Theo một nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, các viên tướng lên kế hoach
đảo chính nhằm lật độ chế độ cầm quyền Bắc Kinh do chủ tịch Tập Cận Bình
dẫn đầu. Tuy nhiên sự việc bị thất bại và họ bị ép tự sát.
Báo
Nikkei Asian Review ngày 22.1 đưa tin một tướng quân đội Trung Quốc treo
cổ tự sát đã làm dấy lên tin đồn về một cuộc đảo chính hụt, nhằm lật đổ
Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trang báo Nhật nêu đầu tháng 1 có hai sự
kiện đáng chú ý, đều liên quan những vị tướng Quân đội giải phóng nhân
dân Trung Quốc (PLA) bị thất sủng, và đều cho thấy tầm kiểm soát quân
đội của ông Tập Cận Bình ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC)
không hẳn là tuyệt đối.
Sự kiện thứ nhất vào ngày 9.1, Tân Hoa Xã đưa tin tướng Phòng Phong Huy, 66 tuổi, bị bắt và bị điều tra về tội tham nhũng.
Sự kiện thứ hai, là nhật báoTinh Đảo (ở Hồng Kông) đưa tin thủ trưởng
của tướng Phòng Phong Huy là tướng Phạm Trường Long cũng bị ủy ban kiểm
tra-kỷ luật quân ủy điều tra từ cuối tháng 12.2017.
Cũng đã có những tin đồn tướng Phòng Phong Huy khai ra những sai phạm của tướng Phạm Trường Long.
Bộ binh PLA bất trung với Chủ tịch CMC Tập Cận Bình
Trước đó, khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra hồi tháng
10.2017, tướng Phạm Trường Long đã về hưu, thôi làm phó chủ tịch CMC và
ủy viên Bộ Chính trị.
Việc thay đổi nhân sự chính phủ sẽ được
Quốc hội Trung Quốc chính thức phê duyệt vào tháng 3 tới. Thế nên, chính
quyền Trung Quốc chưa chính thức tuyên bố tướng Phạm Trường Long thôi
làm Ủy viên Bộ Chính trị và thôi làm phó chủ tịch CMC.
Ông này
xuất thân từ Bộ binh PLA và theo Nikkei Asian Review, ngoài mặt thì lực
lượng này giả bộ tuân lệnh Chủ tịch CMC Tập Cận Bình, nhưng trong thâm
tâm lại cực kỳ phản đối kế hoạch tái cơ cấu quân đội của ông. Trong kế
hoạch này có những biện pháp như giảm số quân bộ binh, tái cơ cấu các
quân khu và giảm số ủy viên CMC.
Còn có những tin đồn từ khi
tướng Lý Tác Thành làm Tham mưu trưởng liên hợp quân ủy trung ương Trung
Quốc thay ông Phòng Phong Huy, Bộ binh PLA chỉ nghe lệnh ông Phòng
Phong Huy, phớt lờ ông Lý Tác Thành, một đồng minh của ông Tập Cận Bình.
Những liên minh đen tối này có thể phá hỏng dây chuyền chỉ huy quân đội
trong thời chiến nên ông Tập Cận Bình phải ra tay. Đầu năm 2018, ông
chủ trì cuộc họp CMC mở rộng, ngay sau khi PLA tổ chức cuộc diễn tập
quân sự trên toàn quốc ngày 3.1, như là một phần đề phòng chiến tranh có
thể xảy ra giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên.
Tham dự cuộc họp này có
nhiều sĩ quan cấp cao. Thường thì họ họp kín, bàn luận những vấn đề
nhạy cảm liên quan quản lý PLA và an ninh quốc gia.
Ông Tập Cận
Bình triệu tập cuộc họp vì hai lý do. Thứ nhất là củng cố tinh thần đoàn
kết của quân đội, sau cú sốc Phòng Phong Huy bị thất sủng. Sau cuộc họp
này là thông báo ông Phòng Phong Huy bị bắt giam.
Thứ hai là
chuyện liên quan căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Ông Tập Cận Bình nhận
định Mỹ có thể đánh phủ đầu Triều Tiên bất kỳ lúc nào, và nhất là có thể
vào tháng 3.2018, sau khi kết thúc Olympic mùa đông Pyeongchang 2018 ở
Hàn Quốc.
Tại hội nghị mở rộng, vị chủ tịch CMC chỉ đạo đại diện các tỉnh thành: “Hãy sẵn sàng trước bất kỳ tình huống khẩn cấp nào”.
Hai ông tướng âm mưu lật đổ ông Tập Cận Bình
Trước đó vào tháng 8.2017, tướng Phòng Phong Huy bất ngờ bị bay chức Tham mưu trưởng liên hợp quân ủy trung ương Trung Quốc.
Vụ sa thải đột ngột này kích hoạt sự đồn đoán rằng đã có một âm mưu đảo
chính nhằm lật đổ ông Tập Cận Bình, liên quan tướng Phòng Phong Huy và
tướng Trương Dương, cựu Ủy viên quân ủy trung ương, cựu Chủ nhiệm Cục
chính trị quân ủy Trung ương.
Ngày 28.8.2017, tướng Trương Dương
đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và nhận hối lộ, có nguồn tài sản lớn
bất minh. Có thông tin ông dính líu các vụ tham nhũng của hai cựu phó
chủ tịch CMC Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.
3 vị tướng thất sủng Phòng Phong Huy, Trương Dương, Phạm Trường Long (từ trái sang) - Ảnh: Nikkei Asian Review
Ngày 23.11.2017, tướng Trương Dương treo cổ tự sát trong lúc bị quản
thúc tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Vụ tự sát này càng “đổ dầu” vào tin đồn
về một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chủ tịch CMC Tập Cận Bình.
Việc
tướng Phòng Phong Huy bị thất sủng đột ngột khiến giới quan sát Trung
Quốc cũng cho rằng đã xảy ra điều gì rất nghiêm trọng. Vì tháng 4.2017,
tướng Phòng Phong Huy từng tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi
Mỹ, đến khu nghỉ dưỡng chơi golf Mar-a-Lago (bang Florida) và có cuộc
gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bữa tiệc tối hôm đó, tướng
Phòng Phong Huy được xếp ngồi cạnh ái nữ Ivanka của ông Trump, vợ của cố
vấn Nhà Trắng Jared Kushner. Từ đó, vài nhà quan sát đã đồn đoán tướng
Phòng Phong Huy sẽ được ông Tập Cận Bình cất nhắc lên chức phó chủ tịch
CMC.
Ngày 15.8.2017 tại Bắc Kinh, tướng Phòng Phong Huy còn gặp
sĩ quan cấp cao nhất của quân đội Mỹ: tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội
đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JSC) và hai vị ký một thỏa thuận
nghe ý kiến lẫn nhau về khả năng xảy ra sự cố chiến tranh ở bán đảo
Triều Tiên.
Là tham mưu trưởng, tướng Phòng Phong Huy giám sát
khâu lên kế hoạch quân sự, hoạt động chiến đấu và phụ trách mảng tình
báo quân đội. Cuộc gặp tướng Dunford cho thấy ông cũng lãnh những nhiệm
vụ ngoại giao quan trọng. Nhưng vài ngày sau nổi lên thông tin tướng
Phòng Phong Huy bị điều tra như đã nêu trên.
Chuyện “chạy” thăng hàm ở PLA và “Trương Bao bố”
Theo Nikkei Asian Review, truy bắt những tướng cấp cao không là chuyện
dễ làm. Nhưng người của ông Tập Cận Bình không gặp nhiều trục trặc trong
việc tìm ra chứng cứ tham nhũng.
Suốt nhiều năm trước, hai phó
chủ tịch CMC Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu (thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh
đạo CMC) đã nhận vô số túi đựng tiền khi bán chức hàm cho các sĩ quan
“chịu chạy”. Thậm chí có giá biểu hẳn hoi: hàm trung tướng tốn từ 5 đến
10 triệu Nhân dân tệ (từ 778.000 đến 1,55 triệu USD), hàm thượng tướng
tốn từ 10 đến 30 triệu Nhân dân tệ.
Giá biểu này cho thấy có lẽ
hai tướng Phòng Phong Huy và Trương Dương đã “chạy” 30 triệu Nhân dân tệ
(4,6 triệu USD) để được thăng hàm thượng tướng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã
phong tướng cấp cao cho hai ông này hồi năm 2010.
Ông Lưu Nguyên,
một sĩ quan PLA hưu trí, từng lên án mạnh nạn “chạy hàm” này: “Thời
Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, kẻ nào muốn lên tướng đều bị Tổng cục chính
trị đòi rất nhiều tiền”.
Quách Bá Hùng có biệt danh “Sói Tây
Bắc”, trải qua phần lớn nghiệp binh ở Quân khu Lan Châu. Phòng Phong Huy
là lính của ông ta, và một thông tin cho biết Phòng Phong Huy là một
tay cơ hội, luôn nịnh bợ Quách Bá Hùng. Trong cuộc thanh trừng của ông
Tập Cận Bình, Quách Bá Hùng cũng bị tuyên án tù chung thân.
Từ
Tài Hậu có biệt danh “Cọp Đông Bắc” vì xuất thân ở quân khu Thẩm Dương
(quản lý vùng Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm). Khi bị điều tra
tham nhũng, Từ Tài Hậu chết trong tù vì ung thư bàng quang hồi năm 2015.
Tướng Trương Dương được cho là “thủ túc” của Từ Tài Hậu, có biệt danh
“Trương Bao bố”, vì ông ta thích nhận hối lộ bằng tiền mặt hơn là chuyển
khoản, vì sợ bị theo dõi điện tử. Tiền mặt hối lộ cho ông ta được nhét
vào những bao bố lớn”.
Các sĩ quan mua hàm tướng cũng ưng tiền
mặt hơn, điều giúp ông Tập Cận Bình có nhiều phương án truy vết bất kỳ
ai trong hàng ngũ lãnh đạo PLA.
Theo Nikkei Asian Review, chuyện
“chạy hàm tướng” đã có từ thời ông Giang Trạch Dân, kéo dài qua thời ông
Hồ Cẩm Đào trước khi ông Tập Cận Bình trừng trị những sĩ quan cấp cao
thân cận với hai vị tiền nhiệm của ông.
Vĩnh Thụy
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen