Dienstag, 30. Januar 2018

Hai phụ nữ gốc Việt



VNCH-Ngoc Trương (Danlambao) | 2018/01/26
http://danlambaovn.blogspot.com/…/…/hai-phu-nu-goc-viet.html
[ VINH DANH HẬU DUỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI ÚC CHÂU VÀ HẢI NGOẠI ]
Hai phụ nữ gốc Việt, tuy cách biệt tuổi tác, nhưng có nhiều điểm chung:

- Cả hai đều là phụ nữ gốc Việt.
- Tình cờ họ đều mang họ Nguyễn.
- Cha của họ từng phục vụ trong quân đội hay chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa.
- Cả hai đều là con của người tỵ nạn Việt Nam chạy trốn CS.
- Hai phụ nữ đều có học vấn đại học, lớn lên ở Úc, quốc gia tự do, từng là đồng minh của VNCH. Họ viết báo, tạp chí về nhiều vấn đề, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam, đăng trên các báo, tạp chí ở Úc và xuất bản sách vừa tiếng Anh, vừa tiếng Pháp bán ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Cả hai đều muốn nói lên quan điểm của chính họ xuyên qua hình ảnh của người cha, hay những quân nhân QLVNCH đã chiến đấu cho miền Nam tự do, những người lính bị thế giới cũng như đồng minh bỏ rơi và đối xử không công bằng.
1. Giselle Au-Nhien Nguyễn:
Giselle Au-Nhiên Nguyễn, người Úc gốc Việt - sinh ra và lớn lên tại Sydney, hiện cư ngụ tại Melbourne, Úc. Cô là nhà văn, nhà báo, Manager về Marketing & Communications cho Feminist Writers Festival. Viết nhiều bài cho các tạp chí khác nhau.
Cha cô là Trung úy Y sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, thuộc Trung đoàn 32 Biệt Động quân, Quân lực VNCH, có mặt tại chiến trường An Lộc 1973-1975. Giselle dự định viết hồi ký về cha mình đã tham chiến như thế nào, cuộc đời tù tội sau đó. Năm 1980 cha mẹ cô vượt biển đến Úc và cuộc sống tại Úc, cũng như nỗi lòng của ông bà đối với quê hương Việt Nam.
Trích dịch bài đăng trên báo The Sydney Morning Herald ngày 4 tháng 1, 2016:
*
Nỗi đau khi thấy những bức ảnh du lịch ở quê nhà tôi không được đến
Tám năm sau khi cha mẹ tôi, người tỵ nạn từ Việt Nam đến Úc, tôi được sinh ra.
Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, cha tôi, sĩ quan quân y của quân đội miền Nam Việt Nam trải qua ba năm trong trại tập trung, và sau đó thêm hai năm nữa vì âm mưu trốn thoát. Mẹ tôi là một nghệ sĩ trình diễn piano.
Họ trốn thoát bằng một chiếc thuyền nhỏ năm 1980, mất 10 ngày vô định trên biển, hải trình cha tôi dựa theo các vì sao. Hải tặc tấn công bảy lần, cướp bóc thật tàn bạo, may thay cha mẹ tôi còn sống.
Họ đến vùng đất lạ chỉ với quần áo mang trên vai, cha mẹ tôi xây dựng cuộc sống từ bàn tay trắng.
Suốt 36 năm qua, hai ông bà chưa bao giờ trở lại dù rất nhớ nhà, họ cương quyết không trở về cho đến khi bọn cầm quyền thối nát đã cướp đi quê hương và tự do không còn thống trị nữa.
Cha mẹ đã già đi nhiều, bọn cầm quyền chẳng thay đổi gì cả. Tôi e rằng ngày trốn thoát ra đi hồi trước, cũng là lần cuối cùng cha mẹ thấy Việt Nam.
Đôi khi bực tức, lẽ ra tôi không nên, không phải vì ai làm cho tôi giận. Đi du lịch rất thích thú, ăn những món ngon, gặp những người đáng gặp, hiểu biết về nền văn hóa khác và về thế giới.
Tôi tức giận vì người ta gọi HCM city, thay vì gọi tên thật nơi đó phải là Sài Gòn.
Tôi bực tức vì mọi người khoe rằng mọi thứ ở bên đó đều rẽ, họ không biết rằng sẽ phải trả một cái giá nào đó cho thứ rẻ tiền.
Tôi bực bởi vì tôi biết cha mẹ tôi nhớ nhà, nhiều người hỏi ông bà - sao chưa bỏ qua chuyện cũ, hay sao không dùng ngày nghỉ phép để về thăm quê nhà...
Làm sao bỏ qua chuyện cũ được, khi những thứ yêu quý nhất bị tước đoạt ra khỏi tay mình.
...
Tôi hình dung ra mẹ khi còn nhỏ, bỏ chân không đang chạy trong đồn điền cà phê của chính gia đình mẹ. Tôi vẫn thấy cha tôi trong quân phục ngụy trang, đang trườn mình ngoài mặt trận. Tôi thấy những bóng ma.
Tôi khó thở, cổ họng cứng ngắt và thương tiếc cho quê hương tôi chưa bao giờ biết đến.
Photo: Trung úy Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến 1974.
Trung đoàn 32 Biệt động quân, QLVNCH và
Giselle Au-Nhiên Nguyễn
2. Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn:
Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, tốt nghiệp đại học Oxford (Anh), Phụ tá giáo sư Đại học Monash (Úc), cũng là Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về Úc, Đại học Monash.
Được chính phủ Úc tưởng thưởng tài trợ hai lần cho nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam (2005-2010), và nghiên cứu từ 2011-2015 về các cựu chiến binh Việt Nam.
Năm 2007 nhận giải tài trợ nghiên cứu Harold White của thư viện quốc gia Úc (National Library of Australia).
Năm 2011 nhận giải tài trợ nghiên cứu của đại học Oxford (Anh).
Nathalie là tác giả của bốn quyển sách, hai trong số đó đã được dịch sang các ngôn ngữ khác.
Bài dịch từ lời tựa của quyển South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (Người Lính Miền Nam Việt Nam: Những Ký ức về Chiến Tranh Việt Nam và Hậu Chiến).
Dân chúng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa - Nam Việt Nam đã bị bỏ quên rất nhiều trong sử sách về chiến tranh Việt Nam. Thiếu sót những cái nhìn đúng đắn về Quân lực Việt Nam Cộng Hóa trong chính sử về chiến tranh Việt Nam đã thúc đẩy tôi xuất bản quyển sách gần đây:
South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (Người lính miền Nam Việt Nam: Những ký ức về chiến tranh Việt Nam và hậu chiến).
Xin dâng tặng cha: Nguyễn Triệu Dan, mất năm 2013.
Cha tôi không phải là quân nhân, ông là nhà ngoại giao của miền Nam Việt Nam.
Ông xuất thân từ đại gia đình theo Phật giáo, có học thức ở miền Bắc Việt Nam. Gia tộc bắt nguồn tư thế kỷ thứ 15.
Di cư ào ạt
Đảng CS và HCM lên cầm quyền năm 1945 khiến dòng họ Nguyễn phải lìa xa quê cha đất tổ. Hàng chục ngàn người Việt Nam chết trong cuộc thanh trừng của cộng sản năm 1945-46. Nhiều người trong gia tộc Nguyễn đã chạy trốn vào miền Nam hay ra hải ngoại vào những năm 1950.
Photo: Họ là một phần của cuộc di cư tập thể của hơn một triệu người phải bỏ miền Bắc CS, chạy vào Nam không CS sau khi Hiệp Định Genève chia đôi Việt Nam năm 1954.
Miền Nam luôn ít dân số hơn miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, Nam Việt Nam có khoảng 10 hay có thể là 11 triệu người. Một quốc gia nhỏ đang trỗi dậy từ thời kỳ thuộc địa và dính vào cuộc chiến tranh dai dẳng, nhưng đã cố gắng thu nhận dòng người tỵ nạn khổng lồ chạy từ miền Bắc Cộng sản vào.
Cha tôi và nhiều người khác, từ miền Nam, Trung hay miền Bắc Việt Nam, đều coi chủ nghĩa cộng sản là một tín ngưỡng ngoại lại gây chia rẽ và phá hoại.
Họ phục vụ Nam Việt Nam với hy vọng lớn lao cho tương lai của đất nước. Họ tin rằng với thời gian, Nam Việt Nam sẽ phát triển thành một quốc gia dân chủ thực sự. Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, là một cú đấm kinh hoàng cho họ.
Photo: Biệt động quân chiến đấu hồi Tết Mậu thân 1968
Nam Việt Nam đã phải trả cái giá khiếp đảm cho chiến tranh. Hơn một phần tư triệu quân nhân miền Nam Việt Nam tử trận từ năm 1955 đến năm 1975.
Chỉ riêng năm 1972, 39.587 chiến sĩ Nam Việt Nam tử trận khi đang chiến đấu.
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, không còn cơ hội cho cựu quân nhân Việt Nam nói về chiến tranh, và để suy tư về những đóng góp cũng như cuộc sống của họ sau chiến tranh.
Người cựu chiến binh lâu đời nhất tôi phỏng vấn - chắc chắn là một trong những cựu chiến bình lớn tuổi nhất - ông sinh năm 1917, năm 1939 tình nguyện tham gia quân đội Pháp để "chiến đấu chống phát-xít", công việc đầu tiên là sĩ quan báo chí ở Bắc Phi năm 1940 của Lực Lượng Pháp Tự Do (chống Đức quốc xã).
Ông đã có mặt trong ba cuộc chiến - Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam - trải quá 10 năm bị giam cầm trong các trại "cải tạo" của cộng sản sau năm 1975, trước khi ông tái định cư tại Úc. Tuy gần một trăm tuổi, ông đã có mặt trong buổi ra mắt sách của tôi ở Melbourne vào tháng 5 năm 2016.
Nhiều người vào quân đội lúc còn thanh thiếu niên, hoặc sau khi học xong đại học. Tôi rất xúc động khi các cựu quân nhân nói rằng họ rất vui vì có cơ hội kể câu chuyện của họ, và đưa cho tôi thêm tài liệu như các tạp chí, ảnh chụp và các bài viết đăng trên các báo cộng đồng hoặc các trang web. Thật rõ ràng, các cựu chiến binh đã ý thức được sự im lặng về những kinh nghiệm của họ.
Quyển South Vietnamese Soldiers (Những Người Lính Nam Việt Nam) dựa trên 52 chuyện truyền khẩu nói về kinh nghiệm của hai thế hệ quân nhân, thuộc mọi quân chủng của QLVNCH - Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy Quân lục chiến, Sư đoàn Nhảy dù, Biệt Động quân, Địa Phương quân và Nghĩa quân, Nữ quân nhân.
Tôi đã thu thập nhiều tài liệu từ các nguồn lưu trữ khác nhau cho công việc nghiên cứu, bao gồm các bài báo lịch sử viết về các đơn vị bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt, các bài tiểu luận và hồi ký, các tài liệu của chính phủ Úc và hồ sơ về các chính sách của Úc.
Photo: Nữ quân nhân QLVNCH (Nhảy dù, Chiến tranh chính trị, Hải quân)
Những câu chuyện đáng quan tâm:
Có nhiều câu chuyện đáng chú ý của các cựu chiến binh, họ từng là sĩ quan cấp dưới trong chiến tranh, trốn thoát khỏi xứ, đi tỵ nạn, họ từng bị giam cầm nhiều năm trong chiến dịch "Quần đảo tre" (Bamboo Gulag - Trại lao động khổ sai) khét tiếng của Việt Nam - một trung úy trẻ thuộc Địa Phương quân trốn khỏi Việt Nam, tái định cư tại Úc, sau đó gia nhập quân đội Úc với vài trò Tuyên úy trong thập niên 1990.
Hoặc chuyện của phi công Chinook, di tản thường dân ra khỏi An Lộc lúc đang bị CS bao vây năm 1972.
Photo: Trực thăng Chinook của Không lực VNCH di tản đồng bào khỏi An Lộc 1972
Một câu chuyện chưa bao giờ được kể lại về tội ác chiến tranh của CS năm 1975, nhóm 12 tù binh chiến tranh miền Nam bị lính Bắc Việt bắn chết và chôn trong một hố chôn tập thể.
Chuyện của các bác sĩ quân y - tốt nghiệp Đại học y khoa Sài Gòn, tình nguyện phục vụ trong các đơn vị ưu tú của QLVNCH - những kinh nghiệm cá nhân của họ lúc phục vụ ở tiền tuyến.
Cuốn sách bao gồm lịch sử của Đoàn Nữ quân nhân. Một trong những nữ cựu chiến binh đã tình nguyện gia nhập quân đội ở tuổi 19 vào năm 1955, phục vụ 16 năm trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bảy người trong số cựu chiến binh thuộc Sư đoàn Nhảy dù. Nhiều ảnh của cô cho thấy lúc đang nhảy dù ra khỏi máy bay vào năm 1957.
Khi chiến tranh leo thang vào cuối những năm 1960, nhiều phụ nữ đã tình nguyện phục vụ trong quân đội với cấp bậc hạ sĩ quan, hoặc sĩ quan cấp dưới cho tới khi chiến tranh kết thúc.
Một khía cạnh ít được biết đến về chính sách của chính phủ Úc đối với cựu chiến binh Việt Nam cũng được tìm hiểu: việc trao tiền lương hưu cho các cựu chiến binh cũng như các cuộc tranh luận nảy sinh vì vấn đề này tại Quốc hội Úc trong những năm 1980.
Cuối cùng, những sự vang dội đang xảy ra của cuộc chiến đối với thế hệ kế tiếp được tìm hiểu qua một chương đề cập về con em của các cựu quân nhân.
Thành tựu then chốt cho dự án của tôi là một kho lưu trữ tài liệu mới, được thành lập tại Thư viện Quốc gia Australia mang tên là: "Dự án lịch sử qua truyền khẩu của Các cựu chiến binh Việt Nam tại Úc" (Vietnamese veterans in Australia oral history project), bao gồm 36 câu chuyện truyền khẩu.
Tất cả sẽ được bảo tồn vĩnh viễn cho các thế hệ tương lai và cho đến lúc Việt Năm sau cùng phải thừa nhận đây là một phần của lịch sử.
Sách đã xuất bản của Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn.
VNCH-Ngoc Trương dịch 2018.01.26
-----------------------------
Tham khảo:
- http://www.smh.com.au/…/the-pain-of-seeing-travel-snaps-fro…
- https://www.sbs.com.au/…/08/stories-vietnam-war-soldiers-dog
- http://asaa.asn.au/untold-stories-south-vietnams-forgotten…/
- http://profiles.arts.monash.edu.au/nathalie-nguyen/
- http://vnchtoday.blogspot.ca/…/cuu-nu-quan-nhan-qlvnch-mu-o…
- https://hoiquanphidung.com/showthread.php…
- https://dongsongcu.wordpress.com/…/phan-doan-nu-quan-nhan-…/
27.01.2018
VNCH-Ngoc Trương
danlambaovn.blogspot.com

1 Kommentar:

  1. Tuyên dương cho làm vào rồi dân họ cười vào mặt cho mấy thằng phản quốc vô đạo đức rồi còn hay thích làm trò lố, không hiểu trên người chúng mày còn tí sỹ diên nào nữa không

    AntwortenLöschen