Từ Sơn là một thị xã của tỉnh Bắc Ninh, nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Hà Nội và chỉ cách trung tâm thủ đô chừng 20km. Đây là một trong 2 trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Nhờ phù sa của hai con sông lớn là sông Đuống và sông Cầu bồi đắp nên hàng trăm năm nay đất đai ở đây màu mỡ, mùa màng tươi tốt.
Với lợi thế về địa lý, cùng sự năng động, tháo vát của người dân địa phương, từ xa xưa Từ Sơn đã là một vùng quê trù phú, phát triển cả về nông nghiệp lẫn thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Đây là quê hương của những làng nghề đồ gỗ nổi tiếng cả nước, như Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, v.v.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, nhờ chính sách cởi trói, mở cửa của nhà cầm quyền, Từ Sơn là một trong những địa phương phát triển nhanh về kinh tế trong cả nước. Đất chật, người đông, kinh tế phát triển nhộn nhịp, lại nằm sát nách thủ đô, nên đất đai ở Từ Sơn được ví như “tấc đất, tấc vàng”, đắt ngang ngửa với các thành phố lớn trong cả nước.
Mặc dù có nhiều làng nghề đang tồn tại, nhưng sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ vẫn là hoạt động chủ yếu trong các làng nghề ở Từ Sơn, nơi được coi là trung tâm đồ gỗ của Việt Nam. Các loại gỗ quý từ khắp mọi miền đất nước, từ Lào và từ Campuchia cứ nườm nượp đổ về đây. Sau khi qua chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, chúng lại nối đuôi nhau đi khắp trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, thị trường chiếm đến 70% đầu ra của đồ gỗ mỹ nghệ Từ Sơn.
Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ gỗ ở Từ Sơn đã chững lại. Thực tế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, nguồn gỗ quý trong nước đã cạn kiệt và Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng. Thứ hai, hai nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam trong nhiều năm qua là Lào và Campuchia vừa đang trên đà cạn kiệt vừa bị các đầu nậu Trung Quốc thao túng tại chỗ, vì thế lượng gỗ từ hai nguồn này về Việt Nam giảm hẳn và ngày một khan hiếm. Thứ ba, thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua gỗ nguyên liệu với giá cao khiến người Việt không thể chen chân, buộc phải đi đến chỗ ngừng sản xuất. Thứ tư, thương lái Trung Quốc liên kết với nhau để ép giá hàng thành phẩm đến mức thấp nhất có thể, đẩy các doanh nghiệp địa phương vào tình thế buộc phải bán giá rẻ và lâm vào cảnh khó khăn. Người Tàu cứ mặc sức tung hoành ở Từ Sơn như thế đó là quê hương bản quán của họ. Đến Từ Sơn người ta có cảm giác như lọt vào một thành phố Tàu, đâu đâu cũng thấy tiếng Tàu.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, nhờ chính sách cởi trói, mở cửa của nhà cầm quyền, Từ Sơn là một trong những địa phương phát triển nhanh về kinh tế trong cả nước. Đất chật, người đông, kinh tế phát triển nhộn nhịp, lại nằm sát nách thủ đô, nên đất đai ở Từ Sơn được ví như “tấc đất, tấc vàng”, đắt ngang ngửa với các thành phố lớn trong cả nước.
Mặc dù có nhiều làng nghề đang tồn tại, nhưng sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ vẫn là hoạt động chủ yếu trong các làng nghề ở Từ Sơn, nơi được coi là trung tâm đồ gỗ của Việt Nam. Các loại gỗ quý từ khắp mọi miền đất nước, từ Lào và từ Campuchia cứ nườm nượp đổ về đây. Sau khi qua chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, chúng lại nối đuôi nhau đi khắp trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, thị trường chiếm đến 70% đầu ra của đồ gỗ mỹ nghệ Từ Sơn.
Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ gỗ ở Từ Sơn đã chững lại. Thực tế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, nguồn gỗ quý trong nước đã cạn kiệt và Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng. Thứ hai, hai nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam trong nhiều năm qua là Lào và Campuchia vừa đang trên đà cạn kiệt vừa bị các đầu nậu Trung Quốc thao túng tại chỗ, vì thế lượng gỗ từ hai nguồn này về Việt Nam giảm hẳn và ngày một khan hiếm. Thứ ba, thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua gỗ nguyên liệu với giá cao khiến người Việt không thể chen chân, buộc phải đi đến chỗ ngừng sản xuất. Thứ tư, thương lái Trung Quốc liên kết với nhau để ép giá hàng thành phẩm đến mức thấp nhất có thể, đẩy các doanh nghiệp địa phương vào tình thế buộc phải bán giá rẻ và lâm vào cảnh khó khăn. Người Tàu cứ mặc sức tung hoành ở Từ Sơn như thế đó là quê hương bản quán của họ. Đến Từ Sơn người ta có cảm giác như lọt vào một thành phố Tàu, đâu đâu cũng thấy tiếng Tàu.
Bên trong một ổ gian thương Trung Quốc ở Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Những năm trước kia, khi kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp, người dân Từ Sơn mải mê “làm hàng” xuất sang Trung Quốc, còn đám quan chức địa phương cùng các doanh nghiệp sân sau của họ thì thi nhau vẽ ra hàng loạt dự án rồi thu hồi đất đai ruộng vườn của dân, hay thậm chí là lấp đến 3/4 con sông Ngũ Huyện Khê, để xây chợ cho thuê, phân lô bán nền.
Tất cả các loại đất công, đất dành cho mục đích giãn dân (đất phần trăm) đều bị thu hồi để thực hiện những dự án dưới cái mác “khu dịch vụ thương mại làng nghề”, nhưng thực chất là xây chợ cho thuê hoặc phân lô bán nền. Những khu đất công thì giá tiền thu hồi, đền bù không đáng kể, trong khi giá đất nền hay tiền thuê ki-ốt lại cao ngất ngưỡng. Phần lớn chi phí doanh nghiệp bỏ ra được “chuyển hoá” thành những khoản “bôi trơn” chảy vào hầu bao của đám quan chức từ cấp xã cho đến cấp tỉnh.
Thực tế trên giải thích tại sao cán bộ ở Từ Sơn nói riêng và Bắc Ninh nói chung đều rất giàu. Cán bộ tầm chủ tịch xã, phường hay trưởng phòng đã thuộc hàng đại gia; cỡ chủ tịch huyện, giám đốc sở trở lên thì được xếp vào hàng ngũ quý tộc; còn lãnh đạo như Bí thư hay Chủ tịch tỉnh đều là bậc vua chúa. Lý do rất đơn giản: họ không sống trong những ngôi nhà bình thường, mà ngự trong những toà lâu đài nguy nga hay thậm chí cung điện. Người dân Từ Sơn còn kháo nhau chuyện ông cựu Chủ tịch huyện mỗi ngày hút 3 điều xì gà Cuba, trong khi giá mỗi điếu thuốc như thế là 80USD, nghĩa là mỗi tháng riêng tiền xì gà ông ta đốt hết hơn 150 triệu VNĐ.
Ai dám “thanh tra” những dự án do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “bảo kê”? (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Các khu đất công đều do chính quyền quản lý nên họ thường không biết khi chúng bị “phù phép” để lên tiếng đấu tranh, mà nếu có biết thì tiếng nói phản đối cũng không đáng kể.
Tuy nhiên, khi đụng đến ruộng vườn của người dân thì câu chuyện lại khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, riêng phường Đồng Kỵ có khoảng hơn 600 mẫu đất ruộng thì đã bị thu hồi 400 mẫu. Với khoảng 200 mẫu còn lại, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn hơn 40m2 đất để canh tác. Người dân ở đây nói với chúng tôi: “Hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ bết bát, ruộng vườn lại trở thành thứ gần như duy nhất đem lại sinh kế và hy vọng cho chúng tôi. Thế nhưng, chúng lại bị thu hồi và đền bù với mức giá rẻ mạt, bị chủ đầu tư phù phép chuyển đổi mục đích sử dụng và thu lợi nhuận kếch xù, trong khi người dân lại không được đào tạo chuyển đổi ngành nghề như pháp luật quy định. Mặc dù phần lớn người dân chưa đồng ý với các phương án đền bù nhưng chủ đầu tư là Công ty Nam Hồng và Công ty ITD, với sự hậu thuẫn của chính quyền, công an, vẫn ngang nhiên cho phương tiện cơ giới ồ ạt san lấp. Chúng tôi thực sự bị đẩy đến đường cùng.”
Không chỉ thông qua các dự án kinh tế trá hình, đám tham quan nhũng lại ở Từ Sơn còn núp sau những dự án mang màu sắc công ích hay xã hội khác hòng dễ bề cướp đoạt và chia chác đất đai. Xin dẫn ra vài ví dụ, Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà ở xã Tam Sơn là một ngôi trường rộng tới 21ha nhưng lại vắng vẻ như chùa Bà Đanh, hay Viện Nghiên cứu Da giày là một cơ quan đã có trụ sở ở Hà Nội nhưng vẫn ngang nhiên giành hơn 13ha đất đai “bờ xôi ruộng mật” của bà con nông dân ở phường Đồng Nguyên để rồi gần như bỏ hoang nhiều năm nay.
Cơ sở 2 của Viện Nghiên cứu Da giày gần như bỏ hoang từ nhiều năm nay. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
Bàn chông để chống bọn cướp đất của người dân Từ Sơn. (Ảnh: Lê Anh Hùng)
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen