Tôi ít có dịp được gặp Bùi Hằng, nhưng mỗi lần gặp, chị đều để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.Một lần gặp chị là cũng lần đầu tiên gặp Người Buôn Gió. Lần đó cách đây 3 năm, nghe tin Người Buôn Gió đưa Tí Hớn vào Sài Gòn nghỉ hè, tôi ra ga xe lửa Hòa Hưng đón hai cha con. Đến nơi đã thấy Bùi Hằng và một người cháu từ Vũng Tàu lên từ lúc nào, ngồi đợi cùng cha con Gió. Tôi đưa cả nhà về khách sạn trên đường Lê Văn Sĩ. Tí Hớn bị sốt và rất mệt vì đi đường dài. Sau khi Tí Hớn nghỉ ngơi và có người trông coi, tôi mời Hằng và Gió đến một nhà hàng gần đó để ăn sáng và chuyện trò. Bùi Hằng cũng rất muốn đi nhưng cứ loay hoay bên cạnh Tí Hớn như không muốn dứt ra. Cuối cùng Bùi Hằng bảo tôi với Gió cứ đi để chuyện trò với nhau vì là lần đầu mới gặp, còn chị phải ở lại khách sạn chăm lo cho Tí, nó đang sốt, chị không thể nào đành lòng bỏ nó nằm ở đó mà không có chị. Nhìn cái ánh mắt vừa lo lắng vừa âu yếm, nhìn từng cái vút ve trìu mến, nhìn cách chị oay hoay bên Tí Hớn tôi nghĩ rằng sự quan tâm lo lắng của người mẹ ruột cho đứa con cưng của mình cũng chỉ đến mức đó là cùng.
Sau một hai ngày ở SG, Bùi Hằng mang hai bố con Gió về Vũng Tàu, nuôi nấng và cung phụng như cha con ông hoàng mà mỗi lần nhìn hình Gió đưa lên khoe trên facebook tôi không khỏi phát thèm. Bùi Hằng tình cảm và nghĩa khí với anh em như vậy đó.
Một lần nữa, vào năm ngoái, tôi gặp lại Bùi Hằng cũng là lần đầu tiên
tôi gặp Nguyễn Tường Thụy và Trương Văn Dũng. Hồi đó anh em các nơi kéo
về Sài Gòn để đi thăm Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật
Uy trước ngày cả ba ra tòa. Tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, mọi người tập
trung rất đông để hàn huyên trò chuyện với Nguyễn Tường Thụy- anh từ Hà
Nội mới vừa đáp máy bay vào. Chúng tôi ngồi bàn chuyện ngày mai đi nhà
tù Long An thăm viếng Uyên – Kha- Uy thế nào, rồi đến ngày kế tiếp đi dự
phiên tòa xét xử các em ra sao. Đang lúc cao trào thì thấy một đôi
trung niên nam nữ, ba lô nặng trĩu trên lưng, áo quần phong trần bụi
đường bước vào. Đó là Bùi Hằng và “Tráng sĩ Hà thành” Trương Dũng. Bùi
Hằng không nói rõ nhưng tôi
loáng thoáng nghe được trong lúc nói chuyện là cả hai từ một huyện ở
Bình Phước mới về. Câu chuyện đi thăm Uyên- Kha- Uy lại tiếp tục, thì
tôi bị bất ngờ khi nghe Bùi Hằng và Trương Dũng không có trong đoàn ngày
mai đi thăm tù. Cả hai nói rằng họ ghé về để chào hỏi Tường Thụy rồi
lát nữa phải đi liền. Tôi tò mò hỏi đi đâu mà gấp. Vì giữa chỗ đông
người nên Bùi Hằng trả lời lớt phớt: “Một tỉnh ở miền Tây xa lắm anh ơi.
Bọn em ngày mai không đi thăm các em được, nhưng chắc chắn sáng ngày
mốt sẽ về có mặt trước tòa án Long An cùng các bạn”. Lê Quốc Quyết ngồi
cạnh nói nhỏ với tôi: “Bà ấy đi theo tiếng gọi của dân oan đấy. Nơi nào
kêu cứu là có mặt ngay. Mới đi về lại đi tiếp”
Giữ đúng lời hứa, vào sáng ngày xử án Uyên Kha, chúng tôi đang đứng tập trung đấu tranh ôn hòa trước sự đàn áp và bắt bớ của công an với một số anh chị em (Thụy Nga, Kha Lương Ngãi…) đến dự phiên tòa trước cổng tòa án thì bổng đâu Bùi Hằng và “tráng sĩ Hà thành” Trương Dũng lù lù xuất hiện. Sương gió bụi đường còn đọng trên vai, nhưng Trương Dũng và Bùi Hằng nhập cuộc ngay. Tráng sĩ đặt ba lô trên lưng xuống, rút liền máy ảnh ra chụp lia lịa cảnh bắt bớ và chụp ngay vào mặt một số công an chìm đang quay phim và chụp hình anh. Bùi Hằng thì đứng chống nạnh, thao thao bất tuyệt, to tiếng giảng giải luật pháp cho công an nghe. Ngay sau đó thì Trương Dũng bị đám đông công an vật xuống đường rồi khiêng lên xe, còn Bùi hằng vẫn như một nữ tướng, uy nghiêm đứng nhìn trừng trừng vào đám đông công an, vừa hô to khẩu hiệu phản đối vừa tiếp tục giảng giải luật pháp mà không ai dám đụng đến chị.
Bắt đầu từ đó đến chiều, không khí của đoàn người đến dư phiên tòa trở nên sôi động hẳn lên. Với nguồn cảm hứng lan truyền từ Bùi Hằng, đoàn người chúng tôi chuyển biến thành cuộc biểu tình diễn hành khắp các đường phố của Tân An, trước sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của lực lượng công quyền cũng như đồng bào tại đây.
Giữ đúng lời hứa, vào sáng ngày xử án Uyên Kha, chúng tôi đang đứng tập trung đấu tranh ôn hòa trước sự đàn áp và bắt bớ của công an với một số anh chị em (Thụy Nga, Kha Lương Ngãi…) đến dự phiên tòa trước cổng tòa án thì bổng đâu Bùi Hằng và “tráng sĩ Hà thành” Trương Dũng lù lù xuất hiện. Sương gió bụi đường còn đọng trên vai, nhưng Trương Dũng và Bùi Hằng nhập cuộc ngay. Tráng sĩ đặt ba lô trên lưng xuống, rút liền máy ảnh ra chụp lia lịa cảnh bắt bớ và chụp ngay vào mặt một số công an chìm đang quay phim và chụp hình anh. Bùi Hằng thì đứng chống nạnh, thao thao bất tuyệt, to tiếng giảng giải luật pháp cho công an nghe. Ngay sau đó thì Trương Dũng bị đám đông công an vật xuống đường rồi khiêng lên xe, còn Bùi hằng vẫn như một nữ tướng, uy nghiêm đứng nhìn trừng trừng vào đám đông công an, vừa hô to khẩu hiệu phản đối vừa tiếp tục giảng giải luật pháp mà không ai dám đụng đến chị.
Bắt đầu từ đó đến chiều, không khí của đoàn người đến dư phiên tòa trở nên sôi động hẳn lên. Với nguồn cảm hứng lan truyền từ Bùi Hằng, đoàn người chúng tôi chuyển biến thành cuộc biểu tình diễn hành khắp các đường phố của Tân An, trước sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của lực lượng công quyền cũng như đồng bào tại đây.
Sau
đó thì như mọi người đã biết, đoàn người biểu tình thắng lợi đón Phương
Uyên ra khỏi nhà tù và rước về Sài Gòn. Tiệc mừng bất ngờ được mở ra
từng bừng tại sân sau nhà thờ DCCT với sự tham dự của đông đảo anh chị
em khắp mọi tầng lớp kéo đến.
Tiệc được dọn ra, tôi còn quá vui chia sẻ với mọi người, chưa kịp vào ăn thì Bùi Hằng đến bên tôi nói: Anh đi với em qua quận 4. Tôi hỏi: Làm gì? Bùi Hằng nói: Giải vây cho Nguyễn Bắc Truyền, anh ấy mới bị tù ra, đang tạm trú tại quận 4 thì bị công an giả dạng côn đồ đến vây quanh nhà, không cho đi đâu.
Tôi phần thì còn ham vui, phần thì lúc đó chưa biết Truyền là ai và hơn nữa cũng cần chút thời gian viết bài về phiên tòa Uyên Kha chứ để đến ngày mai thì nguội mất nên từ chối. Thế là Hằng cùng ai đó phóng đi ngay, mặc dù cả ngày ở Long An, mới vừa về chưa kịp tắm táp và thay quần áo.
Sáng hôm sau đọc trên mạng nghe tin Bùi Hằng trong đêm đó đã giải cứu được Nguyễn Bắc Truyền đưa về một khách sạn ở đường Phạm Ngũ lão quận 1. Sau đó thì khách sạn cũng bị vây, rồi côn đồ xông vào hành hung Bắc Truyền và Bùi Hằng khi cả hai định rời khách sạn đón xe về Vũng Tàu. Kỳ kéo cho đến trưa, Bùi Hằng cũng phá vây đưa được Bắc Truyền về đến nhà chị ở Vũng Tàu.
Đó là những chuyện về Bùi Hằng mà tôi trực tiếp chứng kiến. Còn những chuyện nghĩa khí khác của chị thì nghe mọi người kể hoài không hết. E rằng một cuốn sách dày viết về những chuyện của chị cũng không đủ.
Như chuyện mới đây nhất chị cưu mang hai anh em tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí và Huỳnh Anh Tú. Hai anh vừa ra tù, bị xách nhiễu không chốn nương thân, lang thang giữa Sài Gòn chưa biết về đâu…Bùi Hằng từ Vũng Tàu lên mời hai anh về nhà tá túc, nuôi dưỡng. Trong khi đó như chúng ta đã biết, anh Huỳnh Anh Trí đang bị AIDS giai đoạn cuối. Sau khi Bùi Hằng bị bắt ở Đồng Tháp, anh Trí đã qua đời.
Tiệc được dọn ra, tôi còn quá vui chia sẻ với mọi người, chưa kịp vào ăn thì Bùi Hằng đến bên tôi nói: Anh đi với em qua quận 4. Tôi hỏi: Làm gì? Bùi Hằng nói: Giải vây cho Nguyễn Bắc Truyền, anh ấy mới bị tù ra, đang tạm trú tại quận 4 thì bị công an giả dạng côn đồ đến vây quanh nhà, không cho đi đâu.
Tôi phần thì còn ham vui, phần thì lúc đó chưa biết Truyền là ai và hơn nữa cũng cần chút thời gian viết bài về phiên tòa Uyên Kha chứ để đến ngày mai thì nguội mất nên từ chối. Thế là Hằng cùng ai đó phóng đi ngay, mặc dù cả ngày ở Long An, mới vừa về chưa kịp tắm táp và thay quần áo.
Sáng hôm sau đọc trên mạng nghe tin Bùi Hằng trong đêm đó đã giải cứu được Nguyễn Bắc Truyền đưa về một khách sạn ở đường Phạm Ngũ lão quận 1. Sau đó thì khách sạn cũng bị vây, rồi côn đồ xông vào hành hung Bắc Truyền và Bùi Hằng khi cả hai định rời khách sạn đón xe về Vũng Tàu. Kỳ kéo cho đến trưa, Bùi Hằng cũng phá vây đưa được Bắc Truyền về đến nhà chị ở Vũng Tàu.
Đó là những chuyện về Bùi Hằng mà tôi trực tiếp chứng kiến. Còn những chuyện nghĩa khí khác của chị thì nghe mọi người kể hoài không hết. E rằng một cuốn sách dày viết về những chuyện của chị cũng không đủ.
Như chuyện mới đây nhất chị cưu mang hai anh em tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí và Huỳnh Anh Tú. Hai anh vừa ra tù, bị xách nhiễu không chốn nương thân, lang thang giữa Sài Gòn chưa biết về đâu…Bùi Hằng từ Vũng Tàu lên mời hai anh về nhà tá túc, nuôi dưỡng. Trong khi đó như chúng ta đã biết, anh Huỳnh Anh Trí đang bị AIDS giai đoạn cuối. Sau khi Bùi Hằng bị bắt ở Đồng Tháp, anh Trí đã qua đời.
Ngày
26.8 tới đây phiên tòa mà tôi cho rằng rất sai trái xét xử Bùi Hằng sẽ
diễn ra tại Cao Lãnh- Đồng tháp. Phiên tòa chưa chuyển động, mà dường
như tinh thần của Bùi Hằng từ trong tù đang vận động. Một làn sóng từ
Đồng Tháp đang truyền ra và lan đi khắp nhiều nơi trên đất nước nầy. Làn
sóng ấy cũng vượt ra khỏi biên giới lan tỏa đến tận Bắc Mỹ, Châu Âu,
Châu Úc…lan tỏa đến những nơi mà chị chưa từng đặt chân đến.
Phiên tòa bỏ túi sắp đến có thể theo lệnh trên giam Bùi Hằng vài năm, năm năm hay cả chục năm cũng không quan trọng đối với một người đấu tranh kiên cường bất khuất như Bùi Hằng.
Người ta có thể giam cầm thân xác chị trong nhà tù, nhưng tinh thần Bùi Hằng thì không gông cùm nào giam nỗi. Tinh thần đó đang lan tỏa và đang lay chuyển khắp mọi nơi.
Phiên tòa bỏ túi sắp đến có thể theo lệnh trên giam Bùi Hằng vài năm, năm năm hay cả chục năm cũng không quan trọng đối với một người đấu tranh kiên cường bất khuất như Bùi Hằng.
Người ta có thể giam cầm thân xác chị trong nhà tù, nhưng tinh thần Bùi Hằng thì không gông cùm nào giam nỗi. Tinh thần đó đang lan tỏa và đang lay chuyển khắp mọi nơi.
Blog Huynh Ngoc Chenh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen