Samstag, 13. Januar 2018

TRUNG QUỐC GIẬT MÌNH, LO LẮNG VỀ ẤN ĐỘ

                                    Đại-Dương
Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlai Nehru cùng với hai người tương nhiệm ở Ai Cập và Nam Tư thành lập Phong trào Phi-liên-kết vào năm 1955 tới 2007 đã có 118 quốc gia thành viên và 15 nước quan sát viên.
Phong trào quy tụ mọi quốc gia không nằm trong bất cứ khối cường quốc nào thời Chiến tranh Lạnh mà mục đích được Tuyên bố La Habana năm 1979 ghi "bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và an ninh cho các quốc gia Phi-liên-kết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, mọi hình thức xâm lược, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền, chống các đại cường quốc và chính sách của các khối".
Một số quốc gia hội viên và quan sát viên từng là đế quốc thực dân đã sỉ nhục các nước láng giềng suốt nhiều thế kỷ (xâm lược, gây chiến, đồng hoá, trực trị, chư hầu) mà tự mô tả như vô tội.
Do tham vọng xây dựng một tổ chức như NATO và Warwaw nên Phong trào kết nạp bừa bãi để trở thành hữu danh vô thực cho tới lúc tàn lụi vì những xung đột nghiêm trọng ở nội bộ và bên ngoài.
Các cuộc chiến tranh Iran-Iraq, Ấn Độ-Trung Quốc, Ấn Độ-Pakistan, Liên Xô-A Phú Hãn, Việt Nam-Trung Quốc, chiến tranh du kích tại Đông Nam Á hoặc Châu Phi, hoặc Châu Mỹ La Tinh mà giải pháp vẫn nằm trong tay Khối Cộng sản và Khối Tư bản. Phong trào Phi-liên-kết chỉ tố cáo chủ nghĩa thực dân của Châu Âu, chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ mà chẳng đả động gì tới các hoạt động gây chiến, xâm lăng của Khối Cộng.
Trung Quốc chỉ đóng vai trò quan sát viên, nhưng, Nehru rất thân với Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai nên bị bạn thao túng sinh hoạt của Phong trào Phi-liên-kết suốt một thời gian dài. Bắc Kinh và Tân Đề Ly coi như bè bạn trong chủ trương chống Tây Phương dù rất khác biệt về thể chế chính trị.
Vì thế, hai quốc gia đông dân nhất thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế tập trung kiểu Cộng sản nên kéo lê đất nước trong nghèo đói và lạc hậu suốt nhiều thập niên.
Bắc Kinh tĩnh mộng sớm hơn Tân Đề Ly khi Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình thực hiện cải cách và mở cửa từ năm 1978 đã cướp hết ưu thế để phát triển mạnh mẽ lúc Ấn Độ còn bì bỏm trong vũng lầy kinh tế tập trung cho tới năm 1991.
Kinh tế phát triển khiến cho giới lãnh đạo Trung Nam Hải (Bắc Kinh) mơ về "Giấc Mộng Trung Hoa" của thời xa xưa mà ngày nay nhắc nhở nhân loại đến "Hoạ Da Vàng" từ vó ngựa Mông Cổ.
Năm 1962, dư luận quốc tế đang bận tâm về vụ khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba có thể nổ ra cuộc chiến giữa hai cường quốc thủ đắc 99% kho vũ khí nguyên tử.
Lợi dụng bối cảnh này, Bắc Kinh xua 80,000 binh sĩ tràn vào khu tranh chấp biên giới Aksai Chin và tiểu bang Arunachai Pradesh đã chạm mặt với 12,000 lính Ấn Độ. Sau một tháng, Trung Quốc tuyên bố rút quân và kiểm soát toàn bộ Aksai Chin nên bị dư luận quốc tế chỉ trích.
Với kinh tế phát triển nhanh chóng nhờ kiểu kinh doanh trục lợi và đánh cắp tài sản trí tuệ hoặc ép buộc chuyển giao kỹ thuật làm cho Trung Quốc thành tay trọc phú hám lợi.
Thặng dư mậu dịch tạo điều kiện cho Bắc Kinh mua sắm và sản xuất vũ khí, chiến cụ ồ ạt nhằm thực hiện chính sách bành trướng bá quyền.
Trước tiên, Bắc Kinh nhắm vào các nước nhỏ và yếu để gặm nhấm chủ quyền và quyền chủ quyền bị lơ là, hoặc không đủ sức chống trả.
Tiếp đến mở rộng địa bàn hoạt động trên bờ và dưới biển cần vượt qua biên giới Tây Nam nên chạm phải Ấn Độ. Tư lệnh Lục quân Ấn Độ tuyên bố: "Trung Quốc hùng mạnh mà Ấn Độ cũng không yếu đuối".
Tân Đề Ly tất đã hiểu khó đơn phương kiềm chế tham vọng vô bờ của Bắc Kinh nên phải mua vũ khí, chiến cụ và kỹ thuật quốc phòng, nhưng, chưa đủ mà phải cần tới một liên minh hùng cường.
Từ thời Tổng thống George W. Bush, dù e dè, cũng đã công nhận Ấn Độ là một quốc gia có 120 đầu đạn nguyên tử so với 270 của Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump công khai "Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở" gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi làm cột trụ nối liền các quốc ven bờ hai đại dương quan trọng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển kinh tế trong khu vực rộng lớn, bao la.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đang dồn nỗ lực giúp Ấn Độ lớn mạnh toàn diện để cùng kiềm chế tham vọng quá lố của Trung Quốc.
Chiếc vòng xích sắt cứ từ từ siết chặt cho đến khi Bắc Kinh nhận thức được sự cần thiết trong việc tôn trọng hệ thống luật pháp quốc tế mà bỏ cố tật chèn ép kẻ yếu mà làm ăn chính đáng, cư xử phải phép. Đồng thời, giúp các nước nhỏ bạo dạn hơn khi giao dịch với Trung Quốc.
Nhiều dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (IBR) từ Pakistan, Tanzania, Hung Gia Lợi, Sri Lanka, Nepal, Thái Lan, Myanmar ... đang bị huỷ bỏ, tái thương lượng hoặc chậm trễ vì tranh cãi về giá cả, hoặc than phiền về công ăn việc làm quá ít cho người bản xứ trong các dự án do công ty Trung Quốc xây dựng. Cũng như phải trả lại tiền đã vay của Bắc Kinh khi góp vốn thực hiện dự án.
Ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được tham vọng đen tối nằm sau khối tiền viện trợ, đầu tư của Trung Quốc.
Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Tân Đề Ly đều khó chịu khi Bắc Kinh đang cố sử dụng kế hoạch Vành đai Con đường để phát triển một cấu trúc chính trị lấy Trung Quốc làm trung tâm nhằm xói mòn ảnh hưởng của họ.
Vì thế, bao vây hoặc làm thất bại Giấc mộng Trung Hoa trở thành tâm điểm của các cường quốc trên thế giới.
Nga giúp Ấn Độ phát triển hệ thống vũ khí hiện đại. Từ cuối năm 2015, Nhật Bản và Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế vì hai bên hùng mạnh đều có lợi cho nhau. Hoa Kỳ đồng ý bán cho Ấn Độ hệ thống phóng điện từ tối tân nhất thế giới và trợ giúp nước này đóng hàng không mẫu hạm hạt nhân trọng tải 65,000 tấn. 
Tương lai các nước nhỏ sẽ không bị chèn ép nếu biết chọn lựa điều nào có lợi cho quốc gia dân tộc về quốc phòng và kinh tế.
                                   
Đại-Dương
Jan 12
__._,_.___

Posted by: bebeliem@aol.com

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen