kẻ thù truyền kiếp, từ đời này
sang đời khác. Gần đây, sau cuộc xâm lược của Trung Cộng qua biên giới phía Bắc
Việt Nam vào năm 1979, giới lãnh đạo Việt Nam cũng tuyên bố Trung Cộng là kẻ
thù truyền kiếp và lâu dài của Việt Nam. Hiện nay, sự căm ghét người Trung Cộng
còn phổ biến và sâu rộng hơn hẳn các thế hệ hay các thế kỷ trước. Người Việt
trong nước ghét; người Việt ở hải ngoại cũng ghét. Ngày xưa, cha ông chúng ta
có thể vừa ghét người Trung Cộng nhưng lại vừa ngưỡng mộ văn hóa Trung Cộng;
bây giờ, phần lớn vừa ghét âm mưu xâm lấn của Trung Cộng vừa coi thường cả văn
hóa Trung Cộng. Nhìn vào Trung Cộng, ở bất cứ khía cạnh nào, người ta cũng đều
thấy những sự xấu xa và đầy đe dọa.
Những
sự ghét bỏ ấy khiến tham vọng trở thành siêu cường quốc của Trung Cộng gặp khó
khăn và thử thách. Nói chung, để trở thành một siêu cường quốc, người ta cần
hai điều kiện chính: quyền lực cứng và quyền lực mềm. Quyền lực cứng thể hiện
chủ yếu trên hai lãnh vực: kinh tế và quân sự. Quyền lực mềm thể hiện chủ yếu ở
lãnh vực văn hóa và xã hội. Trung Cộng, với tham vọng trở thành một siêu cường
quốc ít nhất ở châu Á, tập trung phát triển trên tất cả các lãnh vực ấy. Riêng
về văn hóa và xã hội, họ muốn tạo sự thông cảm và ngưỡng mộ của thế giới với
nền văn hóa lâu đời và đẹp đẽ của họ qua việc phát triển các Viện Khổng Tử ở
khắp nơi trên thế giới. Không biết các hoạt động của các Viện Khổng Tử ấy có
hiệu quả gì hay không nhưng chỉ thấy ở đâu người ta cũng căm ghét Trung Cộng.
Riêng
ở Việt Nam,
cho đến nay, có vô số bằng chứng cho thấy các chiến dịch vận động cho quyền lực
mềm của Trung Cộng đã thất bại thảm hại. Ở đâu dân chúng cũng ghét Trung Cộng.
Làm ăn với Trung Cộng, ừ, vẫn làm; mua hàng Trung Cộng, ừ, thì vẫn mua, nhưng
ghét Trung Cộng thì vẫn cứ ghét. Sự căm ghét ấy lớn đến nổi bao nhiêu chiến
dịch tuyên truyền cho cái gọi là “4 tốt” và “16 chữ vàng” của chính quyền Việt
Nam đều thất bại, theo lời thừa nhận của Phùng Quang Thanh dẫn ở trên.
Tuy
nhiên, sự căm ghét ấy có đủ để bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt Nam trên Biển
Đông hay không?
Tôi
sợ là không.
Lý
do thứ nhất là chính phủ hoàn toàn không biết tận dụng sự căm ghét ấy để biến
nó thành một vũ khí trong trận tuyến chống lại Trung Cộng. Ở đây, chúng ta lại
thấy một nghịch lý: chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng cho họ là
đại diện của nhân dân, tôn trọng ý nguyện của nhân dân, nhưng trong trường hợp
này, mặc dù họ biết nhân dân rất căm ghét Trung Cộng, họ lại xem đó là điều
đáng lo lắng và tìm mọi cách để ngăn chận và trấn áp những biểu hiện của những
sự căm ghét ấy.
Thứ
hai, bản thân người dân vừa căm ghét nhưng vừa bất lực và bế tắc. Ai cũng ghét Trung
Cộng và ai cũng biết Trung Cộng đang mưu toan xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của
Việt Nam.
Nhưng rồi, tất cả đều thở dài, than: “Nhưng biết làm sao bây giờ?” Người ta cho
Trung Cộng quá mạnh và Việt Nam
quá yếu: tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Trung Cộng. Biết thế, nhưng
thay vì tiếp tục tranh đấu, người ta lại chọn biện pháp buông xuôi, để mặc
chính phủ và đảng Cộng sản lo liệu.
Sự
kết hợp giữa căm ghét và bất lực ấy khiến người ta hài lòng với những lời than
thở hay chửi bới vu vơ.
Không
có một tên lính Trung Cộng nào chết vì những lời than thở hay chửi bới vu vơ
như thế cả.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen