Trung tá côn đồ công an Vũ văn Hiển: "Tự do cái con cặc"
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-16
2014-09-16
Tổ
chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay 16 tháng 9 công bố
phúc trình về tình trạng người dân bị chết và bị thương khi bị công an
giam giữ.
Gia Minh tham dự buổi công bố tại Bangkok và gửi về bài tường trình sau đây.
“Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’ là tựa của phúc trình dày 23 trang bằng tiếng Việt và 96 trang tiếng Anh mà Human Rights Watch chính thức công
bố vào sáng ngày 16 tháng 9.
Ông
Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của của Human Rights Watch,
phát biểu mở đầu cuộc họp công bố phúc trình như sau:
Đại
ý theo ông này thì Human Rights Watch từng có nhiều báo cáo liên quan
đến Việt Nam; tuy nhiên những báo cáo lâu nay thường đề cập đến trường
hợp của những người công khai đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền tại
Việt Nam. Họ là những người dám chính thức nói lên chính kiến của họ.
Còn báo cáo về tình trạng tử vong và chấn thương khi bị công an giam giữ
là phổ biến tại Việt Nam là một phúc trình tập trung vào
cái mà ông này gọi là ‘hậu trường sân khấu’ mà nhiều tầng lớp khác nhau
tại Việt Nam phải gánh chịu.
Phúc trình của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp được cho là điển hình về nạn bạo hành của công an khiến người bị giam giữ phải chết hay chấn thương nặng
Theo
lời của ông Phil Robertson thì nạn công an lạm quyền đánh chết, gây
chấn thương, bệnh tật cho người dân tại Việt Nam là một cuộc khủng hoảng
về nhân quyền.
Phúc
trình của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp được cho là điển
hình về nạn bạo hành của công an khiến người bị giam giữ phải chết hay
chấn thương nặng xảy ra trong khoảng thời gian 4 năm từ tháng 8 năm 2008
đến tháng 7 năm nay.
Những vụ này được ghi nhận tại 44 trên 58 tỉnh dọc khắp Việt Nam, trong đó có năm thành phố lớn.
Theo thông báo của đại diện Human Rights Watch
thì phương pháp thu thập thông tin về những trường hợp công dân Việt Nam
bị bạo hành ghi nhận trong thời gian bốn năm qua như vừa nêu được thực
hiện dựa vào kết quả tập hợp và phân tích thông tin từ những cơ quan
truyền thông ‘lề phải’ trong nước. Bên cạnh đó là những tin bài từ các
trang mạng xã hội như blog, báo ‘lề trái’, cũng như của các hãng thông
tấn nước ngoài, trong đó có các đài phát thanh quốc tế tiếng Việt như
BBC, VOA, RFA, RFI…
Chị
Trần Thị Tâm vợ anh Ngô Thanh Kiều cùng 2 con
gái, bé Ngô Thị Thanh Thảo (8 tuổi) và Ngô Thị Kim Oanh (2 tuổi) tại
phiên tòa ngày 10-3. Anh Ngô Thanh Kiều đã bị đánh đến chết tại trụ sở
công an Tuy Hòa
Trong
số những vụ việc được nêu ra trong phúc trình của Human Rights Watch có
những sự vụ chưa hề được công bố bằng tiếng Anh. Human Rights Watch cho
biết cũng có tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam nhưng quyết định không
phỏng vấn những nạn nhân còn sống và nhân chứng vì theo Human Rights
Watch làm như thế thì chắc chắn đưa đến hậu quả những người trong cuộc
đó sẽ bị trả thù.
Trong
số những trường hợp được nêu ra trong phúc trình của Human Rights Watch
có 14 trường hợp chết khi bị giam giữ được công an thừa nhận là do nhân
viên công lực bạo hành mà ra; có 4 trường hợp chết khi bị giam giữ mà
không giải thích được nguyên nhân; 6 trường hợp chết mà công an nói nạn
nhân tự tử tại đồn công an; 4 trường hợp công an giải thích chết vì
bệnh.
Phúc trình của HRW có 14 trường hợp chết khi bị giam giữ được công an thừa nhận là do nhân viên công lực bạo hành mà ra; có 4 trường hợp chết khi bị giam giữ mà không giải thích được nguyên nhân; 6 trường hợp chết mà công an nói nạn nhân tự tử tại đồn công an; 4 trường hợp công an giải thích chết vì bệnh
Bên
cạnh đó là 11 trường hợp bị chấn thương bởi sự lạm quyền của công an;
ngoài ra còn có trường hợp một trẻ em 11 tuổi do nghi ăn cắp tiền đưa
đến công an và công an đánh đập em này.
Ông Phil Robertson cho biết những
thủ phạm là công an làm chết người, gây thương tích cho người bị giam giữ không bị trừng phạt đúng mức.
Trong
báo cáo nêu rõ nhiều trường hợp được chính thức thừa nhận là bạo hành,
những công an liên quan chỉ bị kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng, như phê bình
hoặc khiển trách. Trường hợp hạ cấp, thuyên chuyển hay buộc ra khỏi
ngành đối với những công an vi phạm như thế là hiếm. Biện pháp truy tố
và kết án đối với những đối tượng công an vị phạm như thế lại càng hiếm
hơn. Theo Human Rights Watch, trong trường hợp bị khởi tố và kết án,
công an vi phạm dường như cũng nhận được những mức án nhẹ hay án treo.
Một
trường hợp được nêu lên là công an liên quan không những không bị kỷ
luật mà lại còn được lên chức như trường hợp phó công an xã Nguyễn Hữu
Khoa ở La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội dù bị tố cáo đánh đập một tài xế
xe tải vào tháng 7 năm 2010, đến tháng 12 được thăng cấp trưởng công an
xã.
Trước
vấn nạn công an bạo hành với những trường hợp cụ thể được nêu ra như
thế, Human Rights Watch, đưa ra những đề nghị cụ thể đối với chính quyền
và các ngành chức năng nhằm chấm dứt tình trạng đó.
Trước
hết đối với chính phủ phải chính thức tuyên bố nghiêm trị những viên
chức sử dụng các hình thức tra tấn, đánh đập hay ngược đãi trong quá
trình tạm giam, tạm giữ.
Những
biện pháp như yêu cầu người bị câu lưu viết cái gọi là ‘bản cam kết tự
nguyện ở lại trụ sở công an’ hay ‘biên bản không bị công an đánh’ phải
hủy bỏ.
Human
Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam tiến hành thành lập một ủy
ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an. Ủy ban này chuyên tiếp
nhận khiếu của của người dân và giám sát bộ phận ‘thanh tra nội bộ’
của công an.
Khi
có những khiếu tố liên quan đến công an bạo hành phải nhanh chóng tiến
hành điều tra một cách công tâm. Khi đã có bằng chứng thể hiện hành vi
bạo hành thì phải có biện pháp mạnh.
Phúc trình của HRW cũng kêu gọi chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại VN, cũng như đang trài trợ cho VN cải cách luật pháp phải có tiếng nói đồng loạt, tạo sức ép buộc chính quyền Hà Nội có hành động nhằm chấm dứt nạn bạo hành của công an
Quốc hội Việt Nam phải phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn càng sớm càng tốt.
Những
người bị bắt giữ phải được phép tiếp xúc ngay với luật sư mà không bị
cản trở. Đây là biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ bị công an bạo hành
trong quá trình thẩm vấn.
Ông
Phil Robertson cho rằng công an cấp xã tại Việt Nam không được đào tạo
đến nơi đến chốn, hoặc chẳng được đào tạo gì nên thường có những hành vi
bạo hành, lạm quyền đối với công dân. Do đó cần phải có chương trình
huấn luyện tốt hơn cho đối tượng này.
Đối
với báo chí, Human Rights Watch đề nghị cơ quan chức năng phải để
truyền thông làm công việc điều tra và đưa tin về những vụ lạm quyền của
cơ quan công quyền. Theo ông Phil Robertson thì báo chí độc lập có thể
giúp đưa ra ánh sáng những vụ việc dễ bị ỉm đi. Tự do ngôn luận cần được
tôn trọng.
Phúc
trình của Human Rights Watch cũng kêu gọi chính phủ các nước và các tổ
chức quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như
đang trài trợ cho Việt Nam cải cách luật pháp phải có tiếng nói đồng
loạt, tạo sức ép buộc chính quyền Hà Nội có hành động nhằm chấm dứt nạn
bạo hành của công an.
Đại
diện của Human Rights Watch cho biết trong quá trình tiến hành phúc
trình về nạn bạo hành của công an, tổ chức này có viết thư cho Hà Nội để
trình bày vấn đề nhưng không nhận được phúc đáp.
Trong
trao đổi với RFA, ông Phil Robertson cũng cho biết
trước khi công bố phúc trình chừng một tuần, ông này có xin thị thực
nhập cảnh vào Việt Nam để gặp các giới chức ngoại giao tại Hà Nội; nhưng
đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok từ chối không cấp visa cho ông mà
không nêu lý do.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen