Cô Tư Sài Gòn
Cái chết tức tưởi của chị Mai và cháu bé khiến
cả khu phố xôn xao suốt cả tuần nay.
Mẹ chồng ngược đãi nàng dâu cũng là một hình
thức bạo hành trong gia đình. Và nạn này cần phải chấm dứt bằng quyền lực nhà
nước, để tránh các nỗi đau có thể dẫn tới tự tử hay những căng thẳng, trầm
cảm.
Theo định nghĩa từ Bách Khoa Tự Điển Mở:
"Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này...."
Thống kê cho thấy những con số bi quan về bạo lực gia đình, riêng năm 2005:
"Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong."
Đó là ở Miền Tây, nhưng một chuyện mới xảy ra ở phía bắc cho thấy mức độ bạo hành gia đình tới mức báo động: ở tỉnh Phú Thọ, một nữ y tá đang mang bầu 3 tháng đã ôm con 2 tuổi nhảy sông tự tử. Nghĩa là, 3 mạng người chết. Chỉ vì cô y tá không chịu nổi sự ngược đãi của mẹ chồng.
Bản tin đau lòng này cho thấy rõ ràng chính phủ phủi tay vô trách nhiệm trước những diễn biến bạo hành trong gia đình, và sự im lặng từ cả các hội phụ nữ địa phương cũng là những câu hỏi đầy nước mắt.
Bản tin VietnamNet kể rằng, “Từ khi phát hiện cho đến khi đưa lên bờ, thi thể của người mẹ cùng đứa con thơ vô tội vẫn dính chặt vào nhau. Những người chứng kiến cảnh tượng ấy đều không thể cầm lòng.”
Người ôm con tự tử là chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Chị tìm đến cái chết là ngày 1/9 nơi dòng sông Lô (thuộc địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Theo định nghĩa từ Bách Khoa Tự Điển Mở:
"Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này...."
Thống kê cho thấy những con số bi quan về bạo lực gia đình, riêng năm 2005:
"Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong."
Đó là ở Miền Tây, nhưng một chuyện mới xảy ra ở phía bắc cho thấy mức độ bạo hành gia đình tới mức báo động: ở tỉnh Phú Thọ, một nữ y tá đang mang bầu 3 tháng đã ôm con 2 tuổi nhảy sông tự tử. Nghĩa là, 3 mạng người chết. Chỉ vì cô y tá không chịu nổi sự ngược đãi của mẹ chồng.
Bản tin đau lòng này cho thấy rõ ràng chính phủ phủi tay vô trách nhiệm trước những diễn biến bạo hành trong gia đình, và sự im lặng từ cả các hội phụ nữ địa phương cũng là những câu hỏi đầy nước mắt.
Bản tin VietnamNet kể rằng, “Từ khi phát hiện cho đến khi đưa lên bờ, thi thể của người mẹ cùng đứa con thơ vô tội vẫn dính chặt vào nhau. Những người chứng kiến cảnh tượng ấy đều không thể cầm lòng.”
Người ôm con tự tử là chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Chị tìm đến cái chết là ngày 1/9 nơi dòng sông Lô (thuộc địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Anh Lê Hải S. tại khu chôn
cất mẹ con chị Mai.
Bản tin nói, đau lòng là, chị Mai lúc này đang có bầu 3 tháng tuổi nhưng vẫn ôm đứa con trai đầu lòng hơn 2 tuổi cùng gieo mình xuống sông để rồi cả ba mẹ con cùng bỏ mạng…
Chiều ngày 3/9, sau ba ngày nỗ lực tìm kiếm, các cơ quan chức năng và người dân mới tìm thấy xác chị Mai cùng con trai trên sông Hồng gần khu vực địa phận huyện Phúc Thọ (Hà Nội), cách nơi chị Mai ôm con nhảy xuống khoảng hơn 20km.
Theo tâm nguyện của gia đình, thi thể của chị và các con sau khi hỏa thiêu tại đài hoá thân Hoàn Vũ (Hà Nội) sẽ được đưa về an táng tại xã Vĩnh Lại, Lâm Thao, Phú Thọ.
Bản tin kể rằng: “Trong khi đó, bên trong ngôi nhà nơi chị Mai từng sinh sống trước khi lấy chồng, người mẹ già bệnh tật vẫn đang quằn quại vì nỗi đau phải tiễn những kẻ đầu xanh. Những đứa em, những người anh, người chị vẫn chưa nguôi ngoai được mất mát to khi người chị/người em và đứa cháu của mình phải ra đi một cách đầy oan ức đến như thế. Họ vẫn khóc, hai mắt vẫn đỏ hoe và thâm quầng vì những đêm thức trắng...”
Bản tin nói, đau lòng là, chị Mai lúc này đang có bầu 3 tháng tuổi nhưng vẫn ôm đứa con trai đầu lòng hơn 2 tuổi cùng gieo mình xuống sông để rồi cả ba mẹ con cùng bỏ mạng…
Chiều ngày 3/9, sau ba ngày nỗ lực tìm kiếm, các cơ quan chức năng và người dân mới tìm thấy xác chị Mai cùng con trai trên sông Hồng gần khu vực địa phận huyện Phúc Thọ (Hà Nội), cách nơi chị Mai ôm con nhảy xuống khoảng hơn 20km.
Theo tâm nguyện của gia đình, thi thể của chị và các con sau khi hỏa thiêu tại đài hoá thân Hoàn Vũ (Hà Nội) sẽ được đưa về an táng tại xã Vĩnh Lại, Lâm Thao, Phú Thọ.
Bản tin kể rằng: “Trong khi đó, bên trong ngôi nhà nơi chị Mai từng sinh sống trước khi lấy chồng, người mẹ già bệnh tật vẫn đang quằn quại vì nỗi đau phải tiễn những kẻ đầu xanh. Những đứa em, những người anh, người chị vẫn chưa nguôi ngoai được mất mát to khi người chị/người em và đứa cháu của mình phải ra đi một cách đầy oan ức đến như thế. Họ vẫn khóc, hai mắt vẫn đỏ hoe và thâm quầng vì những đêm thức trắng...”
Theo VietnamNet, hai vợ chồng chị Mai đều công tác tại cơ
quan nhà nước. Bản thân chị Mai từng là cán bộ y tế tại Khoa Sản, BV Đa Khoa Phú
Thọ. Sau
đó vì lý do gia đình, chị xin chuyển sang làm việc tại Phòng Quản lý chất lượng,
BV Đa Khoa Phú Thọ. Còn chồng chị - anh S làm việc tại ban quản lý dự án Việt
Trì (Phú Thọ). Gia đình anh chị thuộc diện khá giả, có của ăn, của để. Sau
khi kết hôn, chị Mai cùng chồng là anh Lê Hải S về sống với mẹ chồng ở tổ 22,
phường Bến Gót, thành phố Việt Trì.
Bản tin SeaTimes kể:
"Ngày giỗ bố chồng, chị Mai mua đồ cúng bố nhưng bị thiếu đồ, chị bị mẹ chồng và chị gái chồng lao vào nhiếc móc mắng mỏ. Vì vậy chị Mai đã quyên sinh mang theo cuộc sống của cả hai thiên thần nhỏ của mình xuống dòng sông Lô. Ít ai biết được đằng sau sự việc đau thương của ngày 1/9 đó, chị Mai đã có ba năm hôn nhân vô cùng khổ cực với người chồng vốn là một kiến trúc sư.
Ngay sau khi cái chết của chị Mai xảy ra, em gái chị Mai là Lê Khanh đã lên mạng xã hội viết status về cuộc sống hôn nhân của vợ chồng chị gái mình.
Theo lời của Khanh, chị gái mình sống rất khổ cực. Từ ngày cưới, gia đình nhà chồng chỉ xem tuổi chồng. Dù gia đình chị Mai không muốn nhưng thương con gái nên họ vẫn để chị về làm dâu nhà người.
Khi về làm dâu, chị Mai bị mẹ chồng và chị gái chồng đối xử tệ bạc. Chị mang bầu phải ở nhà "treo chân" nhưng vẫn phải giặt giũ phục vụ mẹ chồng và chị gái chồng."(ngưng trích)
Các hội bênh vực phụ nữ nói gì? Không ai nghe gì cả. Các nữ đaị biểu Quốc Hội Việt Nam nói gì? Không ai nghe gì cả.
Cần phải có những thay đổi lớn về phương diện bênh vực nữ quyền, để ngăn chận trước khi xảy ra những chuyện đau lòng này.
Các viên chức địa phươngc ó thể khởi tố bà mẹ chồng hay không về tội ngược đãi tới mức gián tiếp sát nhân? Đây là điều cũng nên suy nghĩ... để tránh những chuyện tương tự trong tương lai.
Bản tin SeaTimes kể:
"Ngày giỗ bố chồng, chị Mai mua đồ cúng bố nhưng bị thiếu đồ, chị bị mẹ chồng và chị gái chồng lao vào nhiếc móc mắng mỏ. Vì vậy chị Mai đã quyên sinh mang theo cuộc sống của cả hai thiên thần nhỏ của mình xuống dòng sông Lô. Ít ai biết được đằng sau sự việc đau thương của ngày 1/9 đó, chị Mai đã có ba năm hôn nhân vô cùng khổ cực với người chồng vốn là một kiến trúc sư.
Ngay sau khi cái chết của chị Mai xảy ra, em gái chị Mai là Lê Khanh đã lên mạng xã hội viết status về cuộc sống hôn nhân của vợ chồng chị gái mình.
Theo lời của Khanh, chị gái mình sống rất khổ cực. Từ ngày cưới, gia đình nhà chồng chỉ xem tuổi chồng. Dù gia đình chị Mai không muốn nhưng thương con gái nên họ vẫn để chị về làm dâu nhà người.
Khi về làm dâu, chị Mai bị mẹ chồng và chị gái chồng đối xử tệ bạc. Chị mang bầu phải ở nhà "treo chân" nhưng vẫn phải giặt giũ phục vụ mẹ chồng và chị gái chồng."(ngưng trích)
Các hội bênh vực phụ nữ nói gì? Không ai nghe gì cả. Các nữ đaị biểu Quốc Hội Việt Nam nói gì? Không ai nghe gì cả.
Cần phải có những thay đổi lớn về phương diện bênh vực nữ quyền, để ngăn chận trước khi xảy ra những chuyện đau lòng này.
Các viên chức địa phươngc ó thể khởi tố bà mẹ chồng hay không về tội ngược đãi tới mức gián tiếp sát nhân? Đây là điều cũng nên suy nghĩ... để tránh những chuyện tương tự trong tương lai.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen