TÀU HẢI QUÂN UKRAINE NEO CHUNG QUÂN CẢNG SEVASTOBOL- ĐANG BỊ BAO VÂY BI
THẢM CỦA HẢI QUÂN UKRAINE BỊ BAO VÂY TRÊN CHÍNH CẢNG NHÀ
Bi kịch của hải quân Ukraine ở Sevastopol
tka23 post
Bị
chính những người từng sát cánh với mình trước đây vây hãm, hải quân Ukraine
đang trong thế tiến thoái lưỡng nan ở Sevastopol.
Bà
Lilia Timashuk đứng trên cầu cảng một căn cứ hải quân nhỏ trên cảng Sevastopol
ở phía nam Crimea và trò chuyện qua điện thoại với người chồng Vasily của mình.
Bà và Vasily chỉ đứng cách nhau có 50 mét, nhưng suốt cả tuần nay, họ không thể
nào chạm được vào nhau hay trò chuyện với nhau mà không dùng điện thoại.
Vasily là một thiếu tá trên một tàu chiến hải quân Ukraine chuyên
chống tàu ngầm và rà phá thủy lôi. Thế nhưng giờ đây nó đang phải thả neo
cách cầu cảng một đoạn, và toàn bộ 92 sĩ quan, thủy thủ trên tàu
đều không được rời cảng vì họ quyết định trung thành với Ukraine và không chịu
giao tàu cho hải quân Nga hoặc chính quyền tự trị Crimea.
Cách đó không xa, chiếc kỳ hạm trong hạm đội của họ cũng đang chịu chung số
phận.
Trên một ngọn đồi nhìn xuống cầu cảng, những người lính Nga trang bị súng
máy, súng trường bắn tỉa cùng nhiều máy móc khác đang đứng gác.
Các thủy thủ Ukraine cũng được trang bị súng trường và đứng
canh gác trên tàu để đẩy lùi bất cứ âm mưu xâm nhập nào.
Cứ
vài giờ, các đại diện của chính quyền Crimea lại đến cầu cảng tìm cách thuyết
phục thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu chiến lên bờ và trở về nhà. Tuy nhiên,
viên thuyền trưởng của tàu luôn từ chối đề nghị này.
Mặc
dù họ không hề muốn rời tàu, nhưng họ cũng không thể nào rời khỏi cảng nhà để
tới điểm tập trung tại Odessa như phần lớn các tàu chiến khác của hải quân
Ukraine.
Mỗi lần họ tìm cách rời đi, nhiều tàu chiến Nga lại tìm cách phong tỏa
lối ra để ngăn chặn họ. Thậm chí hôm qua một chiếc tàu chiến cũ của Nga
cũng đã được đánh đắm ngay tại đường ra vào cảng, ngăn chặn hoàn toàn nỗ lực
rút đi của tàu chiến Ukraine.
Hôm
thứ Tư, người Nga đã cho phép dân địa phương mang thực phẩm và nước uống tiếp tế
cho các thủy thủ trên 2 chiếc tàu chiến, và một giáo sĩ cũng được phép lên tàu
để cầu nguyện cho các thủy thủ.
Tàu chiến Nga bị đánh đắm chắn đường ra vào cảng
Bà
Lilia nói: “Tôi không chỉ lo sợ cho chồng mình mà còn cho cả thủy thủ đoàn. Trên
tàu họ giống như một gia đình, cả người Ukraine và người Nga, và thật dã man khi người ta tìm cách chia rẽ họ vì lý do chính trị.
Theo" truyền thống hải quân Họ đã tuyên thệ trung thành, và họ sẽ
không từ bỏ vũ khí và rời bỏ tàu.”
Từ
cuối tuần trước, các lực lượng Nga đã bắt đầu kiểm soát toàn bộ bán
đảo, bắt đầu bằng quân cảng Sevastopol, nơi Hạm đội Biển Đen đóng quân, và cũng
là nơi hải quân Ukraine bị vây hãm.
Tuy nhiên cho đến hiện nay, chưa một phát súng nào nổ ra ở đây. Một bầu không
khí yên bình đến kỳ lạ vẫn bao trùm cả khu vực vốn đang rất căng thẳng
này.
Không
phải ngẫu nhiên mà những cuộc đối đầu giữa binh sĩ Ukraine và lính
Nga tại các căn cứ quân sự ở Crimea lại trở thành điểm chú ý của dư luận trong
suốt tuần qua.
Rất nhiều người gốc Nga hiện đang phục vụ trong lực lượng lục quân, hải quân và
không quân Ukraine. Trước đây, nhiều sĩ quan cấp cao của Ukraine cũng đã từng
sát cánh với các đồng đội Nga trong lực lượng Hồng Quân cho đến khi Liên Xô sụp
đổ vào năm 1991.
Sau
khi Nga kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea, một số binh lính Ukraine đã chấp nhận
đầu hàng, hay nói cách khác là “tuyên thệ trung thành với Crimea”,
tuy nhiên vẫn có hàng ngàn binh lính khác vẫn trung thành với Ukraine và sẵn
sàng chờ lệnh từ chính phủ ở Kiev.
Hôm
thứ Tư, truyền thông Ukraine phát một đoạn trao đổi qua sóng vô tuyến giữa
thuyền trưởng kỳ hạm Ukraine tại quân cảng Sevastopol và viên đô đốc Nga yêu cầu
ông đầu hàng. Vị thuyền trường này đáp lại một cách giận dữ: “Người Nga không
bao giờ đầu hàng.” Viên đô đốc Nga tỏ vẻ ngạc nhiên: “Nhưng anh là người Ukraine
cơ mà.” Vị thuyền trưởng tuyên bố: “Tôi là một công dân Ukraine
trung thành và tôi cũng là người Nga, bởi thế, tôi sẽ không đầu
hàng.”
Tàu hỏa tiển Moskva của Nga tuần tra trên Biển Đen
Vì
những viên sĩ quan này đang bị vây hãm bên trong các tàu chiến hoặc
căn cứ của mình, nên người phát ngôn cho họ thường là những bà vợ sống
gần đó.
Bà Krystinia, vợ của một sĩ quan không quân Ukraine tâm sự: “Tôi mệt mỏi lắm
rồi. Mẹ tôi là một sĩ quan cấp cao trong quân đội Nga, còn chồng tôi phục vụ
trong không quân Ukraine. Gia đình tôi giờ có cả hai phe. Giờ thì
các chính trị gia đang tìm cách xé nát nó.”
Những
chiếc tàu chiến ở Sevastopol đã trở thành biểu tượng cho cả hai bên.
Đối với người Nga và rất nhiều người dân của thành phố cảng
Sevastopol vốn không bao giờ chấp nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea,
quân cảng này là tài sản chiến lược giúp Nga có thể duy trì ảnh hưởng của mình
trên Biển Đen và Địa Trung Hải, đồng thời tự bảo vệ mình trước bất cứ cuộc tấn
công nào từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của NATO.
Còn đối với người Ukraine, Sevastopol là biểu tượng cho chủ quyền
và độc lập của đất nước. Hạm đội Ukraine đóng quân ở cảng Sevastopol, rất xa thủ
đô Kiev. Có lẽ cú đòn mạnh nhất giáng xuống niềm tự hào của người Ukraine trong
tuần vừa qua là tuyên bố của chỉ huy hạm đội vừa được bổ nhiệm Denis Berezovksy rằng ông tuyên bố trung thành với chính
quyền Crimea và trao lại căn cứ cho họ. Sau tuyên bố của Đô đốc Berezovksy, quân
đội Nga và các dân quân thân Nga đã kiểm soát căn cứ phục vụ cho cả hạm đội lẫn
lực lượng cảnh sát biển này.
Một thủy thủ Ukraine đau đáu buồn nhìn ra phía Biển Đen
Tuy nhiên các thủy thủ trên 2 chiếc tàu chiến vẫn tỏ thái độ chống đối và
công khai treo cờ Ukraine trên tàu và một số tòa nhà ở bộ chỉ huy hải
quân. Tại đây, nhiều lính Nga và lính Ukraine đã biết nhau từ trước, và
họ vẫn cùng nhau cười đùa và trêu chọc về các vị chỉ huy của mình.
Trong
khi đó, người dân địa phương ở Crimea lại tỏ ra ủng hộ người Nga và coi những người lính Ukraine như những kẻ xâm lược ?.
Họ đã treo cờ của hạm đội Nga tại quảng trường Nakhimov, địa điểm được đặt tên
theo một đô đốc đã chỉ huy hạm đội Nga chiến đấu tại Sevastopol trong cuộc chiến
Crimea và hy sinh vào năm 1855.
Ông
Alexander Ivanov, một cựu sĩ quan hải quân từng phục vụ trong hạm đội tàu ngầm
của Hồng Quân thời Liên Xô tuyên bố: “Đây là một thành phố Nga. Người Ukraine
chẳng có gì để mong đợi ở đây. Họ thật ngạo mạn khi chiếm giữ những con tàu từng
thuộc về Liên Xô. Tôi không phản đối gì người dân Ukraine cả, nhưng các chính
trị gia ở Kiev đều hận thù người Nga, và giờ đây những thủy thủ này đang phải
trả giá.”
Trí Dũng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen