Tội ác của Trung Quốc trong trận chiến Gạc Ma
Mỗi
năm vào ngày 14 tháng 3 các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma lại ngậm ngùi
nhớ về những phút giây bị tàu Trung Quốc tấn công và cách hành xử vô nhân đạo
của họ đối với bộ đội Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, những giờ phút kinh hoàng
đó vẫn đọng lại trong nhiều người tuy với suy nghĩ khác nhau nhưng cái chung vẫn
là sự dã man của lính Trung Quốc.
Cuộc chiến không cân sức
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đưa quân đánh chiến đảo Cô
Lin, bãi đá Len Đao và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó
những đảo này còn rất hoang sơ mặc dù Việt Nam đã tổ chức tuần tra theo dõi
nhưng vẫn chưa xây dựng kịp những căn cứ tạm thời chứng minh chủ quyền trên
đó.
Trong lần đem bộ đội công binh hải quân ra đảo để xây dựng căn cứ, ba tàu
vận tải của Việt Nam không được trang bị như tàu chiến mà chỉ có vũ khí cá nhân
để tự vệ đã bị 6 tàu chiến Trung Quốc tấn công. Kết quả là ba tàu Việt Nam bị
chìm, 64 bộ đội công binh hải quân hy sinh, 11 người khác bị thương trong khi đó
Trung Quốc cũng báo cáo là có 24 binh sĩ bị giết.
Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng.
-Đại tá Phạm Xuân Phương
Cuộc chiến không cân sức này đã để lại không những dấu ấn lịch sử đối với
người dân Việt Nam về sự mất mát đất đai của ông cha mà nó còn hằn sâu nỗi đau
của những anh bộ đội công binh hải quân, những người may mắn sống sót nhưng
trong ký ức họ vẫn đọng lại những hình ảnh dã man của giặc.
Anh Lê Hữu Thảo, một trong vài nhân chứng còn sống sót kể lại giây phút
chính anh chứng kiến lính Trung Quốc bắn vào đồng đội đang ngụp lặn dưới biển
khi tàu của họ đã bị chìm. Mặc dù họ không còn khả năng tự vệ hay không thể sống
sót nếu không được vớt lên nhưng lính Trung Quốc vẫn điềm nhiên nhìn họ chết dần
dưới biển. Anh Thảo kể:
“Hành động của Trung Quốc quá là dã man, nó dã man như thế này: nó sử
dụng vũ khí, dùng lê nó đâm và nó bắn luôn bộ đội mình. Bộ đội mình thì chủ yếu
là tay không trên tay chỉ có mấy cái xẻng, xà beng để làm việc xây dựng thôi chứ
không phải chiến đấu. Nó dã man nhiều chỗ lắm, khi bộ đội mình bị tàu chìm rồi
thì nó vẫn bắn giết. Nó bắn chết người đang trôi trên biển. Nó không làm đúng
như trong nghĩa vụ quốc tế là khi đối phương bị rơi xuống biển không còn vũ khí
nữa thì phải có trách nhiệm cứu vớt. Nó không hề cứu vớt, nó không làm gì cả. Nó
rất dã man đề cho mình tự chết hoặc nó bắn cho mình chết để cho cá mập
ăn."
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của Cục Chính trị xác nhận
những chiếc tàu này là tàu vận tải, hoàn toàn không trang bị vũ khí như các tàu
chiến nhưng vẫn bị Trung Quốc tấn công:
“Cái trận đó không phải là trận chiến đấu giữa hai lực lượng hải quân
với nhau mà bộ đội Việt Nam là bộ đội đi xây dựng, không vũ khí mà tàu là tàu
xây dựng chở nguyên vật liệu xây dựng. Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó
không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn
một bên là xây dựng hai chuyện rất khác nhau. Chúng tôi cho rằng giữ được lá cờ
và cố cho tàu đổ bộ lên trên đảo là hành động đáng khen ngợi trong hoàn cảnh như
thế.”
Quy luật của chiến tranh là giết chóc và dành chiến thắng trên máu của quân
thù, thế nhưng sự giết chóc nào cũng bị lên án nếu vượt quá phạm vi đạo đức con
người cho phép. Ngay trong chiến tranh, sự đau thương mất mát và các hành vi tàn
sát đối phương hàng loạt trong các trận chiến vẫn là nỗi ám ảnh nhân loại dẫn
đến việc khai sinh Luật Nhân đạo quốc tế, một phần chủ yếu trong Công Pháp quốc
tế bao gồm các quy tắc nhằm bảo vệ những người đã bị loại khỏi vòng chiến, hay
không còn khả năng chiến đấu. Luật Nhân đạo quốc tế được bốn nước Liên xô, Mỹ,
Anh và Pháp ký ngày 8 tháng 8 năm 1945.
Trái công ước quốc tế
Bên cạnh đó Công ước Geneve ra đời tiếp theo sau đã quy định cụ thể từng
hành vi được định nghĩa là tội phạm chiến tranh nhằm hạn chế việc giết người của
kẻ chiến thắng hay của một đạo quân, một nhóm, thậm chí một cá nhân đi ngược lại
với những quy định trong công ước này.
Công ước Geneva năm 1949, còn gọi là Công ước Geneve thứ hai, và các Nghị
định thư bổ sung I và II năm 1977 ghi thêm điều khoản bảo vệ cho các người bị
ốm, bị thương trên chiến trường hay trong các trận hải chiến. Điều này cũng bao
gồm việc bảo vệ cho các quân nhân bị đắm tàu.
Những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết.
-GS Vũ Minh Giang
Trung Quốc tỏ ra không cần hiểu về nguyên tắc này nên quân đội của họ vô tư
bắn vào kẻ thất trận, hơn nữa bỏ mặt nạn nhân giữa biển khơi cho cá mập ăn thịt
là hành động của thời ăn lông ở lổ chứ không thể nói là của một quân đội nhất
nhì thế giới. Những tuyên truyền về sự gìn giữ hòa bình của họ chỉ làm xấu thêm
bộ mặt thật qua hai cuộc chiến với Việt Nam là cuộc chiến Biên giới 1979 và Gạc
Ma năm 1988.
GS-TSKH Vũ Minh Giang Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết bất cứ
ai cũng có thể lên án hành động sát nhân này, và cảm xúc ấy cần truyền lại cho
người trẻ hơn để họ thấy và hiểu được lịch sử Việt Nam qua những cuộc chiến
tranh giữ nước đối với giặc phương Bắc, ông nói:
“Cái cảm xúc của một con người, cảm xúc của một người bình thường thôi
trước những hành vi vô nhân tính, dã man thì sẽ như thế nào? Đối với tôi những
hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại
đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người
đời sau biết được cái đó. Với ý nghĩa đó sự kiện Gạc Ma thì như thế này: thứ
nhất đây là câu chuyện có thể nói nó nằm trong cái mà chúng ta xác định đó là
cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước sự xâm lấn của
Trung Quốc.
Với ý nghĩa đó rồi đây lịch sự thậm chí trong sách giáo khoa tức là phần
phổ biến lịch sử phải ghi vào vì là đây là sự việc thiêng liêng của Việt Nam đã
chuyển rất nhiều đời mà vẫn còn chuyển đến mai sau, chắc chắn là như thế và
chúng tôi kiên quyết làm việc này bằng được.”
Nhìn Gạc Ma dưới lăng kính tội phạm chiến tranh không phải để mang Trung
Quốc ra tòa hay cổ vũ cuộc chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng không thể không nhắc
nhở sự tàn ác này của quân đội Trung Quốc nhất là mỗi ngày nó mỗi lớn mạnh và tỏ
ra nguy hiểm hơn đối với Việt Nam.
Và lại càng phải nhắc tới khi từng phần chủ quyền đất nước đang mòn dần nếu
cứ tiếp tục im lặng trên cái nền của lý thuyết phát triển quan hệ hợp tác giữa
hai nước cộng sản anh em.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen