Chỉ có ở xã hội chủ nghĩa. Người sống
mới lấn đất người chết, vì thành phố không còn đất sống.
Sống và mại dâm ngay giữa nghĩa trang
lớn tại TP.HCM
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Quận Tân Phú) là nghĩa trang lớn nhất nhì tại TP.HCM. Không chỉ là nhà của người chết, nơi đây còn là nơi quần cư đông đúc của nhiều người. Họ sống, sinh hoạt, buôn bán, thậm chí hành nghề mại dâm ở đây!
Người
sống nằm cạnh người chết
Gia đình bà Đỗ Quý Hòa (54 tuổi)
vào Sài Gòn sống vào những năm 1986, lúc trước bà ở khu Chợ Lớn (Quận 5). Sau do
làm ăn thua lỗ, bà phải bán nhà tìm đến khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa mua đất.
Theo bà, trước kia nghĩa trang này chỉ là một khu đất trống, cỏ mọc um tùm, hầm
hố khắp nơi. Nếu một người sống đến đây mua đất cất nhà, thì lại có gần chục
người chết ra đây "nằm". Theo đà "cạnh tranh không cân sức" đó, mồ mả cứ nhiều
dần, bao vây lấy nhà dân.
“Mặt tiền gia đình tôi giờ chỉ
có mồ với mả. Cách đây hơn chục năm chỉ có vài nhà tới đây sống, đêm về gia đình
chúng tôi không dám bước ra cửa nửa bước. Gần đây người ta đến đây xây cất khá
nhiều, không khí ấm cúng hơn. Tuy nhiên con đường dẫn vào xóm vẫn toàn mồ mả, đi
đêm cứ rợn da gà”. - bà Hòa bày tỏ.
Hiện “xóm nghĩa địa” có gần 50 hộ
dân với 200 nhân khẩu. Đa phần người dân ở đây là người nghề lao động chân tay,
đàn ông làm thợ hồ, khuân vác, xe ôm… phụ nữ làm công nhân tại khu công nghiệp
Tân Bình. Riêng những đứa trẻ một buổi đi học buổi còn lại đi bán vé
số.
Ông Nghĩa (44 tuổi), một người
dân sống trong xóm này vốn không có mảnh đất cắm dùi. Ông đành xây tạm một căn
chòi nhỏ nằm trong nghĩa trang, cách đường Bình Long hơn 200 mét. Nhà chỉ có một
cái giường, ông để dành cho vợ và con, đêm ông trải chiếu nằm phía ngoài, cạnh
những nấm mồ. Sáng, ông cuốn chiếu và gối vắt lên một ngôi mộ trước
nhà.
Hàng ngày người chết vẫn được
mang đến đây an táng. Bên “nhà người chết” là đồ cúng, vòng hoa la liệt, hương
khói nghi ngút. Bên nhà người sống, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Những
đứa trẻ chạy dọc theo lối đi giữa những ngôi mộ để thả diều, người lớn lại mang
ghế nhựa, võng ra nằm trước nhà hóng mát, ăn cơm.
Một góc xóm nghĩa
địa.
Mặt tiền nhà là mồ
mả.
Phơi áo quần cạnh mồ
mả.
Những đứa trẻ được sinh
ra...
... và vui chơi, lớn
lên giữa nghĩa địa.
Chiếc chiếu được vắt
tạm lên mồ, tối về người lao động lại nằm ngủ cạnh người chết.
Chăn nuôi giữa nghĩa
địa.
Kinh doanh nơi đất
chết
Ngay trong khuôn viên nghĩa
trang, nhiều loại hình kinh doanh ăn uống, vui chơi đã ra đời và vẫn thu hút
được khách.
Buổi chiều là thời điểm đắt khách
nhất. Người dân tận dụng những nơi nào có bóng mát từ các cây cổ thụ làm nơi
buôn bán. Phía ngoài nghĩa trang, người ta bán mắt kính, balô, nón bảo hiểm… Bên
trong, hàng quán cà phê, nước ngọt, bún, phở cũng mọc lên. Mọi thứ được bày bán
giữa mộ, thậm chí có người dùng dây giăng giữa hai ngôi mộ để treo
hàng.
Bà Mỹ, ngày trước bán thịt heo ở
chợ Tân Hương nhưng hơn 2 năm nay đã dời sang nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Bà giải
thích: “Ở chợ rất nhiều sạp cạnh tranh nên bán không được nhiều. Ở đây thoáng
mát, nằm kế bên đường Tân Kỳ - Tân Quý, lượng xe lưu thông rất nhiều nên tôi bán
cũng được hơn”.
Hễ thấy có ai đi ngang qua, người
bán lại rao hàng, chào mời. Kẻ bán người mua, “kì kèo bớt một thêm hai” làm cho
không gian của người chết bỗng trở nên nhộn nhịp hơn.
Hàng quán cố định trong
nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Những xe bán lưu động,
mồ mả thành bàn ghế.
Nhang, hoa cúng được
bán rất nhiều.
Hoặc buôn bán nơi xa,
nhưng hết hàng họ vẫn quay về nấu nướng, chuẩn bị hàng trong nghĩa
trang.
Câu cá và “tám” chuyện
ma
Ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa đang
“nổi” lên dịch vụ "câu cá âm phủ". Chiều đến, hàng chục cần thủ lại tìm về khu
“cõi âm” để câu cá thư giãn. Thời điểm thu hút nhiều cần thủ thường bắt đầu từ 5
giờ chiều và kéo dài hơn 10 giờ tối. Trong ánh sáng lờ mờ của đèn điện, người
câu kẻ hóng mát trong không gian có tiếng gió rít qua những vòm lá. Bỗng đây
thành cái thú vừa sang vừa “khiếp vía”, khiến nhiều người phát
ghiền.
Khu vực nghĩa trang có hai cái hố
lớn. Nước xung quanh nghĩa trang dồn về đây khiến hai hố trở thành ao. Cỏ đã mọc
xanh và cá đã sinh sôi lớn lên ở trong hai hồ này. Nhận thấy địa thế này có thể
làm ăn được, ông Tư (61 tuổi) đã xin chính quyền địa phương cho phép dựng lều,
che bạt, mắc võng để kinh doanh dịch vụ câu cá thư giãn. Ông Tư đã mở dịch vụ
câu cá “cõi âm” hơn 2 năm nay, giá từ 20.000 - 30.000 đồng/giờ
câu.
Nếu như ở câu ở các con sông,
kênh, ao hồ khác người đi câu sẽ mang cá về ăn. Tuy nhiên tại hồ “câu cá âm phủ”
này, chẳng ai dám mang cá về nhà nói chi đến chuyện ăn. Do vào tháng Chạp năm
ngoái, tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa một số người dân đi tảo mộ, cải táng phát
hiện hàng chục cá trê, cá tràu khổng lồ núp trong mộ, nằm lỳ trong quan tài, có
con lên đến 2 kg.
Điều này khiến nhiều cần thủ
không dám mang cá về nhà ăn nữa, sợ đó là cá sống trong mộ. Những ai câu được cá
có thể bán lại cho chủ dịch vụ câu cá với giá 20.000 đồng/kg hoặc thả lại
hồ.
Dịch vụ câu cá cõi âm
rất hút khách.
Nhiều người đến xem và
hóng mát.
Mại dâm tại nghĩa
trang
Đêm về, dọc tuyến đường Bình
Long, Tân Kỳ - Tân Quý “bướm đêm” lại đứng khắp đường. Gái bán dâm ở đây đa phần
là những phận nữ “quá lứa” tầm 40 - 50 tuổi. Những gái “mơn mởn xuân thì” ra mặt
đường phồn hoa kiếm khách. Còn bướm đêm ở đây, trước kia phục vụ các quán cà
phê, massage, karaoke trá hình nay đến tuổi đành lui “về vườn”, đứng giữa cõi âm
để kiếm khách nuôi thân.
Thấy chúng tôi ngang qua, một cô
gái từ phía nghĩa trang dùng đèn pin rọi vào thẳng mặt. Chúng tôi vừa dừng xe,
một cô gái ngoài 30 tuổi liền hồ hởi bước ra thẳng thắn chào giá. Cô cho biết
nếu khách muốn tiết kiệm có thể vào sâu nghĩa trang “hành sự”. Bên trong cô đã
chuẩn bị một tấm bạt lót dưới nền đất. “Trời tối như mực, nghĩa trang chẳng
ai dám vào, mấy anh cứ thoải mái, đừng lo", cô kèo
nài.
Một tài xế xe ôm cho biết, tại
nghĩa trang có hơn 30 gái bán “vốn tự có”. Mỗi đêm cô nào còn "ngon dáng" có thể
tiếp được 3 - 4 khách. “Bạn hàng” của các nữ “bướm đêm” chủ yếu là những tài xế
từ miền Tây chở hàng lên Sài Gòn rồi nghỉ chân, hoặc những nam công nhân tăng ca
về khuya. Một cuốc “tàu nhanh” được các nữ thách 100 - 150 ngàn đồng, tuy nhiên
khách hạ xuống tầm 50 ngàn đồng cũng được "chiều tới
bến".
Theo lời kể của những người dân
sống xung quanh, gái bán dâm ở đây thậm chí có cô đã mắc bệnh “si” (HIV/AIDS).
Có cô cơ thể bắt đầu lở loét báo hiệu giai đoạn cuối.
Phía dưới là đường Bình
Long, chạy dọc theo nghĩa địa. Tối, các cô gái bán dâm lại xuất hiện đón khách.
(Ảnh chụp từ một ngôi nhà trên đường Bình
Long)
Dường như, sau bao năm gắn bó cảm
giác sợ ma quỷ của người dân gần như đã không còn nữa. Những hàng dương rủ bóng,
lùa nhau xào xạc trong gió bên cạnh các nấm mồ trước là chuỗi âm thanh ghe rợn,
giờ là âm thanh mát mẻ, thanh bình.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen