BÁN ĐẢO CRIMEA VỀ PHƯƠNG
DIỆN PHÁP LÝ
BBC
tka23 post
Viện Duma Quốc gia,
tức Hạ viện Nga đã tuyên bố rằng: khu tự trị Crimea của Ukraine có
thể trở thành lãnh thổ của Nga ,nếu đó là nguyện vọng của người dân
ở đây trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3.
Giáo sư Marc Weller chuyên về Luật quốc tế đại Đại học
Cambridge phân tích các khía cạnh pháp lý của việc Nga can thiệp vào
Crimea.
Lãnh thổ này trở thành một phần
của Ukraine thuộc Liên bang Xô viết . Năm 1954 thuộc Ucraine và sau khi
Liên Xô sụp đổ năm 1991 Crimea vẫn thuộc Ukraine.
Nước Nga đã công nhận Ukraine và đường biên giới
hiện tại của nước này một cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn. Điều này đã được xác nhận trong:
- Tuyên bố Alma Ata tháng 12 năm 1991
- Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 bảo đảm an ninh cho Ukraine để đổi lấy việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ nước này
- Hiệp định năm 1997 về việc đóng Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol thuộc Crimea
Hiệp định năm 1997, được Tổng thống bị phế
truất của Ukraine Viktor Yanukovych cho gia hạn thêm 25 năm hồi năm 2010,
cho phép tàu chiến Nga neo tại các cảng ở Crimea cùng với cho phép xây
dựng cơ sở hạ tầng quân sự.
Tuy nhiên, nếu Nga muốn có hành động điều binh
thì họ cần phải tham vấn với chính quyền Ukraine và mức độ hiện
diện quân sự của Nga ở Crimea không thể được tăng cường một cách đơn
phương.
Tuy nhiên, Moscow đã đi ngược lại những cam kết
nàykhi họ tăng cường lực lượng ở Crimea mà không có sự đồng ý của
Kiev. Quân Nga đã được khai triển bên ngoài căn cứ để chiếm các cơ sở
chủ chốt như sân bay và bao vây các đơn vị quân đội Ukraine.
Hành
động của Nga đã giúp cho cho các lực lượng thân Nga ở Crimea lên thay
thế chính quyền hợp pháp Ukraine ở Crimea. Về mặt pháp lý, hành động
này rõ ràng có thể xem là hành vi can thệp. Nếu quân đội Nga có liên
quan thì đây là hành động can thiệp quân sự.
‘Không có lý do’
Tuy nhiên liệu quân Nga chỉ có mặt ở Crimea
mà không bắn một viên đạn nào thì có vi phạm luật pháp quốc tế về
ngăn cấm sử dụng bạo lực hay không?
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc vào năm 1974,
việc sử dụng quân đội nước ngoài trên lãnh thổ một nước mà vi phạm
các thỏa thuận đã ký kết quy định về sự hiện diện của đội quân đó
được xem là hành vi xâm lược. Hơn nữa, xét tình hình hiện tại thì
một cuộc ‘tấn công vũ trang’, vốn được xem là điều kiện để áp dụng
điều khoản về quyền tự vệ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng chưa
xảy ra nhằm vào người gốc Nga ở Crimea.
Lúc đầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin được
Thượng viện Nga cho phép dùng vũ lực để bảo vệ người gốc Nga ở
Crimea.
Liền sau đó, ông lại nói rằng việc sử dụng
quân sự vì mục đích nhân đạo hay bảo vệ tài sản của người Nga vẫn
chưa xảy ra. Việc này có thể chỉ cần thiết trong tương lai.
Cho đến giờ,
Moscow vẫn nói nhưng không có sức thuyết phục rằng quân đội của họ
không liên quan gì đến tình hình hiện nay ở Crimea và rằng họ không
kiểm soát lực lượng dân quân tự vệ địa phương vốn được cho là đứng
sau việc chiếm trụ sở chính quyền và bao vây binh lính
Ukraine.
Lời tuyên bố của Nga và việc họ phải bảo vệ
kiều dân của họ ở nước ngoài cũng không có căn bản . Trước hết đó
là trách nhiệm của Ukraine – nước này phải bảo vệ tất
cả các công dân của họ.
‘Bảo vệ người gốc Nga’
Khi Hungary tìm cách tăng cường mối quan hệ của
họ với người gốc Hungary thiểu số ở các nước lân cận, Hội đồng châu
Âu và các cơ quan pháp lý khác đã phản đối mạnh mẽ.
Nga còn đi xa hơn ở các vùng lãnh thổ Abkhazia
và Nam Ossetia – nơi mà những người ly khai thân Mosow chống lại chính
quyền trung ương Georgia.
Moscow chỉ cần cấp hộ chiếu Nga cho người gốc
Nga và sau đó lên tiếng đòi bảo vệ người dân của họ trước ‘sự hung
hăng của Georgia’. Thủ đoạn này là sự bóp méo nguyên tắc ‘bảo vệ
kiều dân ở nước ngoài’.
Nguyên tắc này không bao gồm những kiều dân được
cho nhập tịch chỉ để có cớ để dùng vũ lực ‘cứu họ’. Ngoài ra,
nguyên tắc này chỉ cho phép đưa kiều dân về lại cố quốc chứ không
biện hộ cho việc chiếm đóng lãnh thổ nước khác.
Moscow cũng không thể dựa vào nguyên tắc ‘can
thiệp nhân đạo’ trong trường hợp này. Theo nguyên tắc này, một nước
chỉ có thể can thiệp trong những trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng về
nhân đạo để cứu một dân tộc nào đó mà sự sống còn
của họ đang bị đe dọa.
Ở
Crimea hiện nay không có bằng chứng nào như thế.
Còn nếu xảy ra việc như thế tại Crimea thì đó
có thể được xem là kết quả của hành động can thiệp của Nga. Không
những thế, một nước can thiệp vì lý do nhân đạo không được phép làm
thay đổi quy chế của vùng lãnh thổ có liên quan.
Được mời vào?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
đã trình trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lá thư cho rằng ông
Yanukovych đã yêu cầu Nga can thiệp quân sự.
Tuy nhiên, một khi ông Yanukovych đã mất quyền kiểm soát trên thực tế
đối với đất nước thì ông không thể nào cho phép nước ngoài can
thiệp.
Lập luận của Nga cho rằng ông Yanukovych ‘bị lật
đổ bất hợp pháp’ cũng không thuyết phục. Mặc dù ông ta không bị tước
quyền thông qua quá trình luận tội kéo dài theo quy định của Hiến
pháp Ukraine thì ông ta vẫn bị Quốc hội nước này đồng lòng phế
truất. Do đó ông không thể nói là ông đại diện cho nhân dân Ukraine
được.
Tương tự, chính quyền mới ở Crimea mà Nga nêu lên
là yêu cầu họ can thiệp cũng không có năng lực pháp lý để làm như
vậy.
Thay vì dùng sức mạnh, giờ đây dường như Nga đang
tìm cách làm cho Ukraine động binh trước. Khi đó Moscow có thể khẳng
định rằng họ được quyền bảo vệ quân đội và kiều dân của họ. Tuy
nhiên cho đến nay giới chức Ukraine vẫn hết sức thận trọng.
‘Ly khai dưới họng súng’
Khu tự trị Crimea thật ra về mặt pháp lý có
quyền đòi thay đổi quy chế. Tuy nhiên, theo tiền lệ luật pháp quốc tế
thì họ không thể chỉ đơn phương ly khai ngay cả khi điều này được chuẩn
thuận trong một cuộc trưng cầu dân ý của Ucraine .
Thay vào đó, họ sẽ phải đàm phán thật sự với
chính quyền trung ương ở Kiev về ý muốn ly khai. Các khả năng khác, bao
gồm quyền tự trị lớn hơn, cũng sẽ được thảo luận.
Ngoài ra, luật
pháp quốc tế cũng không công nhận sự ly khai diễn ra dưới họng súng
khi mà quân đội Nga đang chiếm đóng hoàn toàn Crimea.
Chính vì vậy mà tình hình ở Crimea khác với
hành động quân sự của Nato ở Kosovo hồi năm 1999. Người Kosovo gốc Albania chính
quyền Serbia đàn áp cùng cực và sau đó bị cưỡng bức rời quê hương
của họ.
Nato khi đó đã can thiệp vì lý do nhân đạo thật
sự. Họ không chiếm đóng vùng đất này để can thiệp nhân đạo. Thay vào
đó, Liên Hiệp Quốc đứng ra cai quản Kosovo trong tám năm và tạo ra môi
trường trung hòa để quyết định tương lai vùng đất này. Cuối cùng
Kosovo cũng giành được độc lập dựa trên đề xuất nhà trung gian hòa
giải Liên Hiệp Quốc Martti Ahtisaari.
Mâu thuẫn ‘đóng băng’
Dĩ nhiên, việc Crimea sáp nhập vào
Nga sẽ không diễn ra nếu Kremlin không đồng ý. Moscow có thể tạm hài
lòng với hiện trạng với việc Crimea là điểm xung đột ‘đóng băng’ mới
nhất ở đông Âu. Bằng cách này, Moscow có thể tránh bị lên án
thêm.
Để giải quyết vấn đề này, phương Tây sẽ cần
phải đưa ra một gói các giải pháp để cho Kremlin có thể buông Crimea
mà không mất thể diện.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen