Không chỉ trong dịp Đại hội Đảng, mà trong năm năm qua, chế độ Bắc
Kinh đã tăng cường kiểm soát internet, siết chặt tự do tín ngưỡng,
tự do ngôn luận…TC ngày nay bị xếp thứ 176/180 nước trong bảng xếp
hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt cho biết :
Xã hội TC ngày nay là một xã hội bị bịt miệng, với việc kiểm duyệt
càng thêm hoàn hảo dưới thời Tập Cận Bình, theo nhà nghiên cứu
Chloé Froissart, thuộc Trung tâm nghiên cứu về TC đương đại.
Bà nói : « Người ta có thể ghi nhận một chủ trương chung về việc
tái lập kiểm soát nhiều lãnh vực khác nhau của xã hội dân sự, từ
các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng tôn giáo cho đến truyền thông,
giới luật gia và các trường đại học.
Các tổ chức xã hội đã phát triển mạnh tại TC từ 20 năm qua, đa số
nằm trong một vùng xám được chính quyền làm ngơ, nhưng không được
hợp thức hóa bằng luật pháp. Ý định rõ ràng của Tập Cận Bình là tái
lập việc kiểm soát vùng xám này, hệ thống hóa các đạo luật giúp các
tổ chức xã hội sống sót nhưng chỉ được hoạt động như là những tổ
chức phụ trợ cho đảng Cộng Sản. Đảng muốn duy trì sự ổn định và
thống trị xã hội».
Tất cả các công dân dám lên tiếng cho các giá trị xã hội có nguy cơ
bị khởi tố vì tội « lật đổ chính quyền » hay « gây rối trật tự công
cộng ».
Cụ thể, có bốn lãnh vực đặc biệt bị siết chặt trong 5 năm qua.
Trước hết là internet. TC từ lâu đã nổi tiếng với « Vạn Lý Hỏa Thành », bức tường lửa vĩ đại ngăn chận mọi thứ bị coi là không chính
thống. Các bài viết hoặc lời bình nhạy cảm đều bị xóa, và nhiều
trang web nước ngoài (Google, Facebook, YouTube, Twitter,
Instagram, Dailymotion) bị phong tỏa.
Tháng 6/2017, đạo luật an ninh mạng đã hạn chế thêm quyền tự do
ngôn luận, buộc các công ty internet phải lưu trữ dữ liệu của người
sử dụng tại TC. Chính quyền đóng cửa các blog thông tin bình dân,
các trang web đăng tải video được lệnh xóa các nội dung « không phù
hợp với các tiêu chuẩn chính trị và đạo đức ». Trước khi bước vào
Đại hội Đảng 19 lần này, Bắc Kinh bắt đầu phong tỏa các VPN, tức
những phần mềm giúp vượt tường lửa.
Về tư pháp, tháng 7/2015 một mẻ lưới quy mô chưa từng thấy đã được
giăng ra : trên 200 luật sư đã bị công an câu lưu, thẩm vấn. Các
luật sư bị bắt nổi tiếng là chuyên biện hộ cho những thân chủ «
nhạy cảm » : các nhà đấu tranh dân chủ, học viên Pháp Luân Công hay
các nhà đối lập. Đa số sau đó đã được thả ra, nhưng một số luật sư
sau đó bị kết án thậm chí đến bảy năm tù.
Đối với các nhà ly khai lại càng tệ hại. Thậm chí giải Nobel Hòa
bình 2010 Lưu Hiểu Ba, bị án tù 11 năm, khi phát bệnh ung thư, cũng
đã phải chết đi trong tình trạng bị quản thúc, bất chấp những lời
kêu gọi trả tự do cho ông của cộng đồng quốc tế. Cái chết của nhà
hoạt động ôn hòa 61 tuổi nổi tiếng thế giới, đã gây ra một làn sóng
thất vọng trong giới đấu tranh dân chủ. Vợ ông Lưu Hiểu Ba là nhà
thơ Lưu Hà, dù không phạm bất cứ tội danh nào, cũng vẫn bị quản
thúc từ bảy năm qua.
Một đạo luật về an ninh quốc gia năm 2015 đã tạo ra nhiều lo ngại
cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, vì trao nhiều quyền hạn cho
ngành an ninh để kiếm soát xã hội dân sự. Còn tại Hồng Kông, bàn
tay sắt của Bắc Kinh ngày càng lộ rõ, nhất là sau vụ bắt cóc các
chủ nhà sách chuyên xuất bản những tác phẩm tiết lộ về đời tư các
lãnh đạo Hoa lục.
Về tự do tín ngưỡng, chế độ áp đặt những hạn chế khắt khe với Hồi
giáo, vì lo sợ các vụ nổi dậy ở vùng Tân Cương. Bắt đầu từ năm nay,
khăn choàng Hồi giáo và những bộ râu bị cho là « không bình thường » đều bị cấm. Và từ năm 2018, các tôn giáo nếu muốn mở trường phải
chịu nhiều điều kiện khắt khe. Tại Tân Cương, nhà nước hạn chế cấp
hộ chiếu, công chức và sinh viên học sinh không được tham gia mùa
chay Ramadan. Còn tại Tây Tạng, các nhà sư bị giám sát chặt chẽ,
mỗi lần di chuyển phải xin giấy phép đặc biệt.
Tóm lại, năm năm cầm quyền vừa qua của ông Tập Cận Bình không có gì
tốt đẹp đối với các nhà đấu tranh nhân quyền, luật gia, blogger
hoặc tất cả những ai không ngoan ngoãn tuân theo đường lối của đảng
Cộng Sản Trung Quốc.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen