VRNs (04.04.2015) –
“Quý TPB VNCH yếu liệt và gia đình ở vùng sâu vùng xa không thể về Sài
Gòn (SG) họp mặt hoặc tham dự các đợt thăm khám sức khỏe” là nỗi trăn
trở của Quý cha Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT). Làm sao để những ông này không
bị thua thiệt so với những ông TPB VNCH khác còn có điều kiện để tham
dự các sinh hoạt chung. Các cha DCCT xây dựng một chương trình viếng
thăm các ông.
Càng
ở vùng sâu vùng xa hoàn cảnh của quý ông càng bi đát. Bi đát do thương
tật, bi đát do nghèo túng, bi đát do sự phân biệt đối xử khắc nghiệt của
những nhà cầm quyền địa phương xa. Càng xa thành phố, người ta càng dễ
dàng bao vây và phân biệt đối xử với các ông. Vì thế, những cuộc viếng
thăm phải được thực hiện một cách nhanh chóng và bất ngờ, để thoát khỏi
sự đeo bám của những nhân viên an ninh.
Ông TPB Võ Văn Ưu sống ở Chợ Mới, An Giang
Ông TPB Đỗ Văn Quận sống ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Chuyến
đi được giữ khá kín đáo, những liên lạc bằng điện thoại chỉ được thực
hiện khi Đoàn viếng thăm tiếp cận sát địa chỉ, vì thế những cuộc viếng
thăm bất ngờ này mang lại cho người viếng thăm và người được viếng thăm
nhiều cảm xúc. Các ông TPB VNCH hoàn toàn không thể ngờ rằng các cha và
những anh chị em thiện nguyện lại có thể đặt chân đến những nơi trú ngụ
hết sức khiêm tốn của mình.
Phần
chúng tôi -Đoàn viếng thăm thực hiện một chuyến đi đường dài thật vất
vả. Đường xa đã đành, địa phương xa lạ, những thông tin có được qua các
chi tiết ghi danh của các ông có khi không chính xác. Chỉ cần sai một
lỗi chính tả tên của địa phương, hoặc sai một con số trong chuỗi số điện
thoại của các ông, cũng đủ hành chúng tôi ít là một buổi vật vã với
nắng nôi và bụi đường.
Khi
đã bắt liên lạc được với các ông qua điện thoại, đa phần các ông hướng
dẫn chúng tôi một cách hết sức sai lệch, chi tiết này cũng được tiếp tục
đóng góp vào việc quần thảo chúng tôi thêm một thời gian nữa. Khi gặp
rồi, chúng tôi mới hiểu rằng, với một hoàn cảnh như các ông, hơn 40 năm
rồi, kể từ ngày thương tật, nhiều ông hoàn toàn không thể ra khỏi nơi cư
ngụ sâu tít sau những nương ruộng, hoặc những con hẻm hun hút, những
bãi rác hoang tàn thay đổi từng ngày. Hình ảnh của những con đường hơn
40 trước trong trí các ông khi hướng dẫn đã khiến chúng tôi không khỏi
bật cười trên những khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi vì nó không thực một tí
nào cả.
Nhưng đã nguyện với nhau, dù vất vả mấy chúng tôi vẫn phải đi thăm các ông, được người nào hay người ấy, nhất là trong Mùa Chay.
Thăm quý ông tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chúng
tôi khởi sự chuyến viếng thăm các ông TPB VNCH bằng chuyến đi đến tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu. Chúng tôi cố gắng tính toán thế nào để đường đi được
thuận lợi nhất và tốc độ viếng thăm nhanh nhất.
Ngày
đầu tiên, chúng tôi thăm ông TPB Lê Văn Mười, sinh năm 1946, 69 tuổi,
thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ông bị thương vào năm 1968, mất một con mắt và
nhiều thương tích trên cơ thể. Hôn nhân của ông sau ngày bị thương tật
được thực hiện bởi chính trái tim của người phụ nữ chung trinh, bất chấp
những khó khăn bên người chồng tật nguyền. Chúng tôi nghiêng mình bái
phục người bạn đời của ông khi gặp gỡ bà hôm đó.
Sau
1975, gia đình ông cư ngụ trong một túp lều nhỏ tại một vùng quê nghèo
xa xôi của huyện Xuyên Mộc để trồng trọt, chăn nuôi và sinh dưỡng những
đứa con của ông bà nên người. Túp lều nhỏ năm xưa, nay đã trở thành một
ngôi nhà cấp 4 giản dị, đơn sơ do chính mồ hôi nước mắt của ông bà gầy
dựng. Hiện nay, sức khỏe ông suy kiệt do bị suyễn và phổi, đi lại khó
khăn, mọi sự vẫn là người phụ nữ chung trinh ấy lo liệu.
Cả
hai ông bà không giấu được sự xúc động trước sự viếng thăm bất ngờ của
chúng tôi, bà đã sụt sùi suốt buổi nói chuyện và ông bày tỏ sự vui mừng.
Ông nói, cuộc viếng thăm như một liều thuốc bổ tiếp sức cho ông sống
những ngày còn lại. Các cha đã gửi lại một phong bì 1.000.000 đồng (quà
chung cho mọi người TPB VNCH). Cùng với phong bì này, chúng tôi nhận
được những thùng hàng do Đài Little Sài Gòn, Hoa Kỳ – Chương trình Cà
Phê Sáng quyên góp gửi về. Chúng tôi chia thành những gói quà nhỏ để mỗi
ông có thể nhận lãnh một gói quà.
Cũng
trong huyện Xuyên Mộc, chúng tôi tìm đến nhà ông TPB Lê Trọng Phượng,
sinh năm 1938, 77 tuổi. Ông phục vụ trong Tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính
trị. Bị thương ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong trận chiến Mùa
hè Đỏ lửa năm 1972. Ông cụt mất một chân. Gia đình ông được ba người con
và đang sống với người con trai. Hiện nay, ông đang điều trị bệnh thiếu
máu cơ tim và sức khỏe của ông không được tốt.
Ông
Phượng bật khóc khi quý cha đến thăm, cũng như các TPB khác ông được
nhận một phần quà (trước đây ông đã nhận được 1.000.000 đồng quà chung
cho mọi quý ông). Ông mếu máo khóc và nói: “Từ khi bị thương khổ lắm.
Hôm nay, được quý cha đến thăm, tôi như sống lại vậy. Tôi chỉ biết cám
ơn quý cha đã thăm tôi và quý ân nhân cho tôi quà. Tôi chẳng sống được
bao lâu nữa nhưng tình cảm này tôi trân quý lắm.”
Khi
đang trò chuyện với ông Phượng thì có ông TPB khác tên là Trần Hưởng,
sinh năm 1941, 74 tuổi, thuộc Địa phương quân, Tiểu khu Phước Tuy. Ông
là bạn thân của ông Phượng và bất ngờ đến thăm ông. Ông Hưởng bị thương
vào năm 1969, do đạp phải mìn, mất ngón chân cái bên chân phải và bị
thương tật, ông không thể đi bằng lòng bàn chân mà phải đi bằng mép bàn
chân, khiến cho việc đi lại của ông gặp nhiều khó khăn. Tuy đã lớn tuổi
nhưng ông vẫn còn phải phụ người con trai làm rẫy, đi nhặt trái điều… để
tự nuôi sống bản thân. Chúng tôi có dịp được thăm thêm một người TPB
khác ngoài danh sách dự định. Cùng với lời thăm hỏi, các cha gửi cho ông
một phần quà.
Vượt
qua hơn 30 cây số từ nhà ông Phượng, chúng tôi đến thăm ông TPB Dương
Hiền, sinh năm 1954, 61 tuổi, thuộc Binh chủng Nhảy dù. Ngồi trong căn
nhà lụp xụp nóng nực với người mẹ già 83 tuổi, chúng tôi không ngăn được
nước mắt khi ông được tin từ xa về gặp chúng tôi. Một người đàn ông mù
cả hai mắt, cụt cả hai chân hơn 40 năm qua, hình thể của ông không giấu
được nét đẹp điển trai và vạm vỡ của một thời trai trẻ. Con người ấy đã
đi qua 43 năm trong tăm tối, trong tật nguyền cùng với sự chịu đựng hy
sinh của người mẹ mà ngày ông bị thương người phụ nữ ấy mới chỉ 40 tuổi.
43 năm, bà lặng lẽ chấp nhận thân phận bên người con thân yêu, cũng vẫn
chấp nhận thân phận tật nguyền của mình, mà vui sống.
Ông
bị thương vào năm 1972, trái lựu đạn oan nghiệt đã làm cho ông mù cả
hai mắt, cụt hai chân, cùng nhiều vết thương trên cơ thể. Ông sống độc
thân với mẹ già trong căn nhà bốn vách làm bằng gỗ, mái lợp tôn, hừng
hực nóng dưới cái nắng của miền cát trắng. Người mẹ già mỗi ngày với tấm
lưng gầy còm kiếm cơm trên mảnh vườn nhỏ nho được trồng một tí rau củ
quả và nuôi vài con vịt, con gà để có lương thực dùng đủ. Riêng ông sống
bằng nghề ‘ru võng’. Ông Hiền hài hước chia sẻ: “Lúc nhỏ, người ta thuê
tui ru võng, lớn lên nó chạy mất, tui thất nghiệp”.
Sau
khi để lại một phần quà, chúng tôi rời địa chỉ này với một cảm giác
bâng khuâng khó tả. Chiến tranh đã gây ra những mảnh đời quá bất hạnh,
những mảnh đời ấy cứ âm thầm chôn vùi mà mấy ai biết đến, hình ảnh của
người mẹ suốt cả một cuộc đời lam lũ âm thầm hy sinh cho đứa con thân
yêu của mình, cứ đeo đuổi chúng tôi trên đoạn đường kế tiếp và vào cả
giấc ngủ đêm ấy với giai điệu nhẹ nhàng êm đềm nhưng vô cùng tha thiết:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…”.
Quá
mệt mỏi vì là ngày đầu tiên chưa nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên mới chỉ
một ngày chúng tôi đã tích lũy được một cách giàu có những tình cảm yêu
thương.
Xin mời quý vị xem video tại đây.
Pv.VRNs
Ảnh: Phạm Đức Hiệp
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen