Trung Quốc tìm máy bay Malaysia mất tích trên lãnh thổ quốc gia
Bộ trưởng Giao thông Malaysia họp báo hôm
17/03/2014 về vụ máy bay mất tích
Reuters
Ngày 18/03/2014, một quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh tiến
hành các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia ngay trên lãnh thổ Trung
Quốc, đồng thời, khẳng định là không có dấu hiệu cho thấy hành khách Trung Quốc
trên chuyến bay MH370 dính líu đến một vụ không tặc.
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, ông Hoàng Huệ Khang (Huang
Huikang), được Tân Hoa Xã trích dẫn cho biết, Trung Quốc tiến hành tìm kiếm
chiếc máy bay mất tích tại những vùng nằm trong hành lang bay phía bắc, cụ thể
là các khu vực ở phía tây lãnh thổ Trung Quốc bao gồm Tân Cương và Tây
Tạng.
Mặt khác, theo ông đại sứ, cuộc điều tra về các hành khách Trung Quốc đã không tìm thấy bất cứ yếu tố nào cho thấy những người này có thể ép buộc máy bay đổi hướng hành trình hoặc là tác giả một vụ khủng bố.
Theo AFP, một trong những giả thuyết được nêu ra là chiếc Boeing 777 có thể bay tới tận Kazakhstan, cho dù không có radar nào phát hiện ra. Chính quyền Kazakhstan và Kirghizstan cho biết sẵn sàng tham gia vào việc tìm kiếm.
Cho đến nay, đã có hơn 25 nước tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, trên các vùng lãnh thổ rộng lớn, từ phía bắc Thái Lan cho đến vùng Trung Á trong hành lang bay phía bắc, từ Indonesia cho đến phía nam Ấn Độ Dương trong hành lang bay phía nam.
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rời phi trường Kuala Lumpur lúc 0h41 ngày 08/03, với 239 hành khách và phi hành đoàn, để tới Bắc Kinh. Chưa đầy một tiếng sau khi cất cánh, tất cả các hệ thống liên lạc của máy bay đã bị ngắt. Theo chính quyền Malasyia, máy bay đã thay đổi hẳn hành trình.
Theo báo New York Times, các nhà điều tra Mỹ đưa ra giả thuyết là việc chiếc Boeing 777 thay đổi hẳn hướng bay dường như được thực hiện qua một mã tin học được lập ra từ trước bởi một người trong khoang lái, sử dụng phần mềm tin học quản lý bay FMS.
Việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích bước sang ngày thứ 11, nhưng không mang lại kết quả . Cuộc điều tra bị dậm chân tại chỗ. Chính quyền Malaysia bị cáo buộc là che dấu thông tin.
Từ Kuala Lumpur, thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình :
« Không thể tưởng tượng được. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thì chiếc máy bay Malaysia không thể bay vào không phận Ấn Độ mà không bị phát hiện : Không phận khu vực biên giới chung giữa Ấn Độ và Pakistan, được theo dõi rất chặt chẽ, đến mức là vào tháng trước, hai tiêm kích của Ấn Độ đã xuất kích, ngay sau khi phát hiện ra một vật thể lạ trên màn hình radar, đó là một khinh khí cầu đo đạc khí tượng.
Các nước được Malaysia kêu gọi hỗ trợ, cảm thấy kỳ lạ, thậm chí điên rồ khi Kuala Lumpur đưa ra giả thuyết chiếc Boeing 777 có thể bay tới tận vùng Trung Á. Theo lãnh đạo đối lập Malaysia, ông Anwar Ibrahim, việc chính phủ thiếu minh bạch đã làm cho các nước khó chịu. Ông cho rằng cách thức mà chính phủ và các Bộ trưởng xử lý vụ việc này thật đáng phẫn nộ. Điều này cho thấy các quan chức trong chính quyền đã thất bại vì họ không có năng lực. Họ không biết cách xử lý một cuộc khủng hoảng.
Lãnh đạo đối lập cũng bác bỏ giả thuyết là một trong hai phi công là chủ mưu và cho rằng nếu quả thực điều này xảy ra, thì cần phải thấy đây là một lời báo động đối với chính phủ. Nếu chính quyền gây bất hòa, tham nhũng, bất công và tàn bạo, thì đôi khi người dân nghĩ rằng, họ không còn cách nào khác là phải có những hành động rất triệt để.
Ông Ibrahim nhấn mạnh, chính Việt Nam là nước đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất : Nếu quý vị không cung cấp cho chúng tôi thông tin, chúng tôi sẽ ngừng giúp đỡ quý vị. Trung Quốc tỏ ra nghiêm khắc hơn phương Tây trong việc chỉ trích Malaysia : Chúng tôi đã mất thời gian và tốn công sức bởi vì quý vị đã không nói cho chúng tôi biết là máy bay không bay qua Biển Đông. Tại sao chính phủ Malaysia không minh bạch hóa, không cởi mở ? Tại sao họ lại che dấu các thông tin này ?
Thủ tướng Malaysia Najib, người rất quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh là một chính khách kiểu mới, tiến bộ, lại tỏ ra không xuất sắc trong việc xử lý vụ này : Trong lần phát biểu duy nhất của ông, báo chí bị cấm đặt câu hỏi. Người anh em họ của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Giao thông, chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi ».
Mặt khác, theo ông đại sứ, cuộc điều tra về các hành khách Trung Quốc đã không tìm thấy bất cứ yếu tố nào cho thấy những người này có thể ép buộc máy bay đổi hướng hành trình hoặc là tác giả một vụ khủng bố.
Theo AFP, một trong những giả thuyết được nêu ra là chiếc Boeing 777 có thể bay tới tận Kazakhstan, cho dù không có radar nào phát hiện ra. Chính quyền Kazakhstan và Kirghizstan cho biết sẵn sàng tham gia vào việc tìm kiếm.
Cho đến nay, đã có hơn 25 nước tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, trên các vùng lãnh thổ rộng lớn, từ phía bắc Thái Lan cho đến vùng Trung Á trong hành lang bay phía bắc, từ Indonesia cho đến phía nam Ấn Độ Dương trong hành lang bay phía nam.
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rời phi trường Kuala Lumpur lúc 0h41 ngày 08/03, với 239 hành khách và phi hành đoàn, để tới Bắc Kinh. Chưa đầy một tiếng sau khi cất cánh, tất cả các hệ thống liên lạc của máy bay đã bị ngắt. Theo chính quyền Malasyia, máy bay đã thay đổi hẳn hành trình.
Theo báo New York Times, các nhà điều tra Mỹ đưa ra giả thuyết là việc chiếc Boeing 777 thay đổi hẳn hướng bay dường như được thực hiện qua một mã tin học được lập ra từ trước bởi một người trong khoang lái, sử dụng phần mềm tin học quản lý bay FMS.
Việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích bước sang ngày thứ 11, nhưng không mang lại kết quả . Cuộc điều tra bị dậm chân tại chỗ. Chính quyền Malaysia bị cáo buộc là che dấu thông tin.
Từ Kuala Lumpur, thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình :
« Không thể tưởng tượng được. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thì chiếc máy bay Malaysia không thể bay vào không phận Ấn Độ mà không bị phát hiện : Không phận khu vực biên giới chung giữa Ấn Độ và Pakistan, được theo dõi rất chặt chẽ, đến mức là vào tháng trước, hai tiêm kích của Ấn Độ đã xuất kích, ngay sau khi phát hiện ra một vật thể lạ trên màn hình radar, đó là một khinh khí cầu đo đạc khí tượng.
Các nước được Malaysia kêu gọi hỗ trợ, cảm thấy kỳ lạ, thậm chí điên rồ khi Kuala Lumpur đưa ra giả thuyết chiếc Boeing 777 có thể bay tới tận vùng Trung Á. Theo lãnh đạo đối lập Malaysia, ông Anwar Ibrahim, việc chính phủ thiếu minh bạch đã làm cho các nước khó chịu. Ông cho rằng cách thức mà chính phủ và các Bộ trưởng xử lý vụ việc này thật đáng phẫn nộ. Điều này cho thấy các quan chức trong chính quyền đã thất bại vì họ không có năng lực. Họ không biết cách xử lý một cuộc khủng hoảng.
Lãnh đạo đối lập cũng bác bỏ giả thuyết là một trong hai phi công là chủ mưu và cho rằng nếu quả thực điều này xảy ra, thì cần phải thấy đây là một lời báo động đối với chính phủ. Nếu chính quyền gây bất hòa, tham nhũng, bất công và tàn bạo, thì đôi khi người dân nghĩ rằng, họ không còn cách nào khác là phải có những hành động rất triệt để.
Ông Ibrahim nhấn mạnh, chính Việt Nam là nước đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất : Nếu quý vị không cung cấp cho chúng tôi thông tin, chúng tôi sẽ ngừng giúp đỡ quý vị. Trung Quốc tỏ ra nghiêm khắc hơn phương Tây trong việc chỉ trích Malaysia : Chúng tôi đã mất thời gian và tốn công sức bởi vì quý vị đã không nói cho chúng tôi biết là máy bay không bay qua Biển Đông. Tại sao chính phủ Malaysia không minh bạch hóa, không cởi mở ? Tại sao họ lại che dấu các thông tin này ?
Thủ tướng Malaysia Najib, người rất quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh là một chính khách kiểu mới, tiến bộ, lại tỏ ra không xuất sắc trong việc xử lý vụ này : Trong lần phát biểu duy nhất của ông, báo chí bị cấm đặt câu hỏi. Người anh em họ của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Giao thông, chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi ».
__._,_.___
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen