South China Morning Post – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông
Lữ Cường, cho biết hôm thứ Bảy rằng khu trục hạm Hoa Kỳ có hỏa tiễn đạn
đạo USS Hopper đã hải hành trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá
Scarborough Shoat, được gọi là Đảo Hoàng Hải, Trung Quốc vào tối thứ Tư.
“Hải quân Trung Quốc đã tiến hành các thủ tục xác định theo luật pháp
và cảnh cáo chiến hạm Mỹ nên rời khỏi vùng,” ông Lữ Cường nói. “Trung
Quốc rất bất mãn về sự kiện này của Hoa Kỳ và sẽ có những biện pháp cần
thiết để bảo vệ chủ quyền của mình”.
Cuộc chạm trán giữa hai lực
lượng hải quân cho thấy căng thẳng kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
trong vùng tranh chấp Biển Đông bởi ít nhất sáu quốc gia.
Cách
đây hơn một năm, một chiếc phi cơ Hải quân Hoa Kỳ và một chiếc máy bay
giám sát của Trung Quốc đã bay gần nhau trong vòng 300 mét (1.000 feet)
gần bãi đá Scarborough Shoal.
Bãi biển ngoài khơi phía tây của
Phi Luật Tân được coi là địa điểm chiến lược giữa các nước tranh giành
chủ quyền vì nó nằm trong phạm vi gần gủi của các lực lượng Hoa Kỳ đóng
tại Phi Luật Tân. Một căn cứ tiền đồn quân đội ở vùng này có thể ngăn
chặn chiến hạm hải quân các quốc gia khác sử dụng một lối đi phía Đông
bắc đến vùng biển này.
Bắc Kinh và Manila đã có những lộn xộn
trong vùng bải đá này từ năm 2013, khi Manila đưa sự tranh chấp lên một
tòa án quốc tế tại The Hague. Toà án đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng
“đoạn đường chin đoạn” (nine-dash line) nền tảng tuyên bố chủ quyền của
Bắc Kinh đối với phần lớn vùng Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Photo Credit: SCMP
Photo Credit: SCMP
Tuy nhiên, theo các hình ảnh từ vệ tinh, Trung Quốc đã xây cất các hòn
đảo nhân tạo và các cơ sở của họ trên các vùng đang tranh chấp trên
biển.
Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền của vùng biển này, nhưng
nói rằng họ có quyền thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trong khu
vực.
Bà Zhang Jie, một chuyên gia về vấn đề Đông Nam Á tại Học
viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết hôm thứ Tư đây là lần đầu
tiên một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ đã đến gần các hòn đảo được mô
tả là “vùng rất nhạy cảm”. Bắc Kinh cho rằng bất kỳ cuộc hải hành nào
của Hoa Kỳ trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo được cho là một sự
xâm nhập vào lãnh hải của mình.
Vào tháng 6 năm 2016, Hoa Kỳ đã
có tổng cộng ba khu trục hạm di chuyển trong phạm vi từ 14 đến 20 hải lý
của quần đảo đá ngầm và quần đảo Trường Sa.
“Trên phương diện ngoại giao hiện nay Phi Luật Tân đang công bố chủ quyền trên vùng biển này”, bà nói.
“Chính quyền Phi Luật Tân đã yêu cầu Trung Quốc ngưng việc xây cất
trên bờ biển, tuy nhiên Trung Quốc vẫn tiếp tục. Sự quan hệ của cả hai
quốc gia trên vùng biển này vẫn ổn định”.
Bà Zhang cho biết vùng
Biển Đông sẽ có những cuộc đối đầu thường xuyên hơn giữa quân đội Hoa Kỳ
và Trung Quốc ở vùng biển này. Hoa Thịnh Đốn đã xem Trung Quốc và Nga
là trọng tâm chiến lược quốc phòng mới.
“Biển Đông sẽ là nơi hai
cường quốc Mỹ và Trung Quốc đương đầu nhau để giành quyền lực quân sự và
cũng sẽ là một cuộc xung đột lâu dài. “
Ngọc Thạch (Theo SCMP)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen