RFI
Đây
là một phong trào đấu tranh chưa từng
thấy kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn
một tuần qua, giới sinh viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi
dân chủ, phản đối quyết định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của
người dân Hồng Kông trong các cuộc bỏ phiếu trong những năm tới
Chế
độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử
tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2
hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có
thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp
nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục
địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc
Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện
đang làm việc tại Hồng Kông.
RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?
-
Trong mọi trường hợp,
đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và
ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này
do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân
sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư,
01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là
hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu
tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không
một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.
RFI: Phải chăng đó là hình ảnh mà những người biểu tình muốn đưa ra
?
-
Đây không phải là một hình ảnh mà đó là một thực tế. Một phong trào
hoàn toàn ôn hòa. Người dân cảm thấy thật là bê bối khi những lời hứa
không được thực hiện. Trung Quốc đã hứa sẽ cho tổ chức theo hình thức
phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và người dân đã nghĩ rằng đó là cuộc
bầu cử thực sự và họ có quyền lựa chọn ứng viên. Thế nhưng, Quốc hội
Trung Quốc đã thay đổi ý kiến và lại có được sự chấp thuận của cơ quan
lãnh đạo Hồng Kông. Do vậy, người dân rất tức giận chính quyền Hồng Kông
và họ đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông phải từ chức.
RFI: Điều đó có nghĩa là nền dân chủ tại Hồng Kông đang thực sự bị đe dọa ?
-
Không hề có dân chủ thực sự tại Hồng Kông. Điều mà Hồng Kông hiện đang
có là những người đấu tranh cho dân chủ và các dân biểu ở Hồng Kông có
khả năng ngăn cản chính quyền Bắc Kinh hoặc những người thân Trung Quốc
đang cầm quyền tại Hồng Kông hạn chế, xem xét lại những quyền tự do cơ
bản. Đồng thời, đây cũng là một sự khẳng định bản sắc của Hồng Kông, một
bản sắc rất đặc thù. Đương nhiên, đó cũng là bản sắc Trung Quốc, nhưng
đồng thời bản sắc này gắn bó với một hệ thống chính
trị, với
những giá trị cơ bản, các quyền tự do cơ bản của hệ thống này, được bảo
đảm bởi đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp. Như vậy, 17 năm sau khi Hồng
Kông quay trở lại Trung Quốc, thế hệ mới, không hề biết đến thời kỳ Hồng
Kông là thuộc địa của Anh, đã khẳng định bản sắc của mình và thể hiện
sự gắn bó của mình với một hệ thống dân chủ và đòi Trung Quốc phải giữ
lời hứa của mình.
RFI:
Ông nói đến thế hệ trẻ. Chủ nhật vừa rồi, phong trào Chiếm lĩnh trung
hoàn (Occupy Central) đã ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên. Trọng
lượng của phong trào này như thế nào ?
-
Phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn đã huy động lực lượng đấu tranh từ hai
năm qua, nhưng lần này, có thể nói chính giới sinh viên đã thực sự khởi
động một phong trào xã hội lớn. Một khi phong trào quần chúng đã khởi
phát, thì tổ chức Chiếm lĩnh trung hòan hoặc các dân biểu ủng hộ dân chủ
trong cơ quan lập pháp Hồng Kông rất khó kiểm soát được. Hiện nay, đây
là một phong trào hoàn toàn bất bạo động, nhưng lại không có lãnh đạo
thực sự. Do vậy, khó có thể biết ai là người phát biểu nhân danh phong
trào này. Có thể đó là Liên đoàn sinh viên hoặc giới học sinh trung học,
nhưng rõ ràng phong trào này không hề có tổ chức thực sự. Đó là một
phong trào
tự phát của toàn
thể người dân Hồng Kông, những người rất bất bình về việc Bắc Kinh đã
từ bỏ lời hứa của mình.
RFI: Vậy những người biểu tình có cơ may đạt được điều mà họ muốn hay không ?
-
Rất ít khả năng. Cần phải thừa nhận điều này ; khó xẩy ra trường hợp
Quốc hội Trung Quốc thay đổi quyết định mà họ đã đưa ra. Có một yêu sách
khác, đó là đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông từ chức. Điều này cũng khó
xẩy ra. Nhưng điều có thể là một số
thành viên chính phủ, cho đến lúc này, chưa xuất đầu lộ diện, thì nay
sẽ tới thương lượng với đại diện phong trào. Tuy vậy, đây cũng là một
khả năng hiếm hoi. Trong mọi trường hợp, phong trào này có tác dụng giáo
dục ý thức chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế hệ mới, những người
tranh đấu cho dân chủ. Điều này cho thấy bản sắc đặc thù của Hồng Kông
rất mạnh.
RFI: Ông nói đây là một phong trào rất ôn hòa. Liệu có nguy cơ xẩy ra kịch bản như tại quảng trường Maidan ở Ukraina hay không ?
-
Bình
thường ra là không. Đương nhiên, người ta không thể loại trừ sự hiện
diện của những nhân vật khiêu khích. Cho đến lúc này, người ta nhận thấy
đây thực sự là một phong trào ôn hòa. Những người biểu tình ngồi bệt
xuống đất. Họ thảo luận và cùng hô vang các khẩu hiệu. Từ năm 1967, đã
có nhiều phong trào đấu tranh ở Hồng Kông, nhưng không bao giờ xẩy ra
bạo lực. Như vậy, người dân ở đây đã có thói quen tranh đấu ôn hòa. Mặt
khác, cảnh sát tuy có sử dụng lựu đạn cay, cũng có kinh nghiệm, biết
kiểm soát đám đông. Tôi nghĩ là dường như cả hai phía đều có những suy
nghĩ tính toán, phòng ngừa và bình thường ra, phong trào này sẽ không
dẫn tới bạo động. Đương nhiên, sự hiện diện của những nhân vật khiêu
khích vẫn có thể gây ra những
sự cố mà người ta không thể gạt bỏ hoàn toàn.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen