Bích chương kêu gọi sinh viên đại học Hồng Kông bãi khóa để phản đối luật bầu cử của Bắc Kinh.REUTERS/Tyrone Siu
Trên
trang Tranh luận của Le Monde hôm nay, 22/09/2014, điểm lại một bài
viết đăng trên tạp chí Phê bình ( Critique) số ra trong tháng này có tựa
đề « Hồng Kông rời bến ra khơi » đề cập đến những xáo động chính trị xã
hội gần đây trên vùng đất có quy chế đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Theo
Le Monde, sau 17 năm trở về với Trung Quốc, Hồng Kông vùng đất thuộc
địa cũ của Anh đang kháng cự. Mặc dù chịu nhiều sức ép của Bắc Kinh, xã
hội Hồng Kông vẫn không được « bình thường hóa ».
Bài
viết ngược lại thời gian, nhắc lại vào thời điểm năm 1997 khi Hồng Kông
trở về với Trung Quốc lục địa, nhiều người bi quan đã dự báo về sự sụp
đổ của trung tâm tài chính lớn ở Châu Á, về sự suy tàn của tiếng Quảng
Đông, thứ ngôn ngữ của 7 triệu người dân Hồng Kông, và người ta cũng dự
báo về hệ thống « một đất nước hai chế độ » như thỏa thuận giữa Đặng
Tiểu Bình và Margaret Thatcher ( thủ tướng Anh lúc bấy giờ) sẽ không thể
duy trì được.
Thế
nhưng những tiên liệu đó đã không xảy ra, Hồng Kông với một xã hội dân
sự sôi sục vẫn bảo tồn được bản sắc riêng của mình. Đây là điều đã được
nhiều nhà báo, chuyên gia, học giả người Hồng Kông, Trung Quốc đề cập
đến qua nhiều bài viết ở các góc độ khác nhau về chính trị văn hóa xã
hội ở vùng đất này.
Tuy
nhiên theo, Le Monde, nếu như Trung Quốc lục địa ưu ái thậm chí hỗ trợ
Hồng Kông trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, thì chính quốc đại lục
cũng đã bị ảnh hưởng bởi mảnh đất từng một thời bị coi là biểu tượng
nhục nhã của triều đại Trung Hoa trong thế kỷ 19 dưới thời nhà Thanh.
Tự
do ngôn luận, hoạt động tích cực của các tổ chức xã hội dân sự từ Hồng
Kông đang lan sang ảnh hưởng tới bầu không khí chính trị của tỉnh Quảng
Đông nằm kế bên.
Nhưng
từ năm 2003, ý đồ đưa vào luật pháp Hồng Kông tội « xâm hại an ninh
quốc gia », một tội danh vẫn được sử dụng ở Trung Hoa lục địa để kết án
những nhà ly khai với chế độ, thì bầu không khí ở Hồng Kông bắt đầu trở
nên căng thẳng. Sự huy động của phe dân chủ và đặc biệt sinh viên cũng
như thái độ thù hằn với du khách đến từ đại lục là những dấu hiệu căng
thẳng dễ thấy nhất.
Gần
đây, chính quyền Bắc Kinh vừa mới ấn định, theo cách thắt chặt hơn,
những điều kiện chỉ định ứng cử viên lãnh đạo đặc khu cho bầu cử phổ
thông đầu phiếu.
Bài
báo trích dẫn nhà nghiên cứu Khổng Cáo Phong (Ho-fung Hung) thuộc đại
học Johns Hopkins – Hoa Kỳ nhận định những diễn biến chính trị tại Hồng
Kông gần đây cho thấy đường lối của Bắc Kinh đang nôn nóng muốn đồng hóa
Hồng Kông và áp đặt cho vùng đất này cách thực thi quyền hành ở đại
lục, muốn nền dân chủ truyền thống của Hồng Kông phải dựa trên ảo ảnh
cải cách dân chủ của Trung Quốc. Trong khi đó các phong trào tự quản địa
phương đang thách thức Bắc Kinh đòi dân chủ cho Hồng Kông nhưng vẫn
hướng tới cuộc đấu tranh rộng lớn hơn cho việc dân chủ hóa ở Trung Quốc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen