14.03.2014 KUALA LUMPUR (TH)
- Nếu quả thật chuyến bay MH370 của Malaysian Airlines mất tích ở một nơi
nào đó trong vùng Ấn Độ Dương chứ không phải ở Biển Đông, thì có lẽ chỉ Hải Quân
Hoa Kỳ mới có khả năng tìm ra được.
|
Khu
trục hạm USS Kidd (DDG-100) của Hải Quân Hoa Kỳ được chuyển qua tìm kiếm máy bay
mất tích ở Ấn Độ Dương. (Hình: US
NAVY)
|
Trường hợp máy bay rơi xuống biển, những dấu tích còn lại trên mặt biển nếu có, cũng đã tản rộng rất khó gặp. Các phần chìm xuống đáy biển cần phải dùng phương tiện đặc biệt mới có thể nhận biết. Trong những hoàn cảnh ấy chỉ Hải Quân Hoa Kỳ có đủ điều kiện để tìm kiếm có kết quả ở vùng Vịnh Bengal rộng hơn 2 triệu km2 thuộc Ấn Độ Dương.
Từ cuối tuần này, khu trục hạm USS Kidd và một máy bay tuần
thám biển P-8 Orion sẽ thi hành nhiệm vụ tìm kiếm từ vùng từ eo Malacca đến biển
Andaman phía Tây Myanmar/Thái Lan và sau đó có thể mở rộng ra ngoài vịnh Bengal
xa hàng ngàn dặm.
Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Kidd (DDG100)thuộc lớp
Arleigh Burke, 9,200 tấn, dài 155 mét, thủy thủ đoàn 380, có trang bị phương
tiện điện tử cho việc chiến đấu chống tàu ngầm, mới đưa vào hoạt động từ năm
2007. Trên chiến hạm có 2 trực thăng MH-60R Seahawk chuyên dùng cho công tác tìm
kiếm – cứu nạn.
P-8A Poseidon, loại máy bay tuần thám biển mới nhất mới được
Hải Quân sử dụng từ năm ngoái, là một phiên bản của Boeing 737, có những tính
năng vượt xa loại cũ P-3C Orion. Vận tốc tối đa của P-8 là 490 gút (hải
lý/giờ), tầm xa 1,200 hải lý với 4 giờ bay quanh mục tiêu, ở cao độ từ 41,000
feet xuống tời gần mặt biển. Hoạt động bình thường của máy bay P-8 là từ 5,000
đến 10,000 feet với vận tốc 350 gút và thời gian tìm kiếm lâu khoảng 8-9
giờ.
Bằng những tính năng ấy, P-8 có thể lùng kiếm trong một khu
vực rộng lớn, khi trời sáng cũng như lúc trời tối, với kính nhìn ban đêm cùng
những thiết bị điện tử, radar, hồng ngoại tuyến để phát hiện những vật thể nổi
trên mặt biển hay chìm dưới đáy nước.
Hôm Thứ Sáu Ấn Độ cho biết tàu hải quân và các máy bay tuần
thàm biển của họ được lệnh mở cuộc tìm kiếm ở vùng duyên hải tiểu bang Tamil
Nadu, cách Andaman 600 dặm bên kia vịnh Bengal. Không có lời giải thích nào về
việc này nhưng các phóng viên dự đoán có thể radar quân sự phòng thủ căn cứ hải
quân ở Andaman đã phát hiện được máy bay MH370 đi ngang.
Còn nhiều nghi vấn
Việc chuyển trọng tâm tìm kiếm sang vùng biển Ấn Độ Dương là
do Malaysia nghi ngờ là máy bay Boeing 777-200 chuyến bay MH370 đã đổi hướng gần
một giờ sau khi cất cánh từ phi cảng quốc tế ở Kuala Lumpur. Trong vụ này người
ta nhận thấy những thông tin đưa ra nhiều khi rất mâu thuẫn, tuy nhiên điều ấy
dễ hiểu vì nên biết rằng Malaysia không có sự chọn lựa, phải lần theo bất cứ một
manh mối nào chưa biết có chính xác hay không.
Hôm Thứ Năm một thông tin cho biết thiết bị tự động chuyển tin
qua vệ tinh khi máy bay có thể có vấn đề, vẫn còn gởi tín hiệu cách nhau 1 giờ
như quy định, và người ta ghi nhận đươc 5 hay 6 tín hiệu như thế sau khi máy bay
mất liên lạc gần vùng FIR-Ho Chi Minh City. Tuy nhiên qua tín hiệu này không
thể biết vị trí của máy bay cũng như không biết nó còn ở trên không hay đã xuống
đất.
Trong khi đó 2 hệ thống thông tin bình thường khác đều không hoạt động.
Máy bay cất cánh lúc 12.40 giờ sáng. Tới 1,07 giờ hệ thống báo dữ kiện phi hành
bị tắt, 14 phút sau, lúc 1.21 giờ, transponder cũng bị tắt. Transponder (do từ
phối hợp transmitter + responder) là thiết bị tự động trả lời khi nhận được tín
hiệu hỏi của đài không lưu. Với thiết bị này, radar thứ cấp của đài không lưu
mới biết được đó là máy bay nào qua mã số đã ấn định trước, vị trí, vận tốc, cao
độ của máy bay. Radar sơ cấp loại quân sự có thể nhận ra tất cả mọi máy bay
trong vùng trời, nhưng không thể phân biệt đó là máy bay nào, cao đô bao nhiêu.
Dân sự và các đài không lưu cũng có radar sơ cấp, nhưng tầm hoạt động hẹp
hơn.
Do hai hệ thống thông tin bị tắt trong khoảng thời gian cách
nhau 14 phút, các chuyên viên cho rằng đây là sự cố ý của một người nào đó chứ
không phải là trục trặc kỹ thuật. Hơn nữa Boeing 777 có hai transponder, một để
dự phòng và nếu phi công có thể mở lên ngay khi chiếc kia hỏng.
Do đó giả thuyết máy bay bị cướp trước khi mất tích được coi
là đáng tin nhất vì đó là hành động cố ý của một người nào đó muốn làm cho máy
bay thành “tàng hình”.
Mike Glynn, thành viên Hiệp Hội Phi Công Quốc Tế, nói rằng ông
tin chuyện phi công tự tử là nguyên nhân hợp lý nhất trong vụ này. Theo lời ông:
“Phải là một phi công. chứ không phải một không tặc, mới hiểu rõ cách tắt hai hệ
thống phát tín hiệu này”.
Nhà chức trách Malaysia đang điều tra quá trình của hai phi
công và sơ khởi cho biết mọi sinh hoạt của họ đều bình thường chưa tìm thấy điều
gì khả nghi.
Hoa Kỳ đã gởi một toán 5 chuyên viên về điều hành không lưu và
radar, gòm 2 nhân viên FAA và 3 nhân viên NTSB, đến Kuala Lumpur từ hôm Thứ Hai
để giúp Malaysia điều tra tìm hiểu về những nghi vấn này.
Mặc dầu có việc mở rộng tìm kiếm qua Ấn Độ Dương, việc tìm
kiếm trong vùng viển Tây Nam Việt Nam vẫn được tiếp tục. Trung tâm điều hành
công tác ở Phú Quốc cho biết hôm Thứ Sáu các máy bay và tàu vẫn tiếp tục nhiệm
vụ, tuy nhiên xác nhận rằng quy chế hoạt động hiện nay được xem là ở mức độ
thường lệ chứ không phải khẩn cấp.
Các tàu và máy bay Trung Quốc trong ngày Thứ Sáu tìm kiếm
trong khu vực biển rộng khoảng 40,000 km2 và cũng như tất cả các đoàn tìm kiếm
khác không thu được kết quả gì. Singapore loan báo sẽ tăng thêm số máy bay và
Nam Hàn cũng gởi máy bay tới, trở thành quốc gia thứ 15 trong công tác tìm kiếm
chứa đầy bí ẩn này. (HC)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen