Freitag, 26. September 2014

TRỞ VỀ SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG!


 

Hội nghị Ngoại giao Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN khai mạc ngày 8-8 vừa qua tại thủ đô Miến Điện, có các nước liên hệ tham dự: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bắc Hàn, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Trung Cộng. Trước một ngày, ngoại trưởng 3 nước Phi Luật Tân, Mã Lai và Việt Nam họp riêng. TT Thein Sein rất khôn khéo cùng ngoại trưởng Miến đến chào mừng. Ba nước Việt - Mã - Phi họp riêng đi tới đồng thuận một lập trường về Biển Đông để đối phó với TC. NT John Kerry, dành 2 ngày cho hội nghị. Ngày 9-8, ông họp riêng với NT Việt Nam Phạm Bình Minh. Ông Kerry đầy lạc quan, "tươi ơi là tươi" vỗ vai PBM, tuyên bố: Quan hệ Việt Mỹ càng ngày càng phát triển hơn nữa. Tuy nước chủ nhà Miến Điện đã nói rõ: Miến Điện giữ vai trò trung lập (trong vấn đề Biển Đông) - theo AFP, ông Thein Sein rất vồn vã với 2 ngoại trưởng Mỹ, Nhật và đồng nghiệp ASEAN - nhưng rõ ràng người ta cảm thấy TT Thein Sein giữ một khoảng cách với NT Vương Nghị của TC (distance from...). Nhận xét chung, NT Vương Nghị và phái đoàn TC lạc lõng giữa các đồng nghiệp ASEAN, Mỹ và Úc. Kể cả Bắc Hàn cũng không còn thắm thiết mặn mà với đại đồng chí đàn anh Bắc Kinh!

Qua hội nghị này, rõ rệt 2 ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã gắn bó với ASEAN, một thị trường 620 triệu dân, dường như đang tách dần TC. Cũng là do Bắc Kinh đã quá kiêu căng, ngoài vụ giàn khoan HD 981 rút trước thời hạn một tháng, TC lại tuyên bố "bản đồ dọc" mới, 9 đoạn tăng lên 10, chiếm 90% Biển Đông, tự Bắc Kinh đã đẩy ASEAN bám chặt vào Mỹ - Nhật, tự Bắc Kinh đã vạch áo cho ASEAN nhìn rõ cái mạnh cái yếu của Bắc Kinh, chi bằng bám vào Mỹ lúc này là thượng sách. Qua vụ máy bay dân sự MH 17 bị hỏa tiễn Nga bắn rớt ở Đông bộ Ukraine, Mã Lai ngả hẳn về Mỹ. Chính Bắc Kinh đã đẩy Phi Luật Tân, Mã Lai và VN vào một khối đối đầu với TC để bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Tóm lại, TC trở thành đối tác rất lẻ loi trong hội nghị ngoại giao ASEAN kỳ này. Ta có câu: "Nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu", vô hình chung, NT Vương Nghị trở thành kẻ trọc đầu giữa khối ASEAN, thậm chí Bắc Hàn còn lộ rõ vẻ lạnh lạt đối với phái đoàn Vương Nghị. Tuy nhiên, TC lại càng thêm cứng cựa! Dù Hoa Kỳ lên tiếng phản đối, VN, Phi và Mã Lai phản đối, TC vẫn khởi công xây 5 đài hải đăng ở Biển Đông để cắm mốc chủ quyền ở Biển Đông. Vô ích, chỉ gây thêm căm phẫn, đẩy nhanh ASEAN vào quỹ đạo Hoa Kỳ. Năm 2015, Mã Lai sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN, Đại sứ Lê Lương Minh tiếp tục làm Tổng thư ký ASEAN thêm 3 năm nữa trong nhiệm kỳ 5 năm. ASEAN sẽ đổi thành cơ chế Cộng đồng ĐNA như CĐ Liên Âu.

VN THOÁT KHỎI VÒNG TAY TC?


Bất cứ giá nào, TC cũng bám chặt VN, củng cố Hiệp ước phòng thủ chung Việt - Trung mà Phạm Văn Trà, Đại tướng Bộ trưởng Bộ QPVNCS đã đặt bút ký với sự chứng kiến của Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Phó Thủ tướng, không kể những mật ước VNCS đã ký kết với Bắc Kinh từ hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990. Gió đã xoay chiều! Đây là cơ hội vàng để VN thoát khỏi tai họa Bắc xâm. Tin riêng của bản báo từ Hà Nội cho biết, phe Thái thú TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn còn mạnh dù là thiểu số do Cục tình báo Hoa Nam đứng sau với 53 cơ sở đầu tư của TC ở 53 tỉnh và thành phố nhưng cũng không cản nổi cao trào chống TC mỗi ngày một mãnh liệt tuy còn âm thầm ngay trong lòng ĐCSVN và toàn dân. Nhân đà này, ngon trớn, Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội. Hà Nhân Văn hơn một lần đã rộng bàn trên mục này, bộ ba "VietNam Vet." McCain, J. Kerry và Chuck Hagel là cột trụ chính sách mới của Mỹ ở VN. Đầu tháng 8, TNS Coker, nhân vật cao cấp trong UB Ngoại giao Thượng viện Mỹ (high ranking) đến Hà Nội, gặp Trương Tấn Sang và Dũng. Sang khẩn thiết nhờ Ns. Coker vận động quốc hội Mỹ tháo bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho VN. Trước đó, cựu TT Bill Clinton thăm Hà Nội, CT Sang tiếp đón ông Bill rất long trọng, ân cần nhờ ông Bill vận động quốc hội và hành pháp Obama cho VN được mua vũ khí của Mỹ. Như quí độc giả đã rõ, TNS McCain và TNS Shelton, Dân Chủ, công du VN chỉ cách 2 ngày TNS Coker rời Hà Nội. Đây là chuyến công tác của 3 TNS Dân Chủ và Cộng Hòa với mục đích rõ rệt: An ninh, Nhân quyền và Mậu dịch Mỹ Việt. TNS McCain rời Hà Nội đầy lạc quan cho biết có thể tháng 9 này, Hoa Kỳ sẽ tháo bỏ lệnh cấm vận từng phần, sẽ bán vũ khí sát thương cho VN.

Tại sao lại dồn dập và khẩn cấp như vậy? Xin thưa, chỉ còn mấy tháng nữa, Hoa Kỳ rút khỏi A Phú Hãn, vũ khí tối tân còn đầy ắp trong các kho của Mỹ chưa dỡ bỏ, đưa về Mỹ mất công, tốn kém chuyên chở chi bằng bán bớt đi. Đây không phải là vũ khí phế thải mà là vũ khí tối tân, hiện đại của Hoa Kỳ, Ấn Độ cũng đang khát khao mua lại. Theo tin từ Hà Nội, giới lãnh đạo CSVN đang say mê hướng về món hàng sát thương còn tồn kho ở A Phú Hãn hay đâu đó ở Nam Á và các căn cứ ở Ấn Độ Dương. Vũ khí của Nga, kể cả máy bay phản lực và hỏa tiễn Nga đã xuống cấp so với Mỹ. Với VN, còn một điều hấp dẫn lý thú khác, giá cả có thể du di, nhiều trường hợp có thể trả "credit" lai rai đến một lúc Uncle Sam sẽ "tha nợ"!
Vấn đề còn lại tùy thuộc vào "thiện chí" của Hà Nội: vấn đề Nhân quyền. Với Hoa Kỳ vào lúc này, vấn đề gọi là an ninh, "cái mỹ an ninh" mới là quan hệ hàng đầu. Dân chủ, tự do và nhân quyền tuy là cốt lõi của tinh thần Mỹ nhưng vẫn có thể du di, tựa như "trả góp". Nay CSVN thả một tù nhân lương tâm, mai lại tha một nhân vật đối kháng, cũng là cách trả góp cho món nợ nhân quyền. Gió đã xoay chiều. Ngón nghề của CSVN là nương theo chiều gió. Vấn đề còn lại vẫn ở trong tay Bắc Kinh. Giàn khoan HD 981 là một ẩn số. Sau khi xây xong 5 đài hải đăng và căn cứ tiếp liệu nổi ở đảo Gạc Ma, Bắc Kinh sẽ làm gì tiếp? Giàn khoan HD 981 sẽ chuyển về đâu? Giới lãnh đạo VN xưa nay vẫn là chờ thời đón gió. Nhưng cái mà CSVN không thể chờ được, đó là trục xoay của Uncle Sam với Nhật Bản và Ấn Độ phụ họa. Mỹ - Nhật phải hiện diện ở ĐNA mà VN là điểm chiến lược không thể thoái lui.

HÀ NHÂN VĂN

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen