Tượng
Thương Tiếc ở nghĩa trang Biên Hòa bị giật sập
Chiến
tranh Việt Nam
đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn
chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu
chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải,
đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ?
Đó chính là những điều mà tạp
chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến các bạn cho đến hết ngày
30/4/ 2015.
Và
trong kỳ này, mời quý vị cùng đến với những suy nghĩ của giới trẻ trong nước về
Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với ba bạn khách mời Phương Dung, Lê Đông và Minh Phúc.
Chân
Như: Khi còn đi học, các bạn được dạy những gì về Việt Nam Cộng hòa ? Cho
đến nay, các bạn có suy nghĩ gì về những thứ được dạy đó ?
Phương
Dung: Khi còn đi học thì ở trường họ dạy em chế độ VNCH là bán nước theo Mỹ
Ngụy. Họ bảo chế độ ông Ngô Đình Diệm là dã man man rợ là lê máy chém đi khắp
miền Nam,
chém giết rất nhiều người Việt. Cho đến khi em lên mạng đọc thông tin biết được
sự thật thì cảm thấy thất vọng và không hiểu tại sao họ lại có thể lừa dối lịch
sử như vậy. Sau quá trình tìm hiểu thì em thấy chế độ VNCH không như những gì
mà em đã từng học trong sách vở, có nhiều điều em không được học trong sách em
thấy hơi bị thất vọng.
Minh
Phúc: Hồi xưa em rất thích học môn lịch sử vì bản thân mình là người yêu nước
nên rất yêu những gì đất nước đã từng làm được. Theo những gì em nhớ
trong đầu, hồi xưa, phần lịch sử họ dạy tất cả những ngày lễ trong năm như 30-4
hay 2-9…. Họ cho học sinh nghe lại vấn đề như: chính quyền miền Nam ngày xưa là
chính quyền Mỹ ngụy, làm tay sai bán nước cho Mỹ, là chính quyền bù nhìn. Sau
khi tìm hiểu từ internet và những người xung quanh cũng như bạn bè thì em biết
VNCH thực sự là một đất nước chủ thể; Một đất nước còn dân chủ hơn cả ngoài Bắc
Việt Nam
nữa.
Lê
Đông: Cho đến ngày hôm nay, dù em sinh sau 1975 hoàn toàn không biết gì về
VNCH nhưng em đủ lớn để nhận thức được những gì xảy ra với xã hội VN mình đang
sống dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Đặc biệt với hệ thống giáo dục, truyền
thông và báo chí khiến em suy nghĩ và cảm thấy thật kinh khủng khi đảng CSVN đã
vận dụng triệt để lối tuyên truyền là tất cả người dân Việt Nam hãy yêu, hãy sống
cống hiến cho đảng, cho lý tưởng Hồ Chí Minh từ mọi cấp bậc kể cả mẫu
giáo. Và song song với nó là những gì đi ngược lại với những tuyên truyền
đó là phản động là kẻ thù. Có thể nói mọi sách báo truyền thông hay những
kiến thức mà em được nghe, đọc, và học thì chế độ VNCH là một chế độ tay
sai của Mỹ, là chế độ phản động của mọi thời đại, là chế độ của những con người
tàn bạo độc ác như giết dân, ăn thịt dân, giống như những con quỷ khát
máu. Và dân tộc Việt Nam nhờ chính nghĩa là ĐCSVN với ánh sáng HCM soi rọi
đã tiêu diệt những con quỷ VNCH để bắt thế hệ sau phải nhớ công lao to lớn mà
ra sức phục vụ cho chế độ ĐCSVN này. Chính vì cái lối tuyên truyền giáo dục đó
đã hằn sâu vào rất nhiều thế hệ về sự độc ác của chế độ VNCH. Có những sự kiện
không đúng và không thật.
Chân
Như: Cho đến nay, quan điểm, suy nghĩ của bạn về Việt Nam Cộng hòa có thay
đổi gì hay không ? Nếu có thay đổi, thì do đâu ?
Minh
Phúc: Ngày xưa ở trường hoặc trên TV hoặc trên báo người ta cũng miệt thị
về VNCH. Em nghe vậy thôi cũng không phản ứng nhiều. Khi em học cấp 1, cấp
2 mỗi năm được trường dẫn đi thăm những viện bảo tàng chiến tranh rồi bảo
tàng HCM cũng đều nêu những tội ác của Mỹ ngụy hồi xưa. Nói chung mình cảm
thấy hơi kỳ kỳ tại vì sao chỉ đưa có 1 bên mình- phải nghe hết 2 bên. Hồi xưa
suy luận của em là vậy. Cũng nhờ tìm hiểu trên internet cái suy nghĩ nó thay đổi
hơn. Nói chung em không miệt thị bên CS nhưng thật sự khi biết được sự thật
mình cảm thấy bị shock tại vì bất cứ ai cũng vậy đều ghét cái sự dối trá, mình
rất là tức, nhiều lúc xem lại tin tức ngày xưa mình hơi bị tức cực đỉnh luôn.
Phương
Dung: Lúc nhỏ khi em đọc những thông tin về VNCH về chế độ ngày xưa, khi
nghe tuyên truyền như vậy thật sự lúc đó còn nhỏ chưa hiểu biết được nhiều, khi
nghe như thế cũng hơi bức xúc- Tại sao người Việt với người việt mà chế độ VNCH
họ lại ác như vậy, họ lại hành xử với nhau như vậy. Sau khi em tìm hiểu
trên internet thì em biết được sự thật thì em cũng cảm thấy rất tức, vì mình bị
dối trá. Bản thân em, em cũng rất ghét những điều dối trá và em đều mong
muốn là những gì mình học trong lịch sử đều là sự thật. Đến nay suy nghĩ
của em về VNCH đã thay đổi rất nhiều. Đối với em VNCH cũng là 1 quốc gia cũng
là người Việt, những người lính VNCH xưa, những người yêu nước. Họ sống theo lý
tưởng của riêng họ cũng giống như những người cộng sản sống theo lý tưởng riêng
của người cộng sản. Chỉ có khác là mỗi chế độ và lý tưởng ở 2 miền khác nhau dẫn
đến nội chiến 2 miền, mà người ta thường hay gọi là cuộc chiến huynh đệ tương
tàn. Đối với em cuộc chiến giữa VNCH và phe cộng sản Bắc việt là 1 cuộc chiến
giữa 2 lý tưởng khác nhau chứ ko phải chiến tranh cứu nước như họ tuyên truyền
gì cả. Em có những thay đổi nhận thức này là do sự tìm hiểu trên internet.
Sau
khi em tìm hiểu trên internet thì em biết được sự thật thì em cũng cảm thấy rất
tức, vì mình bị dối trá. Bản thân em, em cũng rất ghét những điều dối trá và em
đều mong muốn là những gì mình học trong lịch sử đều là sự thật
Lê
Đông: Cũng như hai bạn thôi em cũng có những thay đổi khá nhiều. Dĩ nhiên,
sự thay đổi này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như nhờ internet, nhờ tiếp xúc với
những con người VNCH hiện tại trong nước. Và đặc biệt nữa là hiện tình đất nước
của VN ngày hôm nay dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN có sự nhiễu nhương, có gì đó bất
ổn nên đã khiến em suy nghĩ rất nhiều về những chính sách và đường lối của
ĐCS. Dưới con mắt em thì VNCH không như ĐCSVN tuyên truyền ngày trước. Họ
cũng là một chính thể được công nhận rõ ràng. Và họ cũng không phải là độc
ác ăn thịt dân như những gì sách báo hay những bịa đặt mà em học trước
kia. Trong chính thể hiện tại thì họ là kẻ thất bại nên bị những kẻ chiến
thắng đã vẽ đen. Do vậy, họ là nạn nhân và họ đáng cần được cái nhìn khách
quan, trung thực hơn trong thời đại công nghệ internet ngày nay.
Chân
Như: Các bạn đã bao giờ thử so sánh Việt Nam Cộng hòa với Chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ngoài Bắc trước 1975 và CHXHCN Việt Nam ngày nay hay chưa
?Nếu rồi thì các bạn thấy sự khác nhau thế nào ?
Lê
Đông: Nếu đặt thời điểm hiện tại của chính quyền DCCH thì nó khác rất nhiều.
Đơn cử như miền Nam
trước năm 75 dưới chế độ của VNCH có một nền kinh tế, khoa học, giáo dục rất
phát triển. Và em thấy mơ ước của chính quyền hiện tại đang muốn có đó là
giáo dục được miễn phí, y tế được miễn phí; Những thành quả, những tài năng của
mình được phục vụ một cách xứng đáng. Ngay từ thời điểm đó thì VNCH đã
xây dựng lên một miền Nam đáng tự hào, thì đến ngày hôm nay phải nói rằng rất
đáng khen và rất tự hào hơn những gì mà CHXHCN ngày nay làm và đang vẽ xấu họ
(VNCH).
Minh
Phúc: Nhiều lần em cũng có thử so sánh giữa chính quyền VNDCCH ngoài Bắc
trước 1975 với CNXHVN ngày nay với VNCH cũng như lúc nãy bạn Đông có nói. Ngày
xưa chính bà nội em, ông nội, ông ngoại cũng đã từng nói ngày xưa học sinh đi học
không bị đóng tiền, nhiều khi được phát sữa uống mỗi sáng. Nhiều khi nhà
một người đi làm là đủ nuôi cả nhà. Bây giờ thật sự (mà nói em mà có nói
gian nửa lời thì xách súng bắn em cũng được. Em thề vậy luôn) cả gia đình 3 người
đi làm hết mà có nhiều người không đủ ăn. Rồi xã hội ngày nay không chú ý
đến đạo đức của con người, đạo đức đi xuống rất trầm trọng. Đơn giản thôi, cái
gì cũng tiền hết. Mình vô bệnh viện khám bệnh hoặc là mình cấp cứu mà
không có tiền, lạng quạng chết như chơi. Cách đây vài năm em bị tai nạn
giao thông vô bệnh viện gia đình chưa đóng tiền kịp mình nằm đau đớn đợi cũng
lâu, khi đóng tiền xong phải đút túi luồng tay này nọ. Bây giờ đi mua bán
xe hay mua bán nhà đất cái giống gì cũng tiền với tiền. Họ không chú trọng cái
tình người hay đạo đức như hồi xưa. Em bây giờ chỉ ước muốn cái đạo đức con người
VN nó đỡ hơn bây giờ là em cũng cảm thấy mừng. Cũng như ông Lý Quang Diệu, thủ
tướng Singapore hồi trước
cũng chỉ mong là biết bao giờ Singapore
mới bằng được VNCH của mình ngày xưa vậy thôi.
Phương
Dung: Em chỉ có thể so sánh chiến tranh giữa VNCH và chính quyền VNDCCH
ngày xưa cũng giống như chiến tranh giữa Bắc Hàn và Nam Hàn ngày xưa thôi. Một
bên là theo chế độ chủ nghĩa tư bản có đồng minh là Mỹ và các quốc gia phương
Tây. Một bên là theo chủ nghĩa cộng sản. Một bên thì giàu có, phát triển
dân chủ tự do. Một bên là chịu sự tuyên truyền của nhà nước nghèo đói và lạc hậu.
Chân
Như: Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt được 40 năm, các bạn có suy nghĩ gì
về những người lính quân lực Việt Nam Cộng hòa khi xưa, đặc biệt là những người
lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 ?
Phương
Dung: Em nghĩ những người lính VNCH xưa cũng là những người yêu nước.
Họ chiến đấu hết mình để bảo vệ lãnh thổ và lý tưởng của họ. Em thấy thật bất
công khi người ta lại nói lính VNCH là ngụy, là bán nước trong khi họ cũng là
những anh hùng thật sự trong cuộc chiến bảo vệ đất nước giống như cuộc
chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 chẳng hạn.
Bất
cứ người lính bên nào cũng vậy cần được nhớ, cần được tri ân. Cũng như một câu
hát ngày xưa của nhạc sĩ Trịnh Nam Ngân “rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia kín
trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn, xin cám ơn người
nằm xuống
Lê
Đông: Đối với em không riêng những người lính đã ngã xuống vì Hoàng Sa hay
bất cứ ngã xuống vì một công cụôc bảo vệ tố quốc. Những con người đó phải
được tri ân và ghi danh. Nhưng thực tế chế độ hiện tại đã không công bằng
với những người lính VNCH. Ngay cả buổi tưởng niệm về họ nằm xuống vì
Hoàng Sa năm 1974 hầu như ở trong nước đều cho là nhạy cảm và không được phép
vinh danh. May mắn là sau những mâu thuẫn căng thẳng trên biển đông giữa
VN và TQ và sự phát triển của internet, trong nước đã có những con người cổ vũ
cho một nền dân chủ trong nước hơn thì họ đã phần nào đã tri ân những con người
VNCH này và chế độ hiện tại cũng nới lỏng một phần nào để công bằng với họ hơn.
Minh
Phúc: em cũng xin tóm tắt lại ý của em. Những người lính VNCH khi xưa
đơn giản họ cũng chỉ là con người VN bình thường. Họ ra đi vì lý tưởng thiêng
liêng cao cả của tổ quốc lúc đó. Em cũng xin nói thêm ở Bình An, Bình Dương
có một nghĩa trang gọi là nghĩa trang nhân dân xã Bình An khi xưa là nghĩa
trang quân đội Biên Hòa. Em cũng biết cách đây khoảng trừng 1-2 năm gì đó
đại sứ quán Mỹ có xuống họ cũng có chỉnh sửa này nọ. Thật sự đừng nhìn những gì
họ làm hào nhoáng bên ngoài, họ sửa chữa bên ngoài thôi còn phía bên
trong có nhiều ngôi mộ phải nói là đã mất bia, rồi khi mưa xuống phần mộ của người
lính VNCH muốn trôi đi hết. Thỉnh thoảng, em cũng một năm vô 1-2 lần để
em thăm viếng đốt nhang cho họ. Bất cứ người lính bên nào cũng vậy cần được
nhớ, cần được tri ân. Cũng như một câu hát ngày xưa của nhạc sĩ Trịnh Nam Ngân
“rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia kín trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó đang
say ngủ yên, xin cám ơn, xin cám ơn người nằm xuống.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen