Mittwoch, 17. Dezember 2014

Cầu cót ép bê tông, người trẻ hơn trên giấy

(Người Việt) - Dù ai nói ngả nói nghiêng thì chúng ta vẫn hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Việt Nam là một đất nước có những chuyện lạ kỳ nhất thế giới.  

a
Cầu Ngũ Huyện Khê, sau 2 tháng đưa vào sử dụng trơ lõi thép và cót ép. Ảnh: vnexpress
Chắc quý bạn đọc vẫn còn nhớ, hồi tháng 6 năm 2013, người dân khu vực 10, P.Hưng Phú, Q.Cái Răng (Cần Thơ) liên tục chứng kiến đơn vị thi công công trình xây dựng hệ thống cống thoát nước thải lớn nhất Cần Thơ làm rớt vỡ tấm đan.

Đó là một sự lạ, vì tấm đan từ trước đến nay rất bền, đâu có lý nào cứ làm rớt xuống là vỡ vụn như cái ly thủy tinh? Hóa ra nguyên nhân là đây, khi bị vỡ, bên trong các tấm đan này mới lộ ra hai miếng cốt tre mỏng manh. Ngay sau khi phát hiện, các công nhân này không dám thi công tiếp, biến mất khỏi hiện trường, mọi hoạt động bị đình trệ.
Tháng 6 năm 2014, người dân trong khu vực tổ 25B, ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, một chiếc xe tải 5 tấn khi đi vào khu tái định cư của ấp thì làm vỡ hai tấm đan mương thoát nước được làm bằng bê tông. Trong đó có một tấm đan dày khoảng 7cm bị vỡ ở giữa một lỗ lớn, bên trong lõi bê tông thấy nhiều thanh tre đã khô, mục.
Cứ tưởng kỹ thuật làm bê tông cốt tre chỉ xuất hiện ở tỉnh lẻ, ai ngờ mới đây, ngay tại thủ đô Hà Nội, người ta cũng đã nhanh chóng ứng dụng kỹ thuật đột phá này trong việc làm cầu đường. Số là cầu Ngũ Huyện Khê (Đông Anh, Hà Nội) nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, vừa đưa vào hoạt động được gần 2 tháng nhưng mặt đường đã bị vỡ, khe co giãn trơ ra lõi thép và...cót ép. 
Vụ việc động trời này được ông Nguyễn Sỹ Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án hạ tầng tả ngạn cho rằng, do gấp rút phục vụ thông xe ngày 9/10 nên các vị trí khe co giãn được chèn tạm bằng bao tải cát, ván gỗ ép rồi trải bê tông nóng chảy lên trên.
Vậy là đã rõ, để thông xe kịp tiến độ, đơn vị thi công đã có sáng kiến lấp các khe co giãn cầu bằng ván gỗ ép rồi phủ một lớp bê tông nóng lên trên, trông như đúng rồi, không ai biết đó là đâu. Chẳng may là do quá trình xe chạy qua, các khe nứt này giãn ra, ván gỗ ép chịu không thấu mới lòi ra trò làm ăn ẩu tả của nhà thầu.
Qua ba thí dụ sơ sơ kể trên, có thể thấy có lẽ không đâu trên thế giới có tinh thần “vừa sáng tạo vừa tiết kiệm” như các đơn vị thi công xây dựng ở Việt Nam. Mà cũng phải thôi, Việt Nam mình là xứ sở của các loài tre nứa, chúng được trồng ở khắp nơi, không lấy mà bổ sung, thay thế cho thép để làm lõi bê tông cũng phí hoài. 
Nhưng vẫn chưa hết chuyện ly kỳ đâu thưa bạn đọc. Mới đây báo chí còn tung hê một chuyện rất vui ở Sở Y tế Cà Mau. Nữ bác sĩ Đặng Bé Nam, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, sẽ hết hạn công tác vào ngày 31/12 và sẽ được nghỉ hưu vào ngày 1/6/2015. Tuy nhiên ngày 4/12/2014, ông Huỳnh Quốc Việt, GĐ Sở Y tế Cà Mau thông báo họp khẩn, triển khai quyết định tái bổ nhiệm nữ bác sĩ Đặng Bé Nam thêm 3 năm nữa, từ ngày 1/12/2014.
Trên báo Tiền phong, ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau nói: “Bác sĩ Đặng Bé Nam được tái bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Sản- Nhi Cà Mau là trường hợp đặc biệt, nhìn thấy còn trẻ hơn trên giấy!”.
Từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến nay, tôi chưa từng nghe thấy cái lý do bổ nhiệm cán bộ nào lạ kỳ đến như vậy, bà bác sĩ Bé Nam này chắc chắn phải là trường hợp đặc biệt lắm, bởi ông Giám đốc Sở Y tế Cà Mau đã phải công nhận “nhìn trẻ hơn trên giấy”.
Trên các diễn đàn và mạng xã hội, người ta bình luận về vụ này vui lắm, có người đòi hỏi Sở Y tế Cà Mau phải tạo điều kiện cho người dân được “mục sở thị” cái sự “trẻ hơn trên giấy” này của bác sĩ Bé Nam thì mới tin lời ông Giám đốc.
Có người cắc cớ hơn, họ đòi hỏi ông Giám đốc phải chứng minh bác sĩ Bé Nam “trẻ hơn trên giấy” là trẻ thế nào, vì nhỡ đâu có trường hợp mặt thì già nhăn nhưng đi mỹ viện phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt để trông “trẻ hơn trên giấy” thì cũng bổ nhiệm lại chức vụ hay sao?
Cho dù vì lý do gì, thì chuyện một bà giám đốc được bổ nhiệm thêm chức vụ sau 3 năm khi đến tuổi hưu chỉ vì cấp trên thấy đây là trường hợp đặc biệt, “nhìn thấy trẻ hơn trên giấy” cũng là chuyện hài “không đỡ nổi”.
Nghe đâu đằng sau câu chuyện này là một sự thực khác, bà Bé Nam cho biết bệnh viện đang xây dựng dở dang, Sở Y tế Cà Mau nhìn nhận những đóng góp và sự cần thiết của bà đối với bệnh viện trong giai đoạn này nên mới có quyết định bổ nhiệm thêm ba năm để tiếp tục hoàn thiện và duy trì sự phát triển bền vững cho bệnh viện.
Thật là chẳng biết đâu mà lần. Làm cầu làm đường, cần vật liệu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, cần sắt, thép thì người ra sẵn sàng độn cốt tre, cót ép, ván ép vào cho qua chuyện, lại dôi ra được một cơ số tiền rất chi là vui vẻ. Làm lãnh đạo cần người có năng lực chuyên môn, đúng tuổi để gánh vác công việc thì cấp trên lại “độn” người đã quá tuổi lên vì “nhìn trẻ hơn trên giấy”.
Quả thật, đến Thượng Đế chắc cũng không thể hiểu được cái chuẩn mực đang được vận dụng tùy ý, tùy tâm ở cái xứ sở này ra

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen