Công chúng đến xem triển lãm về Cải cách ruộng đất tại
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội như một liều xúc tác làm bùng lên
những bài viết trên blog trong không gian Việt ngữ toàn thế giới. Blogger Hiệu
Minh viết Vài câu chuyện về cải cách ruộng đất:
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế
giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch
hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó
là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Cùng mảnh ruộng, người biết làm ăn, tính toán thì có của
ăn của để. Nhưng người không biết phải chịu đói khát, đành đi làm thuê. Nhưng
sau cách mạng, người giỏi hơn thành địa chủ, người kém hơn lên làm chủ, và kết
quả thế nào, chẳng cần bàn cãi.
Hàng triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Nhiều người thành đạt nơi xứ người
nhưng không thể đóng góp cho quê hương vì nhiều lẽ mà trong đó dư
chấn của Cải cách ruộng đất mà họ cho là một trong những điều mất mát
lớn.
Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo
phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ
đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia,
đau đớn kéo dài hàng thế kỷ.
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.
- Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Và trong phần cuối bài viết Hiệu Minh nhìn cuộc triễn lãm này như là một
dấu hiệu rằng xã hội đã cởi mở và có được quyền nói về những chuyện trong quá
khứ.
Nhưng có những blogger khác không chia sẻ sự lạc quan của Hiệu Minh.
Mai Tú Ân viết bài "Một nửa sự thật không phải là sự
thật":
Với những gì ta thấy trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng
đất, thì đó chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng khổng lồ
của tội ác, của đại thất nhân tâm... mà với những gì hé mở trong thế giấu
diếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng nghĩa, thậm chí đây
chỉ là phần bao biện, che giấu và giả dối...
Tác giả Mê Linh viết:
Nghe nói có triển lãm về cải cách ruộng đất, mình
hăm hở đi xem, hí hửng tưởng đảng CS đã dám nhận trước nhân
dân tội ác diệt chủng và cướp bóc của mình. Không ngờ lại một trò dối trá trắng trợn khi họ chỉ
trưng lên những “bằng chứng”
giả từ thời đó để một lần nữa kết tội những nạn nhân của họ, lấp liếm đi tội ác
của mình, tiếp tục kể công với dân, và lừa mị thế hệ tương
lai.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh đã thực hiện một phóng sự về buổi triển lãm, anh
viết:
Có thể nói, những hiện vật trưng bày trong cái gọi là Triển lãm
này là một mô hình đấu tố mới, nhằm lấp liếm, bào chữa cho những tội ác
đối với ngay cả những đồng bào của mình, đối với những người có
đầu óc và tri thức làm giàu cho quê hương đất nước. Bỗng dưng một ngày đẹp trời
họ được hưởng nhờ thành quả Mác - Lenin xếp họ vào "giai cấp bóc lột". Và họ bị
cướp đoạt, bị tra tấn, bị bắn, bị giết và "CCRĐ hoàn thành thắng lợi".
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem
nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác
đã gây ra như thế nào.
Một điều mà Nguyễn Hữu Vinh cảm thấy khó hiểu là ngay chính những nạn nhân
trong sự kiện cải cách ruộng đất thảm khốc ấy vẫn cho rằng họ chịu ơn những
người gây ra thảm cảnh. Nguyễn Hữu Vinh kết luận rằng đảng cộng sản đã hoàn tất
một công việc ngoạn mục.
Họ vẫn luôn coi "bác Hồ" và đảng vô tội. Đó mới là thành công, mới là
ngoạn mục.
Trang blog Dân làm báo không nói về một Cuộc đấu tố mới như Nguyễn Hữu
Vinh, nhưng lại so sánh với cuộc diệt chủng mà Đức quốc xã thực hiện trong thế
chiến thứ hai:
Thế giới ngày hôm nay chắc chắn sẽ ngạc nhiên đến sửng sốt, khinh bỉ và
phẫn nộ nếu một người Đức nào đó tổ chức một cuộc triển lãm
về “những thành tựu của Hitler và Đức Quốc Xã trong việc 'cải
cách' 6 triệu người dân Do Thái trong lò hơi
ngạt”.
Một blogger khác lại có một cái nhìn khá thú vị về cuộc triễn lãm
này.
JV Loveart viết:
Cuộc triển lãm "Thành Tựu Cải Cách Ruộng Đất" mang rất nhiều ý
nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc nhé cô bác :
- Là một lời tự bào chữa vô cùng hài hước.
- Là một lần tự đấu tố rất vụng về.- Là một sự ủng hộ đối với phong trào Chúng Tôi Muốn Biết của Mạng Lưới
- Là một lời tự bào chữa vô cùng hài hước.
- Là một lần tự đấu tố rất vụng về.- Là một sự ủng hộ đối với phong trào Chúng Tôi Muốn Biết của Mạng Lưới
Bloggers Việt Nam .
- Là một màn quảng cáo ấn tượng cho sách truyện Đèn Cù .
- Là một màn quảng cáo ấn tượng cho sách truyện Đèn Cù .
Chúng tôi muốn biết
Trở lại với tác phẩm Đèn Cù, nhà báo Đoan Trang viết:
Một số bạn trẻ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ được post
lên mạng xã hội hôm 02/9/2014.
Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người
sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không
định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải
thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách
cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các
giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe
nhiều quá rồi.
Đòi hỏi của nhà báo Đoan Trang trong tư cách một công dân cũng chính là đòi
hỏi của một nhóm công dân trẻ cách đây vài tuần đã dấy lên phong trào Chúng
tôi muốn biết. Một trong những người chủ trương phong trào này là chị Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh hay blogger Mẹ Nấm nói rằng:
“Chiến dịch Chúng tôi muốn biết có một mục tiêu cụ thể là muốn nhà nước
công bố những mảng tối thông tin. Và quan trọng hơn là nó sẽ thúc đẩy người dân
bước ra khỏi bóng đen sợ hãi của chính mình để đòi cái
quyền được biết. Thông điệp chúng tôi muốn biết nó rất là ngắn nhưng nó
đòi hỏi người tham gia phải hiểu cái gì mình muốn. Vì
được biết còn là trách nhiệm nữa, khi biết thì mình sẽ có những
hành động đúng đắn hơn.
Trong thời điểm hiện tại với sự xuất hiện quyển Đèn cù của nhà văn Trần
Đĩnh và cuộc triễn lãm Cải cách ruộng đất, cho thấy rằng ở cái
thời đại này người ta không thể giấu những sai lầm trong quá khứ nữa. Mà cải cách ruộng đất không chỉ là sai lầm mà
còn là tội ác có thể xếp
ngang với tội ác diệt chủng.
Có thể là một sự trùng hợp, nhưng từ phong trào chúng tôi muốn biết đến
các sự việc đang diễn ra thì cho thấy rằng khi mình đòi cái
quyền được biết của mình, thì bằng cách nào đó sẽ có những
sự thật được phơi bày.”
Khi chúng tôi kết thúc bài điểm blog này, thì tin từ các blogger cho biết
những nông dân bị mất đất ở Dương nội kéo về Hà nội để xem cuộc triễn lãm Cải
cách ruộng đất, thì nhà chức trách bảo rằng triễn lãm phải đóng cửa để bảo
trì.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen