Donnerstag, 20. März 2014

Lao động phổ thông Trung Quốc ở Việt Nam

Lao động phổ thông Trung Quốc ở Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-03-19
 
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Courtesy Tuoitre
 
Việc đưa công nhân nước này đi làm việc ở nước khác là một chuyện bình thường trong thơi đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên tình trạng nhiều công nhân Trung Quốc vào Việt Nam một cách bất hợp pháp hay còn gọi là ‘chui’ đang gây quan ngại lớn hiện nay.
 
Từ Việt Nam đến Crimea
 
Ngày 17/3/2014 Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam nói với báo chí rằng ba chiếc tàu Trung quốc, trong đó có một tàu quân sự đã rời khỏi hải phận Việt nam. Lời tuyên bố này dường như là để đáp trả những quan ngại trong nhiều ngày trước đó về sự hiện diện của lực lượng quân sự Trung quốc trong lãnh hải Việt nam.
 
Sự hiện diện của người Trung quốc tại Việt nam từ rất lâu luôn là một câu chuyện nhạy cảm.
 
Với hàng trăm cây số biên giới chung và lịch sử kề cận hàng ngàn năm thì việc có mặt những người Hoa trong lãnh thổ Việt Nam hay ngược lại là một chuyện bình thường. Vấn đề là trong thời đại những luồng di dân thường đi từ những nước nghèo khó đến những nước có thu nhập cao hơn thì sự hiện diện của hàng ngàn công nhân Trung quốc tại những biệt khu ở Việt nam, quốc gia có thu nhập đầu người thấp hơn Trung quốc nhiều lần, lại là điều bất thường.
Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn
Một người dân
Một biệt khu như thế là khu Cửa Việt tỉnh Quảng Trị. Nơi đây nhiều công nhân Trung quốc sang làm việc trong các dự án đầu tư của doanh nhân Trung quốc trong các khu biệt lập của họ đã làm dấy lên lo ngại của người dân tại chổ. Một người nói với chúng tôi
“Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”người dân
 
Việc công nhân Trung quốc sang Việt nam làm việc không phải là mới, nó đã bắt đầu được nói đến cách đây nhiều năm khi dự án Bauxite ở Tây nguyên bị các nhân sĩ trí thức chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam nói đến khi hàng ngàn công nhân Trung quốc sang vùng Tây nguyên làm những công việc lao động phổ thông mà đáng ra phải dành cho người lao động tại chổ. Mà hơn thế nữa, Tây nguyên là một vùng đất chiến lược, đưa cả ngàn người từ một quốc gia có những căng thẳng về lãnh thổ với Việt nam vào đó thì dấy lên những lo lắng là điều không tránh khỏi.
 
Phần đông công nhân Trung Quốc đang làm việc tại dự án nhà máy nhiệt điện Nông Sơn đều là lao động phổ thông.
Phần đông công nhân Trung Quốc đang làm việc tại dự án nhà máy nhiệt điện Nông Sơn đều là lao động phổ thông. Courtesy Tuoitre
Nhiều người Việt còn có cái nhìn e ngại hơn về những biệt khu Trung quốc ấy khi sự kiện Crimea tuyên bố độc lập đang diễn ra. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, từ Đại học George Mason, VA, Hoa Kỳ nói với chúng tôi trong một chuộc phỏng vấn khi ông so sánh Ukraine và Việt Nam:
Bên Ukraine thì Nga có căn cứ quân sự tức là có hiện quân sự và có người Nga nữa thì ở Việt Nam không có chuyện đó, nhưng có một số quan tâm ở trong nước thì có một số nơi riêng biệt có đông người TQ. Người Việt Nam không vào được và chính quyền địa phương không kiểm soát được...
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Bên Ukraine thì Nga có căn cứ quân sự tức là có hiện quân sự và có người Nga nữa thì ở Việt Nam không có chuyện đó, nhưng có một số quan tâm ở trong nước thì có một số nơi riêng biệt có đông người Trung Quốc. Người Việt Nam không vào được và chính quyền địa phương không kiểm soát được. Có một số ở vùng Tây Nguyên mà trước kia đã có nổi dậy đòi tự trị rồi.
 
Những khu vực đóng kín của người TQ
 
Các trí thức trong nước cũng không khỏi lo lắng về sự hiện diện đông đảo của công nhân người Trung quốc từ Bắc tới Nam. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà nội nói:
Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!
Bà Phạm Chi Lan một chuyên gia khác về kinh tế thì chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bà rằng chuyện Trung quốc đầu tư vào Việt nam là chuyện bình thường, nhưng để người lao động Trung quốc sang đông như vậy thì không đúng chút nào cả.
 
Từ các công trường ở Tây Nguyên, người Trung quốc đến Việt nam làm việc trong các dự án của họ hiện nay có mặt khắp nước, từ dự án nhà máy điện ở Hải phòng, các khu dự án công nghiệp ở Hà Tĩnh, Quảng trị, cho đến vùng công nghiệp Bình Dương ở phía Nam.
 
Công nhân Trung Quốc ở Za Hưng, Quảng Nam – Ảnh: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Công nhân Trung Quốc ở Za Hưng, Quảng Nam – Ảnh: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ VN lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của TQ rồi chứ còn gì nữa
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Chính sách của Trung quốc đưa lao động giản đơn ra nước ngoài làm việc trong các dự án của họ không chỉ diễn ra ở Việt nam, mà còn diễn ra ở các quốc gia châu Phi, Mỹ Latin, và cả những nước Đông Nam Á có quan hệ “hữu hảo” với Trung quốc như Lào, Miến Điện. Và ở những nơi này đã xảy ra không ít xung đột giữa người Trung quốc với dân bản xứ.
 
Cách đây hơn 300 năm, khi các chúa Nguyễn vào miền đất phía Nam lập nghiệp, hàng đoàn người Hoa di cư của triều đại nhà Minh bị Mãn Thanh truất phế dưới quyền các ông Mạc Cửu, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch đã được phép chúa Nguyễn vào góp phần khai phá miền đất Nam bộ. Họ đã để lại cộng đồng người Việt gốc Hoa lớn tại miền Nam, vùng Hà Tiên, Biên Hòa, Chợ Lớn.
 
Nhưng đó là chuyện 300 năm trước khi miền nam Việt nam còn là một vùng đất hoang vu. Nay với một mật độ dân số cao hơn Trung quốc, thu nhập bình quân đầu người lại kém hơn Trung quốc thì việc Việt nam cho phép hàng ngàn công nhân Trung quốc vào giành việc của người Việt là một vấn đề mà chắc chắn nhiều người Việt nam sẽ không đồng ý, chưa cần bàn đến những quan ngại xa xôi về chính trị và quân sự.
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen