Bản quyền hình ảnhOTHERImage caption
Ở vòng hai bầu tân tổng giám đốc UNESCO, ứng viên Phạm Sanh Châu
của Việt Nam hiện đứng vị trí áp chót.
Ông Phạm Sanh Châu được năm phiếu, ngang với ứng viên Đường Kiền
(Qian Tang) của Trung Quốc, và trên ứng viên Vera El Khoury của
Lebanon, người được ba phiếu.
Cuộc bỏ phiếu tìm tân lãnh đạo UNESCO nhóm họp tại Paris từ hôm thứ
Sáu.
Để trở thành người đứng đầu tổ chức phụ trách giáo dục, khoa học và
văn hóa của Liên Hiệp Quốc, ứng viên cần giành được ít nhất 30
phiếu bầu.
Ứng viên được ủy ban bầu chọn cũng phải được 195 quốc gia thành
viên của UNESCO chuẩn thuận trong tháng 11, tuy đây chỉ là thủ tục
mang tính hình thức.
Không có thay đổi ở ba vị trí dẫn đầu
Tiếp tục dẫn đầu cuộc đua là nhà ngoại giao Qatar Hamad bin
Abdulaziz al-Kawari, với 20 phiếu ủng hộ từ 58 thành viên hội đồng
bầu chọn.
Ứng viên Audrey Azoulay của Pháp hiện đứng thứ hai, với 13 phiếu
bầu.
Ở vị trí thứ ba là nhà ngoại giao kỳ cựu của Ai Cập, Moushira
Khattab, được 12 phiếu.
Nếu không có ứng viên nào giành được đa số quá bán sau vòng bầu
chọn thứ tư, thì tiếp theo sẽ là vòng đối đầu trực tiếp giữa hai
ứng viên được nhiều phiếu nhất.
Hầu hết các ứng viên đều thừa nhận là cần phải cải tổ tổ chức 71
năm tuổi, vốn bị cáo buộc là quan liêu và làm việc kém hiệu quả.
UNESCO đã bị cáo buộc là thiên vị trong cuộc xung đột Israel -
Palestine, và đã khiến Israel cùng đồng minh của nước này là Hoa Kỳ
tức giận khi trao quy chế thành viên đầy đủ cho Palestine hồi năm
2011.
Cả hai quốc gia sau đó đã ngưng cấp ngân khoản cho UNESCO.
Các nước Ả-rập thì than phiền là UNESCO chưa từng có lãnh đạo là
người đến từ khu vực này.
Bản quyền hình ảnhPIERRE ANDRIEU/AFP/GETTY IMAGESImage caption
Tuy nhiên, UNESCO không áp dụng việc bầu chọn lãnh đạo theo hình
thức các khu vực trên thế giới luân phiên nhau như đối với việc bầu
chọn tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Trong cuộc chạy đua vào vị trí tổng giám đốc UNESCO, tính đến nay
đã có ba ứng viên dừng bước.
Đại diện Guatemala và Iraq rút lui trước khi ủy ban bầu chọn tiến
hành thảo luận, còn ứng viên Azerbaijan, sau vòng bỏ phiếu đầu
tiên.
Ở vòng trước, ứng viên của Azerbaijan giành được hai phiếu, thấp
nhất cùng hạng với Đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam.
Tổng giám đốc hiện thời là bà Irina Bukova người Bulgaria, sẽ ra đi
sau khi nắm vị trí này hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ bốn năm.
Trong cuộc đua hiện còn sáu ứng viên đến từ các nước Ai Cập, Qatar,
Trung Quốc, Azerbaijan, Việt Nam và Pháp.
Tất cả đều cam kết sẽ không để chính trị chi phối hoạt động của
mình.
Tuy nhiên, phóng viên BBC Imogen Foulkes tường thuật từ Geneva rằng
bất kỳ người nào trở thành tân lãnh đạo của UNESCO cũng sẽ phải
đương đầu với những thách thức to lớn.
Việc thiếu nguồn quỹ đã đe dọa một số dự án nổi tiếng nhất của
UNESCO, trong lúc nếu có dự án nào thực hiện mà không được lòng một
quốc gia thành viên bất kỳ, thì quốc gia đó có thể dừng việc đóng
góp cho UNESCO.
__._,_.___
Posted by: Gia Cat <giacat54@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen