Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Vụ gia đình ông cựu tổng thanh tra Trần Văn Truyền có quá nhiều nhà đất với khối tài sản kếch sù vừa được phát hiện vẫn tiếp tục khuấy động sự bất mãn của dư luận làm lan ra cả những ông khác. Đúng là ông này làm hại “anh em,” cháy nhà mình làm cháy cả nhà háng xóm.
Cái nhà to quá giữa khu đất vàng nên ông Cựu chủ tịch Hà Nội chưa chịu trả
Sau vụ ông Truyền, người bị “văng miểng” đầu tiên cũng từng là một quan to giữa thủ đô. Ngay tuần này, lại um xùm vụ ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội sau khi rời chức vụ được 8 năm vẫn chưa chịu trả lại nhà cho nhà nước. Ngoài ra theo báo Tiền Phong: Cựu chủ tịch “chê” chung cư, “thích” xài biệt thự, nói rõ hơn là ông còn đặt vấn đề phải thuê cho ông cái nhà sang mới chịu dời đi. Đúng là “cha thiên hạ” thật.
Câu chuyện tưởng như đã xong từ 8 năm trước (năm 2006) khi thành phố Hà Nội thông báo không bán biệt thự cho cựu chủ tịch thành phố Hoàng Văn Nghiên. Thế nhưng chỉ vỉ một điều khoản nhỏ là phải tìm nhà cho ông Nghiên trước khi thu hồi biệt thự của nhà nước kéo dài gần chục năm bỗng quá khó như… lên trời. Làm rúng động cả đến Ủy Ban Nhân Dân và nhân dân thành phố.
Sự thật trước khi bước lên ghế chủ tịch TP Hà Nội, ông Nghiên không phải là dân vô gia cư mà ông có nhà cửa đàng hoàng. Theo ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, ông phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - trước khi tới sinh sống tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (của nhà nước), ông Hoàng Văn Nghiên sinh sống ở một ngôi nhà thuộc phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng).
Không những thế, hiện nay bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa của nhà nước mà chỉ có con trai ông là Hoàng Hữu Nam cùng vợ con sống tại đó. Còn ông Nghiên hiện đang sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm nhất của thủ đô. Đó là căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội.
Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa rộng hơn 400 m2 mà cựu Chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên chưa chịu trả nằm giữa "khu đất vàng" tại phường Hàng Bài - Hà Nội. Trong khi các căn nhà lân cận cho thuê với giá từ $1000 USD trở lên (tương đương với 30 m2 trở lên) thì căn biệt thự mà ông Nghiên thuê trên thửa đất rộng 411 m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng ($22 đô)/tháng, chỉ có giá bằng 10 tô phở.
Theo ông Liêm, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. “Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra.” Cái sự chây ì của ông Nghiêm một phần lớn là do sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý.
Tại sao phải vất vả đi tìm nhà đổi cho ông Nghiên?
Để trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên sẽ được thuê và mua ngôi nhà tại dự án phía Đông hồ Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy) trị giá trên dưới 30 tỉ đồng.
Việc cơ quan chức năng TP Hà Nội tìm nhà rồi “đàm phán” để thuyết phục nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa đang gây chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết vì quy định pháp luật không bắt buộc phải cấp nhà công vụ đối với cán bộ là người địa phương.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, cho biết Luật Nhà ở có hiệu lực từ năm 2006 đã quy định rõ việc quản lý, bàn giao, thu hồi nhà ở công vụ và ông Nghiên là Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994 - 2004 và bắt đầu thuê căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vào năm 2001, tức là trước khi Luật Nhà ở ra đời.
Ông Hùng nhấn mạnh:
“Tuy vậy, dù trong bất cứ giai đoạn nào thì nguyên tắc chung là nhà ở công vụ đều phải trả lại cho nhà nước bởi đây là tài sản được dùng với mục đích công; nếu mua, bán, cho ở thuê, ở nhờ không phải vì mục đích công là đều sai.”
Không đồng tình với việc ông Hoàng Văn Nghiên chần chừ trả nhà công vụ và đòi hỏi TP Hà Nội phải bố trí chỗ ở khi thực tế ông không khó khăn về nhà ở, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc ông Nghiên được cấp ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để ở theo dạng nhà công vụ và nay được cho thuê lại với giá 459,688 đồng ($22 đô)/tháng là không thỏa đáng. Ông Liêm dẫn chứng hiện biệt thự thì đã được gia đình con trai ông Nghiên sinh sống từ lâu, có nghĩa là ông không hề khó khăn về nhà ở.
Ông Liêm nói, “Việc Hà Nội cấp nhà đất cho ông Nghiên thuê như vậy có khác gì cấp chỗ ở cho con trai ông Nghiên. Mà tại sao lại vừa cấp đất, rồi lại bỏ tiền xây dựng nhà cửa hoành tráng như thế được chứ ?”
Khu đất để xây biệt thự phía Đông hồ Nghĩa Đô là “khu đất vàng” của quận Cầu Giấy, giao thông rất thuận tiện. Khu dự án biệt thự này nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, rộng khoảng 0,4 ha, chỉ xây dựng 19 căn biệt thự với diện tích từ 140-200 m2/căn. Hiện ở đây có 5 căn biệt thự đã xây thô xong, trong đó có 2 căn đang hoàn thiện nội thất. Căn biệt thự diện tích đất 163 m2 được UBND TP Hà Nội dự định mua và cho ông Hoàng Văn Nghiên thuê, sau đó có thể mua lại.
Theo giới kinh doanh địa ốc và người dân địa phương, giá đất ở khu vực này giai đoạn “sốt” là khoảng hơn 200 triệu đồng/m2, hiện nay giảm còn khoảng 130-170 triệu đồng/m2. Như vậy, chỉ riêng với lô đất có diện tích 163 m2 mà UBND TP Hà Nội chấp thuận mua và xây nhà biệt thự để nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thuê và có thể mua, có giá bán hơn 27 tỉ đồng. Còn nếu tính cả chi phí xây dựng, có thể lên đến trên dưới 30 tỉ đồng.
Người dân Hà Nội chê ngài cựu chủ tịch tham lam quá đáng nhưng 8 năm nay ngài vẫn tỉnh bơ? Đến nay bị dư luận chê bai, rồi mới chịu trả, đúng là kiểu gặm không trôi phải nhả ra.Tại sao ngay cả UBND Thành Phố cũng lúng túng? Nể nang hay ví chút uy quyền chằng chéo còn sót lại của ngài chủ tịch TP?
Nhà của dân khi cần thu hồi thì làm cái rụp là ra đi liền. Không trả thì cưỡng chế, có thế thôi hà cớ gì phải băn khoăn, họp bàn tới bàn lui cho mất thì giờ. Vậy mà ngài Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng cho rằng như thế không phải là tham nhũng. Còn thế nào mới gọi là tham nhũng đây? Chẳng trách tham nhũng cứ cái đà này thì chỉ có thể tham thêm chứ không hy vọng gì bớt.
“Tuy vậy, dù trong bất cứ giai đoạn nào thì nguyên tắc chung là nhà ở công vụ đều phải trả lại cho nhà nước bởi đây là tài sản được dùng với mục đích công; nếu mua, bán, cho ở thuê, ở nhờ không phải vì mục đích công là đều sai.”
Không đồng tình với việc ông Hoàng Văn Nghiên chần chừ trả nhà công vụ và đòi hỏi TP Hà Nội phải bố trí chỗ ở khi thực tế ông không khó khăn về nhà ở, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc ông Nghiên được cấp ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để ở theo dạng nhà công vụ và nay được cho thuê lại với giá 459,688 đồng ($22 đô)/tháng là không thỏa đáng. Ông Liêm dẫn chứng hiện biệt thự thì đã được gia đình con trai ông Nghiên sinh sống từ lâu, có nghĩa là ông không hề khó khăn về nhà ở.
Ông Liêm nói, “Việc Hà Nội cấp nhà đất cho ông Nghiên thuê như vậy có khác gì cấp chỗ ở cho con trai ông Nghiên. Mà tại sao lại vừa cấp đất, rồi lại bỏ tiền xây dựng nhà cửa hoành tráng như thế được chứ ?”
Khu đất để xây biệt thự phía Đông hồ Nghĩa Đô là “khu đất vàng” của quận Cầu Giấy, giao thông rất thuận tiện. Khu dự án biệt thự này nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, rộng khoảng 0,4 ha, chỉ xây dựng 19 căn biệt thự với diện tích từ 140-200 m2/căn. Hiện ở đây có 5 căn biệt thự đã xây thô xong, trong đó có 2 căn đang hoàn thiện nội thất. Căn biệt thự diện tích đất 163 m2 được UBND TP Hà Nội dự định mua và cho ông Hoàng Văn Nghiên thuê, sau đó có thể mua lại.
Theo giới kinh doanh địa ốc và người dân địa phương, giá đất ở khu vực này giai đoạn “sốt” là khoảng hơn 200 triệu đồng/m2, hiện nay giảm còn khoảng 130-170 triệu đồng/m2. Như vậy, chỉ riêng với lô đất có diện tích 163 m2 mà UBND TP Hà Nội chấp thuận mua và xây nhà biệt thự để nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thuê và có thể mua, có giá bán hơn 27 tỉ đồng. Còn nếu tính cả chi phí xây dựng, có thể lên đến trên dưới 30 tỉ đồng.
Người dân Hà Nội chê ngài cựu chủ tịch tham lam quá đáng nhưng 8 năm nay ngài vẫn tỉnh bơ? Đến nay bị dư luận chê bai, rồi mới chịu trả, đúng là kiểu gặm không trôi phải nhả ra.Tại sao ngay cả UBND Thành Phố cũng lúng túng? Nể nang hay ví chút uy quyền chằng chéo còn sót lại của ngài chủ tịch TP?
Nhà của dân khi cần thu hồi thì làm cái rụp là ra đi liền. Không trả thì cưỡng chế, có thế thôi hà cớ gì phải băn khoăn, họp bàn tới bàn lui cho mất thì giờ. Vậy mà ngài Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng cho rằng như thế không phải là tham nhũng. Còn thế nào mới gọi là tham nhũng đây? Chẳng trách tham nhũng cứ cái đà này thì chỉ có thể tham thêm chứ không hy vọng gì bớt.
Ở những lô đất rừng được các quan lấy trồng cao su thế này
vẫn còn dấu tích của những cây cổ thụ khi xưa bị chặt bỏ chỉ còn trơ gốc.
(Ảnh chụp tháng 10, 2014 tại rừng phòng hộ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh)
Hãy nhìn ra nước ngoài
Tổng thống thứ 40 của Mỹ là Ronald Reagan trước khi nghỉ hưu vào năm 1989 đã phải đi tìm nhà ở cho mình. Trước đó ông sống trong dinh thống đốc tiểu bang California khi giữ cương vị này trong nhiều năm.
Còn người tiền nhiệm, tổng thống thứ 39 Jimmy Carter, khi mãn nhiệm đã chuyển về sống tại ngôi nhà mà ông mua trả góp từ năm 1960 khi còn làm cố vấn luật tại hãng chuyên kinh doanh đậu phộng của gia đình và cuối cùng trở thành chủ nhân thực sự của căn nhà.
Tổng thống thứ 42, Bill Clinton, danh tiếng lừng lẫy nhưng, cho đến lúc sắp về hưu không có nhà riêng và hai vợ chồng phải “thắt lưng buộc bụng” để gom đủ $1.7 triệu USD, tính ra tiền Việt vào lúc đó là khoảng 34 tỷ đồng, để mua một ngôi nhà tại thành phố nhỏ Chappaqua, tiểu bang New York.
Còn ở Anh, cứ ông nào lên làm thủ tướng thì dời về số 10 phố Downing ở thủ đô London. Hết nhiệm kỳ hoặc mất chức lập tức phải dọn đi. Có lần, thủ tướng mới dọn đồ về ở trong khi người tiền nhiệm còn đang tất bật chằng buộc chăn đệm, vali chuẩn bị rời đi.
Tội nghiệp các quan ở cơ quan quản lý!
Tổng thống thứ 40 của Mỹ là Ronald Reagan trước khi nghỉ hưu vào năm 1989 đã phải đi tìm nhà ở cho mình. Trước đó ông sống trong dinh thống đốc tiểu bang California khi giữ cương vị này trong nhiều năm.
Còn người tiền nhiệm, tổng thống thứ 39 Jimmy Carter, khi mãn nhiệm đã chuyển về sống tại ngôi nhà mà ông mua trả góp từ năm 1960 khi còn làm cố vấn luật tại hãng chuyên kinh doanh đậu phộng của gia đình và cuối cùng trở thành chủ nhân thực sự của căn nhà.
Tổng thống thứ 42, Bill Clinton, danh tiếng lừng lẫy nhưng, cho đến lúc sắp về hưu không có nhà riêng và hai vợ chồng phải “thắt lưng buộc bụng” để gom đủ $1.7 triệu USD, tính ra tiền Việt vào lúc đó là khoảng 34 tỷ đồng, để mua một ngôi nhà tại thành phố nhỏ Chappaqua, tiểu bang New York.
Còn ở Anh, cứ ông nào lên làm thủ tướng thì dời về số 10 phố Downing ở thủ đô London. Hết nhiệm kỳ hoặc mất chức lập tức phải dọn đi. Có lần, thủ tướng mới dọn đồ về ở trong khi người tiền nhiệm còn đang tất bật chằng buộc chăn đệm, vali chuẩn bị rời đi.
Tội nghiệp các quan ở cơ quan quản lý!
Đó
là chuyện ở nước ngoài, càng làm lớn người ta càng minh bạch và luôn
đặt lòng tự trọng trước danh dự của mình. Nhìn thấy các quan chức nước
người mà chán cho nước mình. Lòng tự trọng đi chơi vắng đâu mất tiêu
rồi. Và các cơ quan quản lý nhà quan ở VN cũng mua lấy sự vất vả vào
mình, nguyên cái việc chạy đi tìm nhà cho quan về hưu thuê đã mướt mồ
hôi rồi còn làm được việc gì nữa. Gặp quan ủng oẳng như ông Nghiên nay
chấp thuận nhà này, mai yêu cầu thuê chỗ khác mới chịu ở còn phải “điều
đình, trao đổi” toát mồ hôi. Tội nghiệp! Dân è cổ đóng thuế nuôi các
quan “vờn” nhau chơi.
Thật ra thì tại khu nhà công vụ của chính phủ ở nhiều nơi cũng đang gặp tình trạng “lùng bùng” như thế. Như khu Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội), có 59 cán bộ nghỉ hưu ở nhà công vụ, song chỉ 11 người làm thủ tục trả nhà. Thế cho nên dư luận đặt câu hỏi “Còn biết bao ông Nghiên, ông Truyền khác?.”
Đàn anh lì lợm nên đàn em “học hỏi.” Mới nhất lại là chuyện của Phó chủ tịch tỉnh lấn chiếm 400 m2 đất công và mới hơn là chuyện Tướng công an xây biệt thự lụi. Xin kể chuyện quan phó chủ tịch trước.
Vừa mới nghỉ hưu hồi tháng 11-2014 đã lấn chiếm đất công
Ông Hà Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới nghỉ hưu từ 1-11-2014 vừa qua đã bị phát hiện lấn chiếm đất công gần 400 m2 và xây dựng biệt thự có tiếng ở Thành Phố Vĩnh Yên.
Đáng chú ý, tổ công tác cho biết quá trình lập hồ sơ xử lý đã gặp vướng mắc khi có 3 gia đình dân lấn chiếm ra khu vực đất của dự án, gồm: ông Phùng Quốc Huy lấn 27.6 m2; ông Nguyễn Trường Tiến lấn 53.6 m2; ông Hà Hòa Bình lấn 399.2 m2. Trường hợp ông Hà Hòa Bình (khu phố Vĩnh Thịnh 4, phường Tích Sơn) khiến người dân địa phương và chính quyền địa phương chú ý hơn cả, bởi ông Bình là phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa mới nghỉ hưu từ ngày 1-11 vừa qua.
Theo xác minh của UBND phường Tích Sơn, trên diện tích lấn chiếm gần 400 m2, gia đình ông Hà Hòa Bình đã cho xây dựng một lầu ngũ giác để ngắm cảnh, một dãy tường gạch kiên cố dài hàng trăm mét, nhiều cây cảnh… Khu nhà có tường gạch xây bao quanh đang trong giai đoạn hoàn thiện dài 112.32 m (cao 1.8m, có 42 trụ cao 2m), 2 trụ cổng có mái lợp ngói,…
Vụ này có nhiều chi tiết lằng nhằng giữa ba anh em ông phó chủ tịch. Nhưng tựu chung vẫn là sự lấn chiếm đất công.
Ông Nguyễn Duy Báu, Phó chủ tịch UBND Tích Sơn tiết lộ:
“Khi triển khai dự án thì họ mới lấn chiếm. Do dự án không làm đồng loạt nên có khi họ tổ chức xây dựng lấn chiếm vào buổi trưa, buổi tối nên phường không ngăn chặn được hết.”
Rõ ràng ông Báu đã cố tình che giấu sự thật. Việc ông Bình công khai lấn đất công rồi xây dựng trên đất đã tách thửa rõ ràng là có sự thiếu trách nhiệm từ chính quyền và cơ quan chức năng ở TP Vĩnh Yên. Bởi công trình xây dựng lớn như thế, giữa thanh thiên bạch nhật như thế chứ có phải cây kim cọng chỉ trong bọc đâu mà khó thấy? Cần biết dân TP Vĩnh Yên chỉ cần đổ đống cát, vài trăm viên gạch sửa cái nhà dột cũng đã có cán bộ đến “hốt” ngay. Sau đó ông Bình lại đổ tội cho con trai làm chứ ông không hề biết. Rõ ràng là cả hai ông lớn đều quanh co đổ tội cho con, đúng là thứ chuyện khôi hài ấu trĩ, đáng xấu hổ
Đến tướng công an xây biệt thự lụi
Nguyên giám đốc Công an (vừa nghỉ hưu tháng 9-2014) tỉnh Quảng Nam là Thiếu tướng Phan Như Thạch từ khi đương chức đã xây biệt thự tráng lệ không phép ngay bìa rừng Nam Hải Vân nhưng không bị xử lý rốt ráo làm dân phẫn nộ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi nhà của công nhân từng trồng rừng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và người dân cơi nới thì bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ, cấm xây dựng.
Khu biệt thự hoành tráng của tướng Thạch ở đường vào Suối Lương, rộng 17.750 m2. Khuôn viên biệt thự này được xây bờ tường cao ngút, bên trong công nhân đang thi công biệt thự, nhà rường, nhà cổ… cùng các kiến trúc khác. Khu vực biệt thự này được thi công nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong. Xe chở đất cát, gỗ, vật liệu xây dựng vẫn liên tục ra vào.
Thật ra thì tại khu nhà công vụ của chính phủ ở nhiều nơi cũng đang gặp tình trạng “lùng bùng” như thế. Như khu Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội), có 59 cán bộ nghỉ hưu ở nhà công vụ, song chỉ 11 người làm thủ tục trả nhà. Thế cho nên dư luận đặt câu hỏi “Còn biết bao ông Nghiên, ông Truyền khác?.”
Đàn anh lì lợm nên đàn em “học hỏi.” Mới nhất lại là chuyện của Phó chủ tịch tỉnh lấn chiếm 400 m2 đất công và mới hơn là chuyện Tướng công an xây biệt thự lụi. Xin kể chuyện quan phó chủ tịch trước.
Vừa mới nghỉ hưu hồi tháng 11-2014 đã lấn chiếm đất công
Ông Hà Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới nghỉ hưu từ 1-11-2014 vừa qua đã bị phát hiện lấn chiếm đất công gần 400 m2 và xây dựng biệt thự có tiếng ở Thành Phố Vĩnh Yên.
Đáng chú ý, tổ công tác cho biết quá trình lập hồ sơ xử lý đã gặp vướng mắc khi có 3 gia đình dân lấn chiếm ra khu vực đất của dự án, gồm: ông Phùng Quốc Huy lấn 27.6 m2; ông Nguyễn Trường Tiến lấn 53.6 m2; ông Hà Hòa Bình lấn 399.2 m2. Trường hợp ông Hà Hòa Bình (khu phố Vĩnh Thịnh 4, phường Tích Sơn) khiến người dân địa phương và chính quyền địa phương chú ý hơn cả, bởi ông Bình là phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa mới nghỉ hưu từ ngày 1-11 vừa qua.
Theo xác minh của UBND phường Tích Sơn, trên diện tích lấn chiếm gần 400 m2, gia đình ông Hà Hòa Bình đã cho xây dựng một lầu ngũ giác để ngắm cảnh, một dãy tường gạch kiên cố dài hàng trăm mét, nhiều cây cảnh… Khu nhà có tường gạch xây bao quanh đang trong giai đoạn hoàn thiện dài 112.32 m (cao 1.8m, có 42 trụ cao 2m), 2 trụ cổng có mái lợp ngói,…
Vụ này có nhiều chi tiết lằng nhằng giữa ba anh em ông phó chủ tịch. Nhưng tựu chung vẫn là sự lấn chiếm đất công.
Ông Nguyễn Duy Báu, Phó chủ tịch UBND Tích Sơn tiết lộ:
“Khi triển khai dự án thì họ mới lấn chiếm. Do dự án không làm đồng loạt nên có khi họ tổ chức xây dựng lấn chiếm vào buổi trưa, buổi tối nên phường không ngăn chặn được hết.”
Rõ ràng ông Báu đã cố tình che giấu sự thật. Việc ông Bình công khai lấn đất công rồi xây dựng trên đất đã tách thửa rõ ràng là có sự thiếu trách nhiệm từ chính quyền và cơ quan chức năng ở TP Vĩnh Yên. Bởi công trình xây dựng lớn như thế, giữa thanh thiên bạch nhật như thế chứ có phải cây kim cọng chỉ trong bọc đâu mà khó thấy? Cần biết dân TP Vĩnh Yên chỉ cần đổ đống cát, vài trăm viên gạch sửa cái nhà dột cũng đã có cán bộ đến “hốt” ngay. Sau đó ông Bình lại đổ tội cho con trai làm chứ ông không hề biết. Rõ ràng là cả hai ông lớn đều quanh co đổ tội cho con, đúng là thứ chuyện khôi hài ấu trĩ, đáng xấu hổ
Đến tướng công an xây biệt thự lụi
Nguyên giám đốc Công an (vừa nghỉ hưu tháng 9-2014) tỉnh Quảng Nam là Thiếu tướng Phan Như Thạch từ khi đương chức đã xây biệt thự tráng lệ không phép ngay bìa rừng Nam Hải Vân nhưng không bị xử lý rốt ráo làm dân phẫn nộ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi nhà của công nhân từng trồng rừng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và người dân cơi nới thì bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ, cấm xây dựng.
Khu biệt thự hoành tráng của tướng Thạch ở đường vào Suối Lương, rộng 17.750 m2. Khuôn viên biệt thự này được xây bờ tường cao ngút, bên trong công nhân đang thi công biệt thự, nhà rường, nhà cổ… cùng các kiến trúc khác. Khu vực biệt thự này được thi công nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong. Xe chở đất cát, gỗ, vật liệu xây dựng vẫn liên tục ra vào.
Đại tá Thái Thanh Hùng, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh TP Đà Nẵng, nhận định: “Cái này nếu làm không xin phép thì phải xử lý theo pháp luật.” Ông Hùng cho biết tại khu vực của tướng Thạch xây dựng biệt thự có trường hợp ông Nguyễn Như Tiến chỉ làm nhà tranh thôi nhưng báo, đài lên tiếng rồi bị tháo dỡ. “Ông Tiến làm thế thì bắt tháo dỡ, còn giờ anh làm to thế mà không tháo dỡ.” Cũng theo ông Hùng, cử tri sẽ thắc mắc là họ lấy tiền đâu ra mà xây biệt thự to thế.
Chưa
hết, ngoài khu đất biệt thự này, gia đình tướng Thạch mua gom giấy tay
nhiều hecta đất lâm nghiệp từ các gia đình dân trồng rừng Nam Hải Vân,
nằm gần Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu (thuộc Chi cục kiểm lâm TP Đà
Nẵng).
Theo cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thì khu đất này gia đình tướng Thạch bán lại cho đại gia tên Quang, chuyên khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam. Hiện khu đất này đã mọc lên một quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà rường cổ… cùng các công trình nguy nga khác có giá trên 100 tỉ đồng. Quần thể này cũng bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
Tuy nhiên, đến nay quần thể biệt thự đã được xây kín, tường rào bao quanh cao tới khoảng 3 m và bao bọc bởi dây thép gai như biệt phủ. Hiện hằng ngày có hàng chục công nhân cưa xẻ, đục đẽo, xây dựng, xe chở vật liệu nườm nượp ra vào. Cả quần thể biệt thự được xây dựng liên tục nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong, mọc lên tại khu vực dân còn nghèo khó khiến người dân choáng ngợp.
Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết: "Đã mời tướng Thạch làm việc nhiều lần!" nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Ngoài ra, theo ông phó chủ tịch quận thì vì tướng Thạch là em phó bí thư Đà Nẵng (?!)
Trong khi đó, ông Huỳnh Đức Thắng (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Liên Chiểu) khẳng định: “Hiện tại các hộ dân tại khu vực đó sử dụng đất nhưng không có hợp đồng giao đất, kể cả ông Thạch. Nếu là đất rừng thì phải cấp, giao đất còn trường hợp này là ông Thạch tự tung tự tác. Không có nhà nào là đất ở hết. Mà cũng không được cấp luôn. Chúng tôi không thể giải quyết cấp sổ được vì ở khu vực đó không có ai có hợp đồng giao đất hết. Đất ở đây từ trước đến nay không chuyển đổi, không cấp phép.”
Bất hợp tác, địa phương bó tay
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, thì lắc đầu:
“Khi chúng tôi đi kiểm tra nhà ông Thạch, thợ ở trong đó nhiều nhưng kêu cửa không ai mở. Gọi chỉ thấy có chó chạy ra thôi. Phường có lập biên bản, anh em chúng tôi hỗ trợ. Vô kiểm tra, nhà đó xây dựng không phép thì buộc phải tháo dỡ nhưng họ đâu có hợp tác. Họ không đưa bất cứ một giấy tờ gì, mời ổng lên làm việc nhiều lần nhưng cũng không được.”
Câu chuyện dài kiểu “nhân dân tự vận” này vẫn chưa có hồi kết. Chưa biết chính quyền địa phương sẽ giải quyết ra sao khi quan to về hưu nhưng còn vô số quyền hành “ngầm” đứng sau lưng. Thôi thì nhân dân ráng chờ vậy.
Tham nhũng đất đai không còn là chuyện lạ nhưng tham nhũng đất đai kiểu Bình Phước thì quả đúng là lạ, đáng được ghi vào kỉ lục Guiness.
Theo cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thì khu đất này gia đình tướng Thạch bán lại cho đại gia tên Quang, chuyên khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam. Hiện khu đất này đã mọc lên một quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà rường cổ… cùng các công trình nguy nga khác có giá trên 100 tỉ đồng. Quần thể này cũng bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
Tuy nhiên, đến nay quần thể biệt thự đã được xây kín, tường rào bao quanh cao tới khoảng 3 m và bao bọc bởi dây thép gai như biệt phủ. Hiện hằng ngày có hàng chục công nhân cưa xẻ, đục đẽo, xây dựng, xe chở vật liệu nườm nượp ra vào. Cả quần thể biệt thự được xây dựng liên tục nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong, mọc lên tại khu vực dân còn nghèo khó khiến người dân choáng ngợp.
Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết: "Đã mời tướng Thạch làm việc nhiều lần!" nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Ngoài ra, theo ông phó chủ tịch quận thì vì tướng Thạch là em phó bí thư Đà Nẵng (?!)
Trong khi đó, ông Huỳnh Đức Thắng (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Liên Chiểu) khẳng định: “Hiện tại các hộ dân tại khu vực đó sử dụng đất nhưng không có hợp đồng giao đất, kể cả ông Thạch. Nếu là đất rừng thì phải cấp, giao đất còn trường hợp này là ông Thạch tự tung tự tác. Không có nhà nào là đất ở hết. Mà cũng không được cấp luôn. Chúng tôi không thể giải quyết cấp sổ được vì ở khu vực đó không có ai có hợp đồng giao đất hết. Đất ở đây từ trước đến nay không chuyển đổi, không cấp phép.”
Bất hợp tác, địa phương bó tay
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, thì lắc đầu:
“Khi chúng tôi đi kiểm tra nhà ông Thạch, thợ ở trong đó nhiều nhưng kêu cửa không ai mở. Gọi chỉ thấy có chó chạy ra thôi. Phường có lập biên bản, anh em chúng tôi hỗ trợ. Vô kiểm tra, nhà đó xây dựng không phép thì buộc phải tháo dỡ nhưng họ đâu có hợp tác. Họ không đưa bất cứ một giấy tờ gì, mời ổng lên làm việc nhiều lần nhưng cũng không được.”
Câu chuyện dài kiểu “nhân dân tự vận” này vẫn chưa có hồi kết. Chưa biết chính quyền địa phương sẽ giải quyết ra sao khi quan to về hưu nhưng còn vô số quyền hành “ngầm” đứng sau lưng. Thôi thì nhân dân ráng chờ vậy.
Tham nhũng đất đai không còn là chuyện lạ nhưng tham nhũng đất đai kiểu Bình Phước thì quả đúng là lạ, đáng được ghi vào kỉ lục Guiness.
Xà xẻo đất rừng ban phát cho quan chức
Qua
hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới
127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay. Tức lá mất biến luôn quá
nửa 69.200ha. Vậy đất “chạy” đi đàng nào?
Số là, năm bảy năm về trước, lãnh đạo ở địa phương này đã từng có nghị quyết hẳn hoi về việc ban phát đất rừng cho các quan chức cấp tỉnh. Thực chất đó là một sự chia chác, xẻ đất rừng cho cá nhân sử dụng, mà ở đây là rừng phòng hộ Tà Thiết (huyện Lộc Ninh) có vị trí đắc địa về mặt giao thông, nằm ven trục quốc lộ 13, cách thị xã Bình Long không xa. Toàn là những mảnh đất hái ra tiền.
Những ai được ưu ái đặc biệt như vậy?
Xin thưa, họ là những cán bộ cao cấp của tỉnh như viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, trưởng phòng tổ chức - hành chính Văn phòng UBND tỉnh, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh, trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, phó chánh Thanh tra tỉnh; là các cán bộ thuộc Tổ chức Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh…
Họ không phải là đối tượng cần đất để mưu sinh như 8000 gia đình dân nghèo rớt mùng tơi của tỉnh đang khát đất như khát nước.
Kì lạ hơn, trong danh sách cấp phát còn có cả vợ con của lãnh đạo: vợ quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, vợ giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, vợ giám đốc, phó giám đốc Sở NN&PTNT, con nguyên chủ tịch UBND tỉnh…
Chả trách, trong vòng 10 năm, qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay.
Hơn một nửa diện tích rừng đã biến mất. Liệu cái nửa non còn lại còn tồn tại được bao lâu khi mà các vị lãnh đạo địa phương tiếp tục vin vào những “căn cứ pháp lý hai năm rõ mười” và tính “hợp hiến hợp pháp” kì lạ theo kiểu “phép vua thua lệ làng” để xà xẻo?
Số là, năm bảy năm về trước, lãnh đạo ở địa phương này đã từng có nghị quyết hẳn hoi về việc ban phát đất rừng cho các quan chức cấp tỉnh. Thực chất đó là một sự chia chác, xẻ đất rừng cho cá nhân sử dụng, mà ở đây là rừng phòng hộ Tà Thiết (huyện Lộc Ninh) có vị trí đắc địa về mặt giao thông, nằm ven trục quốc lộ 13, cách thị xã Bình Long không xa. Toàn là những mảnh đất hái ra tiền.
Những ai được ưu ái đặc biệt như vậy?
Xin thưa, họ là những cán bộ cao cấp của tỉnh như viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, trưởng phòng tổ chức - hành chính Văn phòng UBND tỉnh, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh, trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, phó chánh Thanh tra tỉnh; là các cán bộ thuộc Tổ chức Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh…
Họ không phải là đối tượng cần đất để mưu sinh như 8000 gia đình dân nghèo rớt mùng tơi của tỉnh đang khát đất như khát nước.
Kì lạ hơn, trong danh sách cấp phát còn có cả vợ con của lãnh đạo: vợ quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, vợ giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, vợ giám đốc, phó giám đốc Sở NN&PTNT, con nguyên chủ tịch UBND tỉnh…
Chả trách, trong vòng 10 năm, qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay.
Hơn một nửa diện tích rừng đã biến mất. Liệu cái nửa non còn lại còn tồn tại được bao lâu khi mà các vị lãnh đạo địa phương tiếp tục vin vào những “căn cứ pháp lý hai năm rõ mười” và tính “hợp hiến hợp pháp” kì lạ theo kiểu “phép vua thua lệ làng” để xà xẻo?
Còn nhiều chuyện “cướp đất kỳ lạ” hơn nữa, kỳ sau tôi tường thuật cùng bạn đọc.
Văn Quang
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen