Dienstag, 9. Januar 2018

TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG

TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG
Của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước Thứ nhất, bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh “giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án,,,,
Xin mời quý vị hưởng ứng tuyên bố này tiếp tục ký tên, với họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia). Thư xin gửi về:
tuyenbodaknong@gmail.com
1A/
09/01/2018
TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG
TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG
Của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước
Sự việc và Nhận định

Vào hai ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Long Sơn.
Được biết sự kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều năm trước đó.
Đây là vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm kể từ sau vụ án Đoàn Văn Vươn nổi tiếng vào năm 2012. Rất nhiều người dân địa phương đã sát cánh cùng thân nhân các bị cáo đến theo dõi phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong hai ngày đầu năm mới.
Phiên tòa đã kết thúc vội vã vào chiều ngày 3/1/2018 với kết quả gây phẫn nộ lớn trong công luận nói chung và người dân địa phương có quyền lợi liên quan đến vụ án nói riêng. Ông Đặng Văn Hiến, 47 tuổi, bị tuyên án tử hình, các nông dân khác tham gia vào vụ nổ súng đều bị tuyên án nặng từ 9 tháng đến 20 năm tù giam.
Khi được nói lời sau cùng, ông Ninh Viết Bình, 35 tuổi, người bị tuyên án 20 năm tù, đã nói trong nước mắt rằng “Nếu không có Công ty Long Sơn thì hôm nay các bị cáo đã không có mặt tại tòa và đã không gây ra tội lỗi.”
Nói cách khác, dư luận theo dõi vụ xử án đều cùng chung nhận định rằng hành động của các bị cáo, đặc biệt ông Đặng Văn Hiến, đều xuất phát từ tâm lý phẫn uất do bị dồn đến đường cùng, và việc sử dụng súng để chống trả là việc làm bất đắc dĩ trước hành vi trái pháp luật ngay trước đó của những người bị hại.
Tuyên bố
Trước sự kiện bi thảm nói trên và bản án nặng nề dành cho các nông dân mất đất, chúng tôi đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:
Thứ nhất, bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh “giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án cũng như hành vi của các bị cáo, và hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo, hợp tình hợp lý mọi tình tiết của vụ án, đặc biệt là hành động tự vệ trong trạng thái tinh thần bị kích động của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp phá tài sản ngang ngược, bất chấp pháp luật của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến. Không ai cổ vũ giải pháp bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhưng rõ ràng tòa án đã không phân tích đầy đủ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các bị cáo trước khi tuyên án.
Thứ hai, sau hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây hậu quả nghiêm trọng, ông Đặng Văn Hiến đã ra đầu thú với mong ước hưởng sự khoan hồng của pháp luật, mà lẽ ra ông đương nhiên có quyền hưởng theo các quy định pháp lý hiện hành, bởi vì đầu thú là tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà hội đồng xét xử nên cân nhắc khi lượng hình. Tuy nhiên giờ đây ông Hiến lại phải chịu hình phạt nặng nhất trong khung hình phạt.
Thứ ba, chính quyền tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức rõ ràng hoàn toàn tắc trách trong việc giải quyết dứt khoát tranh chấp đất kéo dài tại địa phương, khiến người dân không an cư lạc nghiệp; điều đó vừa thể hiện thái độ xem thường nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa phần nào đó góp phần gây nên hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc nói trên.
Thứ tư, luật pháp và các cơ quan thực thi pháp luật lẽ ra phải bảo vệ công dân, bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của họ, thì nay lại mặc nhiên trở thành và được sử dụng như công cụ đắc lực cho các nhóm lợi ích cướp đất của dân một cách trắng trợn. Ai đã cho phép Công ty Long Sơn tự lập đoàn cưỡng chế đất với quyền sử dụng vũ khí và quyền tấn công dân địa phương, nói cách khác ai đã trao thẩm quyền thực thi pháp luật cho một công ty tư nhân như vậy? Câu hỏi này dứt khoát phải được làm rõ.
Thứ năm, nguồn gốc chính của sự kiện bi thảm tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông suy cho cùng là ở quan niệm và quy định pháp lý về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bởi nó mặc nhiên trao cho các chính quyền địa phương một quyền lực nguy hiểm là tước đoạt đất của người dân để trao cho các nhóm lợi ích vốn thừa và sẵn sàng sử dụng tiền bạc trục lợi bằng cách hối mại quyền thế.
Thứ sáu, xã hội chắc chắn sẽ bất ổn và rối loạn khi người dân không còn đặt niềm tin vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật, bởi lúc đó họ sẽ tự ban phát công lý cho chính mình với hậu quả là xung đột xã hội sẽ gia tăng. Bản án tử hình nặng nề trong vụ án này hoàn toàn không giúp ngăn chặn tình trạng phản kháng của nông dân mất đất trong tương lai, mà ngược lại càng khiến người dân phẫn nộ vì công lý chẳng những không được thực thi, mà còn bị nhạo báng bởi những kẻ cầm cán cân công lý sai lệch.
Yêu cầu
Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Chủ tịch Nước và Tòa án Tối cao nước Cộng hòaXHCN Việt Nam nghiêm túc xem xét lại vụ án và bản án này. Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam và người gốc Việt, cần và đòi hỏi ở một nhà nước của dân, do dân và vì dân là: CÔNG LÝ.
Lập vào ngày 8 tháng 1 năm 2018
DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TÊN ĐỢT 1
TỔ CHỨC:
1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, cựu tù nhân Côn Đảo
2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: nhà văn Nguyên Ngọc
3. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
5. Nhóm Văn Lang, Cộng hòa Séc. Đại diện: Nguyễn Cường
CÁ NHÂN:
1. Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê Hiếu Đằng
2. Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
3. Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang
4. Lê Công Định, luật gia, Sài Gòn
5. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
6. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn
7. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM
8. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
9. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
10. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội
11. Phan Tấn Hải, nhà văn-nhà báo, Hoa Kỳ
12. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
13. Nguyễn Thị Mười, hưu trí, Sài Gòn
14. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
15. Lưu Thủy Hương, nhà văn, CHLB Đức
16. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM
17. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
18. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Cộng hòa Pháp
19. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
20. Lại Thị Ánh Hồng, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
21. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, Sài Gòn
22. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
23. Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
24. Nguyễn Thanh Mai, nhân viên văn phòng, Cộng hòa Séc
25. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
26. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
27. Lê Văn Sơn, nhà báo tự do, Nghệ An
28. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
29. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, Hà Nội
30. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
31. Anthony Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
32. Nguyễn Thiện, tác giả chương trình “Dân ta biết sử ta”, TPHCM
33. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa
34. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Cộng hòa Pháp
35. Nguyễn Sĩ Thụy, giáo viên, TP Huế
36. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
37. Hà Quang Vinh, hưu trí, TPHCM
38. Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ
39. Nguyễn Hoành, hưu trí, TPHCM
40. Vũ Quốc Ngữ, nhà báo tự do, Hà Nội
41. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
42. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội
43. Đoàn Hòa, Cộng hòa Séc
44. Đaminh Lê Thanh Trưởng, linh mục, Đồng Nai
45. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Buôn Ma Thuột
46. Minh Đức Cao, thợ xây dựng, CHLB Đức
47. Thị Diên Nguyễn, thợ xây dựng, CHLB Đức
48. Nguyễn Minh Phát, công nhân, Canada
49. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư, Nam Định
50. Minh Huệ Bekker, kỹ sư hưu trí, CHLB Đức
51. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Cộng hòa Pháp
52. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Cộng hòa Pháp
53. Lê Thị Hồng Hạnh, hưu trí, Hà Nội
54. Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh triết học chính trị, Cộng hòa Pháp
55. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
56. Dương Đình Giao, nhà giáo đã nghỉ hưu, Hà Nội
57. Nguyễn Thu Giang, nguyên PGĐ Sở Tư pháp TPHCM
58. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân QĐNDVN đã nghỉ hưu, Hải Phòng
59. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
60. Hoàng Xuân Sơn, hưu trí, làm thơ, Canada
61. Trần Vũ, nhà văn, Hoa Kỳ
62. Nguyễn Xuân Thiệp, làm thơ, Hoa Kỳ
63. Nguyễn Thị Bích Lưu, nhân viên y tế, TP Hồ Chí Minh
64. Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao động, hiện sống tại Hoa Kỳ
65. Mai Hiền, nguyên TBT báo Phụ nữ TPHCM, hiện sống tại Hoa Kỳ
66. Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Tàu, Sài Gòn
67. Kha Lương Ngãi, cựu Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM
68. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
69. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
70. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
71. Phạm Xuân Yêm, GS, Cộng hòa Pháp
72. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
73. Ngô Thị Thu Huyền, nhà tâm lý, Sài Gòn
74. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, TPHCM
75. Hồ Minh Tâm, nhà thơ, Hà Nội
76. Chân Phương, nhà thơ, Boston, Hoa Kỳ
77. Hoàng Ngọc Biên, nhà thơ-họa sĩ, Hoa Kỳ
78. Khánh Phương, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
79. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
80. Trần Mộng Tú, nhà văn, Hoa Kỳ
81. Trần Thị Phượng, luật sư, Đà Nẵng
82. Mạc Việt Hồng, Warszawa, Ba Lan
83. Nguyễn Quốc An, kỹ sư xây dựng, TPHCM
84. Lý Trực Dũng, kiến trúc sư & hoạ sĩ, Hà Nội
85. Trần Hậu, Bishkek, Cộng hòa Kyrgyzstan
86. C. Nguyen, technicien ICP, Cộng hòa Pháp
87. Nguyễn Minh, Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Em Đường Phố Đà Nẵng
88. Hồ Bất Khuất, nhà báo, Hà Nội
89. Nghĩa Bùi, nhà báo, Mỹ
90. Đinh Văn Dũng, Ninh Bình
91. Trần Lương, hoạ sĩ, Hà Nội
92. Vũ Thanh Hương, hưu trí, Hà Nội
93. Hà Duy Phương, Sài Gòn
94. Trần Kỳ Trung, nhà văn, Hội An
95. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn, GS TS Kinh tế học về hưu, Canada
96. Châu Minh Hùng, TS Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn
97. Nguyễn Thị Khiêm Nhu, làm nghề tự do, Sài Gòn
98. Trần Ngọc Vương, GS TS, Đại học Quốc gia Hà Nội
99. Vũ Ngọc Tiến, viết văn viết báo, Hà Nội
100. Trịnh Đình Hoà, Hà Nội
101. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
102. Nguyễn Kế Ánh, Bình Định
103. Lê Văn Lợi, Hoa Kỳ
104. Trần Văn Toàn, Hà Nội
105. Nguyễn Quang Thạch, chủ nhiệm chương trình “Sách hóa Nông thôn”
106. Nguyễn Hồng Hưng, nhà điêu khắc, TPHCM
107. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn
108. Uyên Vũ, nhà báo, California, Hoa Kỳ
109. Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
110. Nguyễn Thị Bình, giảng viên đại học, hưu trí, Hà Nội
111. Phan Văn Song, cựu giáo viên, Sydney, Australia
112. Mạnh Kim, viết lách tự do, Sài Gòn
113. Trần Kim Lan, CHLB Đức
114. Nguyễn Kim Tuỳ, làm việc tự do, Đan Mạch
115. Phạm Thanh, nghề nghiệp: chờ nghỉ hưu, Sài Gòn
116. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư điện, TPHCM
117. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu
118. Dinh Hoang Thong, Hoa Kỳ
119. Nguyễn Hùng, kinh doanh, Hà Nội
120. Nguyễn Văn Tiếng, sinh viên mới ra trường, Bình Định
121. Huỳnh Công Huân, cựu kiếnnhà trúc sư, Sài Gòn
122. Thận Nhiên, nhà thơ, Hoa Kỳ
123. Nguyễn An, TPHCM
124. Nghiêm Hoa, nội trợ, Hà Nội
125. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
126. Như Quỳnh de Prelle, nhà thơ, Bỉ
127. Nguyễn Trần Thanh Anh, bác sĩ thú y, Sài Gòn
128. Thái Văn Tự, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ
129. Nguyễn Bích Hạnh, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ
130. Anthony Thiên Ân, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ
131. Nguyễn Huy Tuấn, Hải Dương
132. Huỳnh Hồng Vân, Cộng hòa Séc
133. Lưu Thị Được, Hải Phòng
134. Nguyễn Peter, công dân VN và Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Mỹ
135. Nguyễn Quang Nghĩa, TP Hồ Chí Minh
136. Vũ Ngọc Hưng, làm việc tự do, Gia Lâm, Hà Nội
137. Thái Văn Dung, Diễn Châu, Nghệ An
138. Phan Thị Hồng, giáo viên, Đà Nẵng
139. Hà Dương Tuấn, dịch giả, Cộng hòa Pháp
140. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn
141. Bửu Nam, giảng viên Đại học Huế
142. Lê Thị Thấm Vân, nhà văn, Hoa Kỳ
143. Nguyễn Hữu Thao, kinh doanh, Sofia, Bulgaria
144. Nguyễn Kim Huân, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
145. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội
146. Ca Dao, Cộng hòa Pháp
147. Đặng Xuân Thảo, Viện Khoa học Quốc gia Pháp
148. Đỗ Đức, hoạ sĩ, hội viên Hội mĩ thuật Việt Nam, Hà Nội
149. Lê Ngọc Hòa, thường dân, Sài Gòn
150. Bich Tran, kỹ sư, Cộng hòa Pháp
151. Nguyễn Vân Khanh, Bà Rịa Vũng Tàu
152. Nguyễn Văn Tảo, Bắc Giang
153. Võ Ngọc Duy, công nhân, Australia
154. Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ, Quảng Bình
155. Tran Chien, công nhân, CHLB Đức
156. Phạm Hữu Uyển, Praha Cộng hòa Séc
157. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ cello, Sài Gòn
158. Nguyễn Đức Long, làm việc tại CHLB Đức
159. Lê Bá Diễm Chi (tức Song Chi), thạc sĩ điện ảnh và truyền hình, nhà báo tự do, Oslo, Na Uy
160. Trần Anh, làm thơ, Cam Ranh, Khánh Hòa
161. Đỗ Quang Nghĩa, CHLB Đức
162. Giao Hưởng (Trần Phá Nhạc), nhà báo, TPHCM
163. Nguyễn Tấn Trí, Phật tử, Qui Nhơn, Bình Định
164. Võ Ngọc Chuyển (Chu Uyên), nghỉ hưu, TPHCM
165. Võ Duy Nguyên, thường dân, Quảng Ngãi
166. Phạm Ngọc Lâm, Nha Trang, Khánh Hoà
167. Nguyễn Thái Nguyên, TS Kinh tế, Hà Nội
168. Đặng Hải Sơn, đã nghỉ hưu, San Francisco, Mỹ
169. Nguyễn Thanh Cương, Cộng hòa Séc
170. Phan Xuân Hậu, nhà văn, Nghệ An
171. Nguyễn Thị Thanh Thủy, cán bộ hưu, Đà Nẵng
172. Trịnh Văn Tiên, cựu chiến binh, Bình Dương
173. Nguyễn Thị Hồng Loan (bút hiệu Bạch Cúc), Bà Rịa Vũng Tàu
174. Đinh Văn Hải, Lâm Đồng
175. Mai Thanh Sơn, nghiên cứu viên chính, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ, thuộc Viện HLKHXH Việt Nam
176. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Đà Nẵng-Hà Nội
177. Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội
178. Thái Quốc Việt, Phú Tân, An Giang
179. Trần Anh Tuấn, Sài Gòn
180. Dương Quốc Cường, hưu trí, Berlin, CHLB Đức
181. Nguyễn Thị Lan, Mộc Châu, Sơn La
182. Trần Quốc Hùng, TPHCM
183. Thiếu Khanh, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
184. Lưu Thị Kim Oanh, nhân viên văn phòng, Sài Gòn
185. Trần Kế Dũng, Australia
186. Nguyễn Hoàng Phi, thường dân Hải Phòng
187. Nguyễn Sơn Long, Hải Phòng
188. Nguyễn Thị Thơ, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng
189. Đoàn Thôn, Bà Rịa Vũng Tàu
190. Lê Minh Cẩm Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình
191. Nguyễn Văn Khải, Lý Nhân, Hà Nam
192. Phạm Xuân Thông, Hà Nội
193. Đặng Thị Lệ Tâm, thường dân, thành phố Huế
194. Nguyễn Viết Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh
195. Nguyễn Hồng Hà, Hải Phòng
196. Đinh Đức Long, TS BS, Sài Gòn
197. Lê Minh Trang, phó thường dân Hoa Kỳ
198. Trần Ngọc Thạch, Tân Hiệp, Kiên Giang
199. Nguyễn Đăng Đại, cán bộ, TP Hà Tĩnh
200. Phạm Thị Thu Hậu, Sài Gòn
201. Trần Nhị Hoàng, nông dân, Phan Thiết, Bình Thuận
202. Đoàn Quang Minh, Sài Gòn
203. Khac Thinh Nguyen, Đông Hà, Quảng Trị
204. Phạm Thế Cuờng, hưu trí, Sài Gòn
205. Nam-Ky Nguyen, chuyên viên Thống kê, Hà Nội
206. Nguyễn Quang Điệp, Daklak
207. Vũ Thị Mai, Hà Nội
208. Nguyễn Tấn Phùng, Q7 TPHCM
209. Võ Như Triều, Q7, TPHCM
210. Lê Anh Hùng, nhà báo độc lập, Hà Nội
211. Hồ Uy Liêm, cán bộ khoa học, Hà Nội
212. Hoàng Châu, Tây Hồ, Hà Nội
213. Trần Đức Đại, Hà Nội
214. Bùi Trần Đăng Khoa, luật sư, TPHCM
215. Bá Linh Võ, hưu trí, TPHCM
216. Trà Đóa, viết văn, Sài Gòn
217. Phạm Đình Tuyên, về hưu, Hoa Kỳ
218. Kiều Quốc Khánh, Bác sĩ hưu trí, Hà Nội
219. Bùi Trúc Linh, nhà báo tự do, Sài Gòn
220. Đặng Minh Liên, nhà nghiên cứu và sáng tác điện ảnh, hưu trí, Hà Nội
221. Văn Giá, nhà văn, Hà Nội
222. Trần Đức Thạch, nhà thơ, Nghệ An
223. Lê Thị Kiều Oanh, nội trợ, Sài Gòn
224. Thanh Xuân, TPHCM
225. Nguyễn Đạt Ân, Sài Gòn
226. Đào Hiếu, nhà văn, TPHCM
227. Đỗ Hùng, chạy xe ôm, Sài Gòn
228. Nguyễn Tấn Phương, Phan Thiết, Bình Thuận
229. Le Huu Hung, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ
230. Nguyễn Văn Trinh, Đài PTTH Quảng Ngãi
231. Lưu Thành Trung, công nhân, Hoa Kỳ
232. Nguyễn Văn Công, GS TS Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
233. Đỗ Ngọc Thống, PGS TS Ngữ văn, Hà Nội
234. Nguyễn Nhật, Hà Nội
235. Nguyễn Thiên Chương, Thủ Đức, Sài Gòn
236. Đào Hữu Phúc, giáo viên về hưu, Gia Lai
237. Matthew Nguyen, Portland, OR, Hoa Kỳ
238. Trần Thu Thủy, cựu sinh viên Luật, hưu trí, Sài Gòn
239. Dương hồng Lam, hưu trí, Sài Gòn
240. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội
241. Đặng Văn Tiến, Bình Chánh, Sài Gòn
242. Nguyễn Việt Vương, Quảng Ngãi
243. Trần Đức, Q8 Sài Gòn
244. Lê Diễn, Đà Nẵng
245. Nguyên Thị Ngọc Diệp, kinh doanh, TPHCM
246. Nguyễn Công Thiện, Quảng Nam
247. Nguyễn Thi, kinh doanh, Hà Nội
248. Kiệt Nguyễn, Hoa Kỳ
249. Phan Thu Hải, hưu trí, Hà Nội
250. Truong Quoc Tuan, bác sĩ, Sydney, Australia
251. Tống Ngọc Nga, dân đen, Long Thành, Đồng Nai
252. Nguyễn Thị Mỹ Nhung, nhân viên văn phòng, Bình Định
253. Bùi Thị Minh Trâm, Sài Gòn
254. Đinh Lê Hồng Việt, dân thường Hà Nội
255. Vũ Xuân Quang, phó thường dân, Q3, TPHCM
256. Phạm Anh Tuấn, kỹ sư dầu khí, Thành phố Vũng Tàu
257. Nguyễn Thu Hương, Hà nội
258. Đặng Nguyên Hạnh, TPHCM
259. Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Mai, Hà Nội
260. Vu Hoang, SC 29223, Hoa Kỳ
261. Nguyễn Văn Kiệm, luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội
262. Hoa Vo, nhà thơ, Oregon, Mỹ
263. Hoàng Anh Hùng, Tân Bình, Sài Gòn
264. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
265. Nguyễn Thị Ngọc Lãm, Đaklak
266. Tương Lai, GS, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học, TPHCM
267. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt
268. Vũ Trọng Khải, PSG TS Kinh tế, TPHCM
269. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
270. Cao Thúy Cát, buôn bán, quận Bình Thạnh, Sài Gòn
271. Nguyen Thi Thu Huong, Sài Gòn
272. Đồng Chuông Tử, làm thơ, Bình Thuận
273. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
274. Vũ Thế Khôi, nhà giáo Ưu tú, Hà Nội
275. Nguyễn Thanh Tâm, cựu PCT Nội Vụ BCHCĐVN Oregon, Hoa Kỳ
276. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Sài Gòn
277. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, CHLB Đức
278. Trương Văn Vấn, Trang Mạng T. Vấn & Bạn Hữu, Hoa Kỳ
279. Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn, Pháp
280. Võ Ngọc Ánh, cựu phóng viên Saigon Times Group, Hoa kỳ
281. Mai Văn Võ, cựu chiến binh, cựu tù nhân lương tâm, Nam Định
282. Đặng Trọng Dũng, luật sư, TPHCM
283. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, Hà Nội
284. Nguyễn Thị Thu Hà, Nha Trang
285. Đoàn Khắc Xuyên, nhà báo, TPHCM
286. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
287. Nguyễn Thanh Tiến, phiên dịch viên, Melbourne, Australia
288. Nguyễn Viện, cựu chiến binh Mặt trận Tây Nam, TPHCM
289. Nguyễn Xuân Liên, 76 tuổi, Hà Nội
290. Phan Anh, hưu trí, thương binh, Hà Nội
291. Trịnh Văn Hoàn, nông dân, Bắc Giang
292. Đào Thu, giảng viên, Hà Nội
293. Vũ Đình Kh, nhà văn, Canada
294. Phạm Thị Lân (Lân Tường Thụy), nội trợ, Hà Nội
295. Đinh Đình Điệp, Hải Phòng
296. Trần Khắc Đạt, Lâm Đồng
297. Trần Đức Thắng, cựu chiến binh hưu trí, Hà Nội
298. Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội
299. Trương Quốc Tuấn, bác sĩ, Sydney, Australia
300. Trần Phương Hà, hưu trí, Hà Nội
301. Trần Tiến Bình, hưu trí, Hà Nội
302. Nguyễn Kim Phượng, dược sĩ, hưu trí, Hà Nội
303. Phạm Hồng Hạnh, giáo viên, Hà Nội
304. Hoàng Trọng Kim, GS TS BS, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM
305. Nguyễn Thị Phương Thảo, luật sư, chủ doanh nghiệp, Hà Nội
306. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
307. Lê Viết Du, chăn nuôi, TPHCM
308. Vũ Đình Khánh, trồng trọt, Hưng Yên
309. Thích Vô Danh, tỳ kheo, CHLB Đức
310. Hoàng Văn Khẩn, TS Sinh hoá học, Genève, Thụy Sĩ
311. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
312. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
313. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
314. Vũ Thị Phương Thảo, kế toán xuất nhập khẩu, Sài Gòn
315. Đăng Văn Thúc, nhân viên văn phòng
316. Lê Xuân Hoàng, IT, Thành phố Huế
317. Nguyễn Công Viên, BS CK2 Nhi khoa, TPHCM
318. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
319. Nguyễn Văn Lịch, Hà Nội
320. Nguyễn Linh Đan, giáo viên, Sài Gòn
321. Mai Văn Rê, kinh doanh, Sài Gòn
322. Nguyễn Thị Minh Hà, Hà Nội
323. Phan Mạnh Thành, TPHCM
324. Jalau Anưk Trương Đăng Ái, nghề viết, Ninh Thuận
325. Trương Thị Trúc Đào, Sài Gòn
326. Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, nhà phê bình, Canada
327. Phùng Hoài Ngọc, cựu giảng viên đại học, An Giang
328. Giang Anh Vũ, kiến trúc sư, Hải Phòng
329. Nguyễn Thành Trung, kỹ thuật máy tính, Biên Hòa
330. Lê Tuấn Huy, TPHCM
331. Lê Thị Thu Hà, nội trợ, TP Vũng Tàu
332. Lê Trần Thị Hải Âu, Waiblingen, CHLB Đức
333. Trần Khang Thụy, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu & ứng dụng khoa học kinh tế (CESAIS), thuộc trường Đại học Kinh tế TPHCM
334. Nguyễn Vũ, kinh doanh tự do, Sài Gòn
335. Lê Minh Hà, nhà văn, CHLB Đức
336. Nguyễn Thị Bích Hạnh, hưu trí, TPHCM
337. Nguyễn Thượng Long, Hà Đông, Hà Nội
338. Hoàng Hùng, kinh doanh, Praha, Cộng hoà Séc
339. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
340. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
341. Nguyễn Hoài Thu, kỹ sư, Hà Nội
342. Nguyễn Phương, hưu trí, TPHCM
343. Hau Phamova, Praha, Cộng hòa Séc
344. Vương Quốc Toàn, Hải Phòng
345. Trần Bích Vi, Viet Nam National Petroleum Group, Hà Nội
346. Nguyễn Hoàng Hưng, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
347. Ngô Quang Đồng, kỹ sư, Sài Gòn
348. Nghiêm Văn Long, Đông Anh, Hà Nội
349. Do Bao Loc, buôn bán
350. Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn
351. Thái Khắc Phú, TPHCM
352. Bùi Tuấn Dương, buôn bán tự do, Dak Glong, Dak Nông
353. Lan Phương, Hà Nội
354. Nguyễn Hà Châu, Ban Mê Thuột
355. Nguyễn Phú Hải, đại tá cựu chiến binh, Hà Nội
356. Nguyễn Thế Hùng, hưu trí, Hà Nội
357. Le Trinh Xuan Thanh, Hoa Kỳ
358. Lê Thị Ngọc, giáo viên, TPHCM
359. Trần Văn Long, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
360. Phan Q Bao, công dân, Đà Nẵng
361. Vũ Đình Lộc, công nhân, Hà Nội
362. Huỳnh Hồng Phương, làm việc tự do, Quy Nhơn, Bình Định
363. Nguyễn Hưng, kỹ sư diện toán, Paris, Pháp
364. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin lành, Sài Gòn
365. Trương Quang Khanh, kỹ sư, Sài Gòn
366. Giuse Hồ Đắc Tâm, Dòng Chúa Cứu Thế
367. Trần Quang, TS kỹ sư (đã về hưu), Stuttgart, CHLB Đức
368. Lưu Toàn Phong, TP Vũng Tàu
369. Lâm Bình Duy Nhiên, kỹ sư/ nhà giáo, Lausanne, Thụy Sĩ
370. Trần Đình Sử, GS Đại học, Hà Nội
371. Phan Xuân Hùng, hưu trí
372. Tran Trong Hai, hiện cư ngụ tại Đức
373. Nguyễn Thị Diễm Châu, nhân viên văn phòng
374. Nguyễn Gi Lăng, kỹ sư, Hungary
375. Vu Luyen, kinh doanh tại Oklahoma, Hoa Kỳ
376. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
Xin mời quý vị hưởng ứng tuyên bố này tiếp tục ký tên, với họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia). Thư xin gửi về:
tuyenbodaknong@gmail.com
Được đăng bởi bxvn vào lúc 05:04
2B/
Đặng Văn Hiến kháng cáo toàn bộ bản án tử hình
Duy Hậu
Chiều 5-1, thông tin từ luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP HCM), bị cáo Đặng Văn Hiến (SN 1976, trú tại thôn Phủ Đô - xã Đô Lương - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn) vừa có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm mà TAND tỉnh Đắk Nông vừa tuyên hôm 3-1.
Trước đó, trong các ngày 2 và 3-1, TAND tỉnh Đắk Nông xét xử sơ thẩm vụ án giết người, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, che giấu tội phạm xảy ra tại tiểu khu 1535 - xã Quảng Trực - huyện Tuy Đức - tỉnh Đắk Nông. HĐXX đã tuyên phạt Đặng Văn Hiến mức án tử hình, Ninh Viết Bình (SN 1982, trú tại Lục Ba - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên) 20 năm tù, Hà Văn Trường (SN 1985, trú tại thôn Phủ Đô - xã Đô Lương - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn) 12 năm tù về tội "giết người"; tuyên phạt Đoàn Văn Diện (SN 1980, trú xã Đăk Nhau - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước) 9 tháng tù về tội "che giấu tội phạm".
HĐXX cũng tuyên phạt Nghiêm Xuân Thiên Sửu (SN 1962, trú tại TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Long Sơn) 6 năm tù, Phạm Công Thiện (SN 1977, trú tại TP HCM) 4 năm tù về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Như Dân Việt đã đưa tin, xuất phát từ tranh chấp đất rừng, sáng 23-10-2016, Nghiêm Xuân Thiên Sửu (nguyên Phó giám đốc Công ty Long Sơn) và Phạm Công Thiện (quản lí của Công ty Long Sơn) đã dẫn hơn 30 người vào tiểu khu 1535 - xã Quảng Trực - huyện Tuy Đức để san ủi vườn điều của Đặng Văn Hiến và ông Hoàng Văn Thắng, Triệu Phục Cao. Hậu quả là 287 cây điều, 45 cây cà-phê bị ủi phá, giá trị thiệt hại 73.624.000 đồng.
Khi thấy có người phá tài sản của mình, Hiến đã cùng Ninh Viết Bình sử dụng súng tự chế bắn vào những người của Công ty Long Sơn, Hà Văn Trường cũng tham gia tiếp đạn cho Hiến bắn, làm 3 người của Cty Long Sơn đi cưỡng chế trái pháp luật chết tại chỗ và 13 người bị thương tích từ 6% tới 54%. Mặc dù biết Hiến đã phạm tội nhưng sau đó Đoàn Văn Diện vẫn giúp Hiến bỏ trốn.
Đến ngày 27-10-2016, Đặng Văn Hiến và gia đình đã nhờ Báo NTNN/Dân Việt đưa ra đầu thú. Nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt cùng luật sư Nguyễn Kiều Hưng đã đến Tuy Đức làm các thủ tục theo quy định để các cán bộ Cục C45 - Bộ Công an vào rừng gặp và tiếp nhận Hiến đầu thú.
Đơn kháng cáo của Đặng Văn Hiến.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Đặng Văn Hiến cho rằng hình phạt mà TAND tỉnh Đắk Nông vừa tuyên cho mình trong bản án sơ thẩm là quá nặng, HĐXX chưa xem xét hết các tình tiết khách quan, mối quan hệ giữa hành vi phạm tội của bị cáo với tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của những người bị hại là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Đơn kháng cáo viết: "Họ đã huy động một lực lượng hùng hậu, sử dụng khiên, giáp, vũ khí, phương tiện cơ giới máy móc đến san ủi nhà cửa, vườn cây là nguồn sống duy nhất của gia đình tôi nên đã đẩy tôi vào trạng thái bức xúc tột độ nên mới dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật".
Bị cáo Hiến đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt để mình có cơ hội trở về hòa nhập với xã hội, làm một công dân có ích. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Hiến cũng yêu cầu được xem xét yếu tố lỗi hỗn hợp để giảm một phần trách nhiệm bồi thường.
D.H
Nguồn: http://danviet.vn/…/dang-van-hien-khang-cao-toan-bo-ban-an-…
Được đăng bởi bxvn vào lúc 05:00
Một bản án tử hình thiếu thuyết phục
Việc TAND tỉnh Đắk Nông tuyên án tử hình bị cáo Đặng Văn Hiến trong vụ 3 người Công ty Long Sơn bị bắn chết khiến dư luận cho rằng bản án thiếu thuyết phục.
Như đã thông tin, ngày 3-1, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên các mức án đối với các bị cáo trong vụ nổ súng làm 3 người chết vì tranh chấp đất giữa các hộ dân với Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn tại tại tiểu khu 1535 - xã Quảng Trực - huyện Tuy Đức - tỉnh Đắk Nông. Theo bản án, bị cáo Đặng Văn Hiến, người nổ súng bắn vào đoàn cưỡng chế đất của Công ty Long Sơn khiến 3 người chết đã bị tòa kết án tử hình.
Tuổi Trẻ ghi nhận một số ý kiến của giới chuyên môn về vụ án này.
TS Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Pháp luật hình sự - Viện Nhà nước và pháp luật - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Phải xem xét nguyên nhân, điều kiện phạm tội
Không ai cổ vũ cho việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tuy nhiên qua vụ án này còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến nhưng chưa được nêu ra tại tòa. Đó là nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các bị cáo.
Vụ án xảy ra vì tranh chấp đất đai kéo dài nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp giải quyết triệt để. Công ty Long Sơn có sai phạm gì hay không vẫn chưa được làm rõ. Việc Công ty Long Sơn cưỡng chế đất bằng cách huy động công nhân, bảo vệ mang vũ khí, xe đi ủi cây cà-phê, điều trên diện tích đất gia đình ông Thắng, ông Hiến canh tác là đúng hay sai? Việc cưỡng chế này đã được chính quyền đồng ý hay chưa?
Nếu những vấn đề này chưa được làm rõ thì không đánh giá hết được bản chất khách quan của vụ án, từ đó dẫn đến những ý kiến băn khoăn khi lượng hình. Ngoài ra, nếu làm rõ những vấn đề nêu trên thì có thể áp dụng là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Trong vụ án này, ông Hiến và gia đình mang tâm lí bức xúc từ lâu vì tranh chấp đất đai. Tuy nhiên Công ty Long Sơn lại cho người vào cưỡng chế đất dẫn đến hậu quả vụ án xảy ra. Việc tìm ra tâm lí của người phạm tội là cách giải quyết để ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự sẽ diễn ra.
Thông qua vụ án này, tôi muốn nhấn mạnh một điều: pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do của công dân không bị xâm phạm bởi sự tùy tiện của công quyền. Công dân được tự do sở hữu những tài sản thuộc về mình. Ngược lại, xã hội sẽ bất an và rối loạn nếu người dân luôn cảm thấy lo lắng khi pháp luật và người thi hành pháp luật vô tình hay hữu ý đem đến cho họ sự rủi ro bất cứ lúc nào. Từ đó, xung đột chung - riêng dẫn đến sự rủi ro cho ai đó là điều khó tránh khỏi.
Ông Vũ Phi Long, nguyên Phó chánh tòa hình sự TAND TP HCM: Cần xem xét tội danh phù hợp.
Trong vụ án này, tòa cần đánh giá toàn diện, xét xử đúng pháp luật, thuyết phục, hợp lí hợp tình. Tòa án tối cao đã có hướng dẫn đánh giá về bức xúc, tích tụ, dồn nén trong quá trình mà người phạm tội phải chịu để làm cơ sở xem xét tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tòa án cần xem xét về tội danh cho phù hợp với tính chất của vụ án. Tòa sơ thẩm đã không đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo Hiến là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do chuỗi hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
Trong trường hợp cụ thể này, Công ty Long Sơn đã có hành vi trái pháp luật đối với bị cáo Hiến (và các bị cáo khác). Đã có 2 bị cáo thuộc Công ty Long Sơn bị tòa xét xử về tội danh hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Hành vi của Công ty Long Sơn tại thời điểm tổ chức lực lượng (đông người, trang bị khiên chắn, dao rựa...) để phá hoa màu, quyết tâm lấy đất của bị cáo Hiến rõ ràng là trái pháp luật. Hành vi đó thể hiện sự bất chấp, coi thường quyền bảo vệ tài sản, quyền an cư lạc nghiệp, bất chấp nguyện vọng của người dân.
Trước đó, sự tranh chấp, va chạm từ Công ty Long Sơn với gia đình Hiến đã xảy ra khiến sự bức xúc cho Hiến tích tụ, âm ỉ. Do vậy, thời điểm Long Sơn tổ chức lực lượng hùng hậu để quyết "ăn thua đủ" đã kích động các bức xúc đó bùng lên.
Tình huống Hiến bắn cảnh cáo nhưng nhóm nhân viên Long Sơn vẫn dùng đá tấn công tới tấp khiến Hiến không thể kiềm chế, kích động tinh thần. Chính hành vi trái pháp luật của nạn nhân là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội một cách kích động, quyết liệt của bị cáo.
TS Phan Anh Tuấn, Trưởng Bộ môn Luật hình sự - Trường ĐH Luật TP HCM: Mức án tử hình thiếu thuyết phục.
Mức án áp dụng cho bị cáo Hiến cần phải đánh giá nguyên nhân phạm tội, cân nhắc các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Phía Công ty Long Sơn đã có hành vi trái pháp luật là hủy hoại tài sản của Hiến và của những người khác nên phó giám đốc và nhân viên của Công ty Long Sơn đã bị tòa án kết án tù về tội này.
Khi Hiến nổ súng bắn chỉ thiên, người của Công ty Long Sơn cầm đá (đã chuẩn bị từ trước) ném lại dẫn đến Hiến bắn vào người của công ty. Do đó, có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ "phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại" (Điểm đ - Khoản 1 - Điều 46 - BLHS năm 1999) cho bị cáo Hiến.
Bị cáo Hiến cũng không có tình tiết định khung tăng nặng "có tính chất côn đồ" như viện kiểm sát đã truy tố. Trong khi với các tình tiết của vụ án, Công ty Long Sơn chuẩn bị lực lượng (30 người, với công cụ, phương tiện...), bất chấp pháp luật, hủy hoại tài sản người khác. Đối diện với việc Hiến bắn cảnh cáo nhưng đám đông vẫn tấn công, rõ ràng hành xử của Công ty Long Sơn mới có tính chất "côn đồ" chứ không phải Hiến. Từ đó, việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng "có tính chất côn đồ" đối với bị cáo Hiến là không có cơ sở.
Như vậy, bị cáo Hiến chỉ có một tình tiết định khung tăng nặng "giết nhiều người". Trong khi Hiến lại có tình tiết giảm nhẹ "phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại", bị cáo đầu thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì không cần thiết phải áp dụng hình phạt ở mức cao nhất là tử hình đối với bị cáo.
Cũng lưu ý trong vụ án này, nguyên nhân phát sinh tội phạm còn do sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương không giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ lâu giữa người dân với Công ty Long Sơn. Nếu giải quyết mâu thuẫn này ngay từ đầu thì đã không thể xảy ra vụ giết người với nhiều người chết như thế. Bên cạnh đó, Công ty Long Sơn cũng có lỗi trong vụ án này.
Ái Nhân - Tâm Lụa ghi
Nguồn: https://tto.tuoitre.vn/…/mot-ban-an-tu-hinh-th…/1418501.html
Được đăng bởi bxvn vào lúc 04:55
3C/
Vụ nổ súng: Đề nghị xem xét trách nhiệm của địa phương
Đại Dũng
Chiều nay, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án nổ súng kinh hoàng ở Đắk Nông tiếp tục bước vào phần tranh luận.
Sau khi đại diện VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo, sáu luật sư (LS) tham gia bào chữa cho nhóm bị cáo là nông dân bị truy tố về tội giết người đã đưa ra nhiều quan điểm bào chữa đối đáp lại VKS.
Bào chữa cho nhóm bị cáo nông dân, LS cho rằng cáo trạng nói các hộ dân xâm lấn, tranh chấp đất với Công ty Long Sơn là không đúng. Theo hồ sơ điều tra thì các hộ dân sinh sống tại tiểu khu 1535 từ trước khi Công ty Long Sơn được giao đất năm 2008. Từ đó đến trước thời điểm xảy ra vụ nổ súng ngày 23-10-2016, những hộ dân này không hề bị chính quyền địa phương lập biên bản hay có một quyết định xử phạt hành chính nào về hành vi lấn chiếm hay tranh chấp đất. LS đề nghị cơ quan chức năng cần xem xét kĩ lại vấn đề này.
Cũng theo LS, cáo trạng có nêu rõ việc tranh chấp đất giữa Công ty Long Sơn với các hộ dân tại tiểu khu 1535 xảy ra từ rất lâu, dai dẳng. Người dân đã có đơn tố cáo, cầu cứu rất nhiều cơ quan chức năng nhưng không được can thiệp, xử lí dứt điểm. Trong vụ án này trách nhiệm của chính quyền địa phương là rất lớn thế nhưng không thấy đề cập đến, cần xem xét xử lí đối với những người liên quan.
Theo LS, có đi vào hiện trường mới thấy cuộc sống của người dân khó khăn, bị cô lập ra sao. Một vài hộ dân sống giữa rừng, cô lập với bên ngoài trong khi Công ty Long Sơn huy động hàng chục người nhiều lần uy hiếp, ủi trắng tài sản mà người dân không phản kháng được. Những người nông dân này đã bị dồn ép, phải sống trong hoang mang, lo sợ triền miên để rồi tìm cách phản kháng. Trong hoàn cảnh như vậy, việc nhóm người dân nổ súng chống lại Công ty Long Sơn khó tránh khỏi.
LS đề nghị HĐXX xem xét lại việc truy tố bị cáo Đặng Văn Hiến tội giết người có tính chất côn đồ là chưa đúng bản chất. LS phân tích: bị cáo Hiến có nhân thân tốt, chưa hề phạm tội. Trong hoàn cảnh một mình phải đối mặt với hàng chục công nhân Công ty Long Sơn mang theo hung khí, ban đầu bị cáo không nổ súng trực tiếp mà chỉ bắn chỉ thiên, cảnh cáo. Thế nhưng nhóm công nhân vẫn tiến vào cưỡng chế, san ủi cây trồng, dùng đá ném tới tấp về phía bị cáo. Bị cáo bỏ chạy vào nhà, nhóm công nhân tiếp tục bao vây khiến bị cáo Hiến bị kích động mạnh, mất kiểm soát và phải nổ súng.
LS đề nghị HĐXX xem xét trả hồ sơ, điều tra làm rõ nguồn gốc đất khu vực xảy ra tranh chấp là của dân hay của Công ty Long Sơn.
LS bào chữa cho nhóm nông dân cũng nêu thời điểm công ty này đi cưỡng chế lúc hơn 5 giờ sáng, đây là thời gian người dân đang ngủ nghỉ, tinh thần không minh mẫn, vậy mà công ty huy động hàng chục người tiến vào vườn, nhà cưỡng chế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến kích động, làm người dân mất kiểm soát trong hành vi.
LS cho rằng Công ty Long Sơn ngoài hủy hoại tài sản của người dân còn tự ý vào nhà dân hủy hoại tài sản. LS đề nghị khởi tố tại tòa nhóm Công ty Long Sơn tội xâm phạm gia cư trái pháp luật theo Điều 158 - BLHS.
Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng các bị cáo phạm tội có tính chất rất nghiêm trọng nên giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo tội danh giết người, có tính chất côn đồ. Đặc biệt, bị cáo Hiến phạm tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải cách li khỏi đời sống xã hội.
Về nhóm tội danh hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, vị đại diện VKS cho biết căn cứ các hồ sơ tài liệu điều tra, việc truy tố các bị cáo Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phạm Công Thiện về tội danh trên là đúng người, đúng tội.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
Đ.D
Nguồn: http://plo.vn/…/vu-no-sung-de-nghi-xem-xet-trach-nhiem-cua-…
Được đăng bởi bxvn vào lúc 04:49
3C/
Muốn thêm mấy mạng người nữa ư?
Mai Quốc Ấn
Đó là tiêu đề một status trên FB của Mai Quốc Ấn về vụ nổ súng ở Đak Nông, BVN mượn luôn làm tiêu đề chung cho loạt status, bài viết của nhà báo trẻ này và chuyển tới bạn đọc, đặng góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người nông dân ở Việt Nam hiện nay, đồng thời lôi cổ những kẻ khinh dân, phản dân, hại dân ra trước một "tòa án nhân dân" thực sự.
Bauxite Việt Nam
Nếu thêm một án tử thì…
Tôi đã xóa khá nhiều comment kiểu "Đầu thú mà vẫn bị xử tử. Đằng nào cũng chết thì bắn thêm nhiều người nữa" do đó là lối suy nghĩ tiêu cực và nguy hiểm. Nhưng vì sao có suy nghĩ đó thì có lẽ phải viết ra cho rõ trong trường hợp cụ thể vụ nổ súng Đak Nông.
Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng nổ súng vào đoàn cưỡng chế nhà nước vì bảo vệ đất mà ông ấy và gia đình khai khẩn.
Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình vào tận trụ sở ủy ban, phòng cán bộ địa chính bắn chết người cũng vì cho rằng thu hồi đất không đúng.
Trước khi Đặng Văn Hiến nổ súng, có 2 người dân đã chết vì Công ty Long Sơn đánh. Có một người bị chém "vạt đầu", thương tật 90%. Vô số người khác bị đánh nhưng không được chính quyền bảo vệ dù đã thông báo. Thậm chí, có cán bộ công an biến chất đánh dân vì dám tố cáo Công ty Long Sơn. Tôi viết cảnh báo 9 tháng trước khi nổ súng rằng dân trên ấy có nhiều người thắp hương ông bà trước khi đi rẫy vì xác định chuyến nào cũng là "chuyến cuối".
Xét đến cùng cũng vì bảo vệ đất, như 2 trường hợp trước đó!
Năm 2008, Công ty Long Sơn mới được tỉnh giao đất bằng cách chấm tọa độ trên bản đồ mà không đo đạc thực địa, nghĩa là trái quy định. Lịch sử vùng đất xảy ra nổ súng là vùng đồng bào Stiêng (có nghĩa trang cũ của người Stiêng) và dân nơi khác đến mua đất giấy tay từ giai đoạn 1998. Đến năm 2004, Đak Nông mới lập tỉnh. Dù được giao đất trái quy định song Công ty Long Sơn vẫn dùng lực lượng cưỡng chế trái phép bằng bạo lực với các bảo vệ không hợp đồng, có trường hợp dưới tuổi lao động (16 tuổi).
Một bạn đọc đã nhận xét: "Khi tác động một lực vào một đối tượng nào đó nó sẽ sinh ra một phản lực. Phản lực trong trường hợp này gây ra cái chết cho 3 người và bị thương nhiều người khác. Những người tạo ra phản lực trong trường hợp này rơi vào thế bị bức xúc quá mức chứ không phải họ chủ tâm làm điều xấu. Để răn đe và triệt tận gốc tình trạng như thế này cần phải diệt tận gốc mọi nguy cơ tạo ra lực để từ đó phát sinh ra phản lực. Tức là phải xử thật nặng Công ty Long Sơn và chính quyền địa phương. Có như thế mới hợp đạo lí và hợp lòng dân."
Hiểu gọn hơn, chính quyền địa phương vô trách nhiệm như thế, các hành động côn đồ của Công ty Long Sơn như thế thì tất yếu có phản kháng và bản án chỉ nặng đối với người phản kháng.
Nhưng xét đến cùng, những kẽ hở của luật đất đai còn bảo vệ những kẻ cướp đất bằng bạo lực hay bằng giấy tờ thì phản kháng sẽ còn diễn ra. "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!" - Maxx đã nói thế.
Hãy nhớ một điều, đất đai khi bị cướp có thể là nguyên nhân của "vạn cổ chi thù". Đã có 5 người chết: 2 người dân do bị bảo vệ Long Sơn đánh và 3 bảo vệ Long Sơn bị Hiến bắn. Thêm một án tử cho Đặng Văn Hiến chỉ là thêm một mũi tiêm thuốc độc về nghĩa đen. Nhưng cũng có thể đó là mũi tiêm thuốc độc theo nghĩa bóng vào suy nghĩ những người đã, đang và sẽ còn bị cướp đất trái pháp luật rằng "đằng nào cũng chết thì...".
Nhìn rộng hơn, có một điều cốt lõi mà chính thể cần nhận thấy: Vụ Đoàn Văn Vươn chỉ có một số bị thương. Vụ Đặng Ngọc Viết có một người bị chết. Vụ Đặng Văn Hiến có 3 người bị chết, 13 người bị thương. Nghĩa là thương vong tăng lên do mẫu thuẫn tăng lên.
Thể chế nói chung và chính sách đất đất đai nói riêng cần thay đổi để chấm dứt điều ấy chứ không phải chỉ để xử tử một kẻ giết người vì uất ức tích tụ, đã ra đầu thú, đã thành khẩn khai báo, đã khắc phục hậu quả, đã được gia đình nạn nhân xin giảm án.
Xử tử Đặng Văn Hiến sẽ có nhiều "Đặng Văn Hiến khác" nếu không thấy được cái gốc của vấn đề. Và theo nguyên lí này, xử nhẹ những kẻ cầm đầu Công ty Long Sơn sẽ còn những kẻ cầm đầu "công ty Long Sơn khác" . Và sẽ còn những "nạn nhân dự bị" như những người dân bị bảo vệ Công ty Long Sơn đánh, như 3 bảo vệ công ty này bị bắn chết.
Nói thẳng là tôi chưa thấy sự công chính, công minh trong phiên tòa sơ thẩm vụ nổ súng Đak Nông. Ví dụ án chung thân cho Ninh Viết Bình là cực nặng bởi Bình không trực tiếp giết người (tôi sẽ phân tích trong một bài viết khác) trong khi đó người cao nhất Công ty Long Sơn là giám đốc thì không có mặt trong vụ án, khác nào bỏ lọt tội phạm? Riêng 30 bảo vệ cùng tham gia tấn công trước cũng không được xét xử thích đáng…
Nhưng chưa thấy không có nghĩa tôi tin sự công chính, công minh sẽ mất đi! Công chính, công minh hay không thì trong lòng mỗi người tự thân đã có!
Chú thích ảnh: FB tôi có khá nhiều người làm trong hệ thống công quyền. Tôi hi vọng các anh chị nhìn người phụ nữ đang quỳ xuống, ràn rụa nước mắt và khản giọng: "Nhà báo nói với cán bộ cứu chúng tôi với!". Hàng chục người đã quỳ trước tôi như vậy và cùng đồng thanh như vậy. Tôi vừa chụp ảnh vừa đỡ họ dậy và khóc cùng họ nên tôi mong các anh chị khi thực hiện một quyết định công thì hãy hết sức công chính, công minh.
Để dân không phải khóc nữa!
Để không có những kết cục đau lòng nữa...
6-1-2018
Mạng người nào không quý?
Tòa sơ thẩm tuyên Đặng Văn Hiến án tử vì Hiến bắn chết 3 bảo vệ Công ty Long Sơn. Trước khi 3 bảo vệ này chết, đã có người chết vì bị Công ty Long Sơn cướp đất, đánh người. Có những người may mắn không chết nhưng thương tật suốt đời. Với tôi, mạng người nào cũng quý, miễn là họ không vi phạm pháp luật đến mức phải chết!
Tôi dĩ nhiên không chấp nhận hành vi tước đoạt 3 mạng người của Hiến dù đưa Hiến ra đầu thú. Nhưng tôi cũng không thể chấp nhận việc xâm hại tài sản, sức khỏe và tính mạng người khác mà các bảo vệ Công ty Long Sơn do Nghiêm Xuân Thiên Sửu cầm đầu gây ra. Càng không chấp nhận được cách chính quyền địa phương tại huyện Tuy Đức - tỉnh Đak Nông vô cảm: giao đất sai quy định (theo bản đồ, chưa đo đạc thực tế), được gọi điện báo tin "có đánh nhau to" trước đó nhưng không can thiệp kịp thời, thậm chí có cán bộ biến chất đã đánh dân khi dân lên tố cáo tội phạm…
Đơn thư lên xã, lên huyện, lên tỉnh đều rơi vào im lặng. Ngay cả Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình xuống tận nơi thị sát và ra chỉ đạo ngừng cưỡng chế mà sự việc đau lòng vẫn xảy ra. Nghĩa là địa phương có những cán bộ không coi quốc pháp ra gì.
Sự vô pháp ấy bị chỉ thẳng mặt trong cuộc họp an dân với đầy đủ ban bệ của ủy ban, mặt trận, công an, quân đội... Dân đã hỏi: "Nếu vợ ông mang thai và bị bảo vệ Công ty Long Sơn đánh tới chết thì ông có để yên không?". Vị Phó chủ tịch UBND huyện cúi đầu. Và đó chỉ là một trong rất nhiều vụ đã diễn ra trước ngày nổ súng.
Gặp nhiều người, nghe nhiều câu chuyện uất ức, nhìn từng vết sẹo lồi lên hay cái đầu bị "vạt" gần phân nửa vì rựa bén đã khiến tôi ám ảnh. Ngoài ám ảnh về nỗi đau của họ, tôi còn ám ảnh với câu hỏi của dân: "Nếu nhà báo rơi vào tình cảnh chúng tôi thì sao?".
"Nếu là mình, thì sao?" - tôi tự hỏi.
Nếu chính tôi bị vây bởi 30 người ném đá vào nhà làm tôi không thể xông ra cứu tài sản gia đình mình đổ mồ hôi tạo dựng, khiến chúng mất đi, tương lai vợ con mịt mờ... thì tôi có chống lại đám cướp ấy không?
Nếu ông già 94 tuổi bị 2 bảo vệ to khỏe lôi vào gốc cây để trở gậy đập vào ngực phun máu, giờ vẫn ho dốc vì đòn đau ấy là ông nội tôi thì tôi sẽ phản ứng ra sao?
Nếu người đàn bà mang thai 7 tháng đã "chết vì cưỡng chế của công ty" kia là vợ mình và những cú đạp thẳng vào cái bụng ấy diễn ra trước mặt mình thì tôi còn giữ bình tĩnh không?
Nếu một thời gian dài bị đánh đập và chứng kiến người thân bị đánh đập, nếu một thời gian dài bị cướp bóc và chứng kiến người thân bị cướp bóc, có súng trong tay và bắn giỏi, tôi sẽ làm gì?
Hôm qua có rất nhiều comment kiểu "ra đầu thú chi để giờ bị tuyên tử hình. Thà cầm súng bắn được thằng nào hay thằng ấy" - một lối suy nghĩ tàn nhẫn và ngu muội. Hãy đặt mình vào người thân của những người bị tước đi sinh mạng hay sức khỏe. Họ đâu có tội tình gì!
Trong phiên tòa sơ thẩm, có gia đình nạn nhân đã xin giảm án cho Đặng Văn Hiến. Nhà họ rất nghèo và cũng đau đớn vì mất con nhưng họ đã cư xử nhân văn hơn rất nhiều người kêu gọi công lí bằng máu người khác.
Khoa học chứng minh con người nào có suy nghĩ cũng từng nghĩ đến việc mình chết như thế nào và có ý định giết chết người khác ra sao ít nhất một lần trong đời. Nhưng rõ ràng những hung thủ giết người vẫn luôn là số rất rất ít.
Khi nảy sinh ý định tước đoạt mạng sống một ai đó, hãy nhớ cho, mạng người nào cũng quý. Kể cả là tước đoạt mạng sống bằng một phán quyết của tòa...
Muốn thêm mấy mạng người nữa ư?
"Nếu chính quyền vẫn bao che cho Công ty Long Sơn, súng sẽ còn nổ tiếp!" - nguyên văn trích lời người dân là câu mở đầu trong báo cáo gửi đến một chính trị gia rất lớn sau vụ nổ súng Đak Nông. Tôi nghĩ người đó cần biết chuyện gì xảy ra thay vì chỉ đọc báo cáo nội bộ.
9 tháng trước vụ nổ súng, tôi có viết bài về vụ bảo vệ Long Sơn tấn công một gia đình và chém "vạt đầu" ông Nguyễn Văn Thanh (xem ảnh, bài ở comment). Tôi có cảnh báo với một số nhà báo là sẽ có những điều kinh khủng hơn vì giữa rừng sâu ấy, làm một khẩu hoa cải từ ống nước chỉ 15 phút. Những tòa soạn tôi gõ cửa không đăng vì "chưa có gì xảy ra".
Hơn một năm trôi qua, hôm qua, tòa tuyên bị cáo Đặng Văn Hiến tội tử hình, Ninh Viết Bình bị chung thân. Đây là 2 hung thủ trong vụ án bắn chết 3 người, làm bị thương 13 người (số liệu ban đầu của các báo là 19 người) mà tôi góp phần vận động ra đầu thú.
Có thể tóm tắt sự việc như sau:
- Sau khi tách tỉnh từ Bình Phước và Đak Lak năm 2004, Đak Nông là một điểm nóng về tranh chấp đất đai. Riêng khu vực giáp Bình Phước - Đak Nông là siêu tranh chấp vì hồ sơ mà tôi có tính được ngót một tạ. Đây cũng là điểm nóng về tội phạm truy nã.
- Trước khi tách tỉnh, khu vực xảy ra nổ súng là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán đất khai hoang từ 1998 bằng giấy tay. Không thể trách người dân khi địa phương họ sống và canh tác có 10 không: không điện, không đường, không trường, không trạm y tế, không địa chỉ, không bảo hiểm xã hội, không khai sinh, không khai tử, không CMND, không đăng kí kết hôn. Và không thứ 11 là không pháp luật, ở đây tôi nói mức độ từ tiểu khu đến xã, đến huyện, đến tỉnh. Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình là 2 trong số nhiều người dân tại huyện Tuy Đức - tỉnh Đak Nông bị bảo vệ Công ty Long Sơn tấn công hội đồng để phá điều, lấy đất. Các trường hợp nặng nhất gồm: một phụ nữ có thai bị đánh sảy thai, một người đàn ông bị chém "vạt nửa đầu", thương tật 90% , cụ già 94 tuổi bị đánh vào ngực phun máu tại chỗ... Hàng chục vụ xô xát lớn diễn ra còn những "vụ lẻ" như vụ nổ súng thì không đếm xuể.
- Người dân giáp Bình Phước, Đak Nông đã có đơn tố cáo Công ty Long Sơn (và một số công ty khác) hành hung song không được xử lí hoặc xử lí không nghiêm. Cá biệt, có ít nhất một trường hợp dân đã tố cáo một điều tra viên huyện Tuy Đức đánh mình vì dám tố cáo Công ty Long Sơn. CA xã, CA huyện đánh đập xong và bắt làm giấy cam kết không khiếu kiện. Người dân được mời lên làm chứng nếu nói do lỗi Công ty Long Sơn cũng bị đánh như vậy. Dân đã gửi đơn tố cáo lên CA tỉnh nhưng CA tỉnh không trả lời.
- Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã vào Tuy Đức, Đak Nông và chỉ đạo dừng hết mọi hoạt động cưỡng chế đất để xác minh nguồn gốc đất đai, đền bù. Tuy nhiên, Công ty Long Sơn do Nghiêm Xuân Thiên Sửu cầm đầu vẫn tấn công dân mà phớt lờ chỉ đạo này. Là công ty tư nhân nhưng Nghiêm Xuân Thiên Sửu và đồng bọn thực hiện cưỡng chế "thay" Nhà nước rất bài bản. Có giáp bảo hộ, gậy gộc và xe đá (để ném, khu vực này không có đá).
- Công ty Long Sơn sử dụng đa phần bảo vệ người dân tộc bản địa. Những người bị trấn áp là người dân tộc xứ khác đến (đa phần miền núi Bắc bộ). Nhà báo Hữu Danh vào đây tìm hiểu và tổng kết: Công ty Long Sơn dùng dân tộc trị dân tộc. Thực chất là dùng người Việt trị người Việt và đằng sau họ Nghiêm (một họ không thuần Việt) của kẻ chủ mưu là điều gì chưa rõ.
- Hiến và Bình nổ súng là quả. Những gì tôi vừa nêu trên đây là nhân.
- Tôi xin chỉ đạo của tòa soạn Dân Việt để báo liên hệ C45 đưa Hiến và Bình ra đầu thú. Không có chỉ đạo nào! Có người tốt đã nhắn tôi số tướng Hồ Sỹ Tiến. Tôi gọi ông Tiến và nói ý định đầu thú của Hiến và Bình lẫn lời nhắn của dân: "Đầu thú ở huyện Tuy Đức hay tỉnh Đak Nông thì (Hiến và Bình) chết chắc!". Sự việc sau đó tôi đã viết trên báo Công an nhân dân.
- Có một chi tiết rất hay là trước khi đưa Hiến về C45 phía Nam thì phải ghé lại trụ sở CA huyện Gia Nghĩa để làm một số thủ tục. Hiến sợ bị giao cho CA tỉnh Đak Nông nên nói sẽ cắn lưỡi tự tử, trinh sát C45 phải trấn an. Nếu hung thủ chết, vụ án sẽ khép lại! Và câu của dân về việc đầu thú tại CA huyện hay CA tỉnh sẽ "chết chắc" khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
- Khi trong rừng để đưa Hiến ra đầu thú, tôi nhận được chỉ đạo phải về ngay. Tôi đáp không thể về vì đang giữa rừng. Toàn bộ bài viết của tôi cũng được chỉ đạo không để tên tôi một cách khó hiểu. Trên mạng xuất hiện bài viết "Phóng viên Báo Dân Việt cổ xúy giết người". Bài thứ hai thậm chí vu khống tôi là Việt Tân đào tạo ở Thái 2 lần. Dư luận viên vào FB tôi chửi tôi lẫn gia đình tôi. Về họp, tôi bị đấu tố bởi 3 đảng viên của báo trong một cuộc họp không biên bản, một trong các nội dung đấu tố là "cổ xúy giết người" bởi bài viết ấy. Một đảng viên lớn tuổi gọi tôi là phản động và tôi đề nghị anh ta tố cáo tôi với công an để tôi có cơ sở kiện ra tòa tội vu khống.
- Tôi gửi nhiều báo cáo những công việc tôi làm qua mail lẫn thắc mắc việc tôi làm việc trên nguyên tắc quyền lợi của báo nhưng không có ai trả lời. Cuộc họp thứ hai tôi chứng minh hoàn toàn không có chỉ đạo bằng văn bản nào của Ban Tuyên giáo trung ương lẫn Bộ Thông tin truyển thông để cấm tôi viết như một sếp trong báo nêu ra. Riêng bộ thì hoàn toàn không có chỉ đạo miệng nào còn ban thì tôi không rõ.
- Đứa con nhỏ của Hiến thời điểm ấy 22 tháng, con của Bình khoảng 14 tháng và cần sữa. Tôi vận động được sữa và 200 triệu từ một tập đoàn để làm một cây cầu cho dân khu vực bị nổ súng nhưng rốt cuộc không ai thông qua vì "nhạy cảm" (Xin lỗi khi để cảm xúc chen vào, chỉ còn 2 người phụ nữ "mất chồng" và những đứa trẻ đỏ hỏn cần 2 hộp sữa/tháng mà "nhạy cảm" ư? Nhạy ccc ấy!).
- Tôi rời Dân Việt "êm thấm" bằng việc chấm dứt hợp đồng. Lời mời về ngày xưa như gió thoảng còn tình cảm của tôi dành cho một số người làm báo tử tế tại đây vẫn vẹn nguyên. Tới giờ tôi vẫn đùa rằng Bộ Công an "nợ" tôi một tấm bằng khen và cái phong bì khen thưởng vận động đầu thú. Làm điều đó (đưa Hiến ra đầu thú) vì mong cầu cái gì ngoài tình người thì không phải tôi rồi!
Tối qua, sau khi tòa tuyên tử hình Hiến, nước mắt tôi tự nhiên chảy ra như hôm tôi khóc với bà con ở bến đò Đak Ngo, như lúc Hiến ôm con lần cuối trước khi lên xe C45 về bộ.
Viện kiểm sát Đak Nông luận tội các bị cáo thật đanh thép, lời tuyên tử hình cũng rõ ràng trong phiên sơ thẩm. Nhưng cái cách tuyên án ấy nhanh đến đáng sợ (xem phân tích của luật sư ở comment). Nó trái ngược với việc trả hồ sơ vụ bảo vệ Công ty Long Sơn chém "vạt đầu" đến chục lần để điều tra lại.
Không lên Đak Nông dự phiên tòa xử Hiến không phải vì tôi sợ ai, ngại gì mà thực sự là tôi bận và không còn đủ tiền vì phải mua một số thứ cho mấy trại cô nhi theo kế hoạch từ trước. Nếu thời gian có quay lại, tôi vẫn sẽ vận động Hiến, Bình ra đầu thú. Chỉ khác là tôi sẽ nói thêm: "Chưa chắc sẽ không có án tử nhé!".
Tôi là một người viết không có phe nào ngoài Nhân dân, Tổ quốc. Tôi ghi chép lại những chứng cứ tôi có. Tôi chống Đảng, tôi bảo vệ Đảng, tôi không nên đưa Hiến ra đầu thú, tôi có trách nhiệm về việc đưa Hiến ra đầu thú, tôi nên để mặc Hiến bắn thêm vài người nữa... là những ý kiến đám đông comment, bao gồm cả DLV lẫn "dân chủ giả cầy" áp vào tôi trong hơn một năm nay. Tôi không chịu trách nhiệm về những ý kiến ấy.
Tôi tin sẽ có một buổi xét xử đủ thời gian và chi tiết hơn lẫn bản án công minh hơn vào phiên phúc thẩm vụ nổ súng Đak Nông. Và tôi cũng tin chỉ làm tròn trách nhiệm nhà báo, trách nhiệm công dân và trên hết là trách nhiệm một con người thôi đã rất rất khó. Chỉ có Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và những người dân đã khóc trong ngày Hiến ra đầu thú mới có quyền nói tôi đã cố hết sức chưa.
"Muốn thêm mấy mạng người nữa ư?" là câu trả lời tôi lặp đi lặp lại suốt hơn một năm nay với nhiều người yêu cầu tôi phải thế này, thế kia. Nay chỉ xin nói lại với status toàn cảnh vụ việc này.
P/s: Ngay cả cái báo cáo nói trên tôi cũng chẳng có xu nào từ Đảng và Chính phủ nên mấy bạn "dân chủ giả cầy" đừng chụp mũ tôi là an ninh, lính của thượng tướng công an Bùi Văn Nam nữa nhé. DLV thì bảo Việt Tân, "dân chủ giả cầy" lại nói an ninh. Cuối cùng chỉ thấy "phe" Nhân dân với đầy đủ nghĩa viết hoa là sáng suốt và độ lượng thôi.
4-1-2018
Nguồn: https://www.facebook.com/quocan.mai
4D/
Cuộc đầu thú kì lạ và đẫm nước mắt
Bị can Đặng Văn Hiến và bị can Ninh Viết Bình trong vụ án nổ súng tại Đak Nông làm 3 người chết vào ngày 23-10-2016 đã ra đầu thú. Đó là một cuộc đầu thú rất kì lạ và đầy nước mắt. Ban đầu dân rất nghi ngờ nhà báo. Sau khi tiếp xúc và tạo được lòng tin, họ bắt đầu kể....
Máu đổ nơi đất đỏ
Người dân xã Đak Ngo, xã Quảng Tín - huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông và xã Đak Nhau, xã Đường 10 - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước đa phần biết nhau. Lí do là khi lập tỉnh mới, tên Đak Nông nằm giữa 2 tỉnh Bình Phước và Đak Lak vào năm 2004 về mặt hành chính còn thực tế dân cư đã đến đây từ trước đó. Trước khi nổ súng, Đặng Văn Hiến và Ninh Viết Bình cũng được bà con ở các xã này biết đến.
Ngày 25-10, hai ngày sau vụ nổ súng, tôi vào Đak Ngo một mình. Từ TP HCM đến hiện trường vụ án phải đi 180 km. Trong đó có khoảng 20 km đường băng qua rẫy điều, qua sông Bé chảy xiết, vượt những con dốc đứng và sương mù. Riêng muỗi ở đây thì nhiều vô kể. Dù giữa trưa nhưng vào bóng râm thì tôi vẫn gửi lại vài giọt máu cho bọn chúng mỗi ngày. Nhờ có một người dân địa phương dẫn đường và giới thiệu rằng "anh này không phải người của Công ty Long Sơn" nên dân ở đây bớt sự cảnh giác.
Họ kể cho tôi nghe rất nhiều. Và khi tôi hỏi đến các cái tên liên quan vụ án, người dân im lặng. Tôi thuyết phục họ rằng nếu đầu thú thì sẽ hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Một người dân nói bâng quơ: "Đầu thú ở huyện Tuy Đức với tỉnh Đak Nông thì chẳng ai dám đâu...".
Tôi biết "cơ hội" đã đến nên nói ngay: "Nếu bà con tin tôi, tôi sẽ báo cáo cơ quan để liên hệ Bộ Công an cho các đối tượng đầu thú. Tôi cũng sẽ liên hệ với luật sư vì người nghèo để hỗ trợ pháp lí cho họ". Người dân nhìn tôi rồi nhìn nhau. Tôi để lại số điện thoại và nói: "Nếu bà con liên hệ được với các đối tượng thì hãy nhắn lời của tôi. Tôi hứa sẽ giúp họ hết sức".
Tôi đến nhà Đặng Văn Hiến. Ngôi nhà tồi tàn nằm chơ vơ giữa rẫy. Hai con chó nằm im vì đói. Bà Nguyễn Thị Khải (56 tuổi, dân địa phương) cho biết Hiến là một người "hiền như đất", chỉ biết làm và làm để nuôi vợ và hai con. Hiến không hút thuốc và cũng chẳng uống rượu bao giờ. Ngôi nhà có rất nhiều vết đá ném, một tấm vách gỗ trên gác nằm dưới đất vì Hiến đạp văng ra và nổ súng. Bà Khải nói nhiều tờ báo viết sai vì khoảng 5 giờ sáng công ty đã bắt đầu san ủi, trời mưa rất to và Hiến bị 34 người bao vây căn nhà chứ không phải 28 người.
Tôi rời Đak Ngo trên chiếc thuyền sắt nhỏ có gắn dây ròng rọc do người kéo. Chủ thuyền tên Dũng cũng là một người dân từng bị đánh, bị bắn. Vết sẹo trên thân anh, nơi chân anh khiến tôi không dám nhìn lâu. Trước đó, vợ anh kể về chiếc cầu qua sông bị "người của công ty đốt", về trận đòn khiến chị văng cả đứa con 4 tháng tuổi xuống đất...
Kế hoạch đón bị can
Khoảng 11 giờ trưa ngày 26 -10, một người phụ nữ (xin giấu tên) gọi cho tôi. Chị nói về Đặng Văn Hiến, chị cứ nhắc đi nhắc lại câu "con giun xéo mãi cũng oằn" khi nói về lí do nổ súng của Hiến. Tôi trấn an chị và hứa sẽ gọi lại cho chị sau khi báo cáo cơ quan và liên hệ Bộ Công an. Khi ấy tôi đang trên xe khách về TP HCM.
Sau khi báo cáo xong, tôi gọi điện cho thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an. Tướng Tiến nói nếu đối tượng ra đầu thú là rất tốt và có 2 phương án: "Nếu đối tượng đã rời địa phương thì đến Bộ Công an khu vực phía Nam đầu thú. Nếu đối tượng vẫn còn tại địa phương thì C45 sẽ cử trinh sát lên đón".
Chiều tối cùng ngày, tôi làm việc với thượng tá Lại Quang Huấn, Phó phòng Trinh sát C45 và trình bày những điều mình biết. Tuy nhiên, khi anh Huấn đề nghị tôi cung cấp số điện thoại của người phụ nữ đã gọi điện báo tin thì tôi từ chối: "Dạ thưa anh, báo chí tụi em có một nguyên tắc là bảo vệ nguồn tin. Em sẽ hỏi ý kiến của họ rồi báo lại anh". Anh Huấn có vẻ bực trước sự "bướng" của tôi. Bất ngờ điện thoại đổ chuông. Nguồn tin gọi.
Tôi nghe điện thoại và cho biết mình đang ở Bộ Công an và báo cho chị ấy biết kế hoạch đón Hiến ra đầu thú. Tôi cũng nói với chị tôi đã thuyết phục luật sư Nguyễn Kiều Hưng của Hãng luật Giải Phóng sẽ hỗ trợ cho Hiến về pháp lí. Hai lần tôi đề nghị chuyển máy cho chị gặp thượng tá Huấn nhưng chị từ chối vì "chỉ muốn nhờ nhà báo chuyển lời thôi". Tôi nói: "Công an có nghiệp vụ của họ và việc chị nói chuyện với anh Huấn cũng là giúp Hiến đấy". Anh Huấn nói chuyện với nguồn tin của tôi nhẹ nhàng và cho chị ấy cả 2 số điện thoại của anh.
Đêm đó, nguồn tin của tôi báo cho anh Huấn vào giữa khuya rằng Đặng Văn Hiến quyết định ra đầu thú. Trong đêm, tôi và đồng nghiệp Hữu Danh cùng luật sư Kiều Hưng xuất phát trước, lúc 20h30 và đến ngã tư Bom Bo lúc 0h30. Một đồng nghiệp khác tên Hứa Phương xuất phát cùng thượng tá Huấn lúc 3h sáng. Đêm đó tôi không ngủ vì ho đến gập cả người vì trận mưa rừng quái ác hôm trước. Dân địa phương gọi là "ngã nước" (một dạng trúng phong hàn). Nhiều người đã ra đi vĩnh viễn vì ô yên chướng khí khi khẩn hoang ở nơi có tiếng súng nổ...
Đầu thú trong nước mắt
Tôi cùng hai đồng nghiệp Hữu Danh, Hứa Phương và các trinh sát hẹn gặp lúc 5h sáng ngày 28-10-2016. Ăn sáng qua loa xong chúng tôi chạy đến điểm hẹn với nguồn tin. Tại đây, những chiếc xe máy được quấn xích để chở chúng tôi đến nơi đón Hiến.
Vượt qua những con dốc đứng và trời mờ sương, chúng tôi đến bến thuyền kéo bằng dây ròng rọc. Qua đò xong thì người dân đã chờ sẵn. Chúng tôi đi bộ chừng 2 km vào rẫy điều. Chỉ cho các trinh sát những thân điều bị chặt, bị đốt, người dân khẳng định: "Đây là hậu quả của Công ty Long Sơn gây ra!". Chúng tôi lại đi tiếp đến một khu đất khác cỏ cây um tùm và có một ngôi nhà hoang. Hiến tự bước ra khi chúng tôi đến.
Không có cảnh trấn áp, không có cảnh còng tay. Một số trinh sát đứng lại, chỉ có hai cảnh sát bước đến nói: "Hiến cứ bình tĩnh ngồi nghỉ đã!". Một trinh sát hỏi Hiến có muốn hút thuốc cho bình tĩnh không thì Hiến từ chối vì "em không biết hút đâu!". Nhiều người dân hôm đó cũng nói Hiến không hút thuốc, uống rượu.
Và Hiến bật khóc ngon lành khi được cán bộ vỗ vai hỏi: "Hiến có đói không?". Hiến không đói mà chỉ muốn nói. Nói trong nước mắt. Hiến vừa nói vừa khóc. Bà con đi cùng để dẫn đường cũng khóc. Câu chuyện của Hiến cũng là nỗi lòng của họ. Bị lấy đất, không đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng, cây cối đến kì thu hoạch bị ủi ngã, nhà cửa bị đập phá, bản thân và gia đình bị đánh đập. Rạng sáng đó Hiến muốn xông ra cứu vợ nhưng "người ta" không cho. Hiến quyết định liều mạng...
Hai cán bộ trinh sát ngồi cạnh Hiến cũng mắt đỏ hoe. Tôi tin họ tìm thấy "điều gì đó" trong câu chuyện của Hiến.
Hiến được đề nghị bịt mặt bằng khẩu trang và lên đường. Trên đường đi, qua những con dốc đứng mà xe máy chở ba không thể chạy nổi, Hiến cùng người áp giải mình phụ đẩy xe lên dốc. Nhìn họ, tôi nghĩ đến những nông dân giúp nhau đẩy xe trên đường vào rẫy mà tôi gặp vài ngày trước khi đến hiện trường...
Đến nơi có người họ hàng ôm con chờ Hiến, tiếng khóc dậy lên xung quanh tôi. Khi Hiến ôm hôn con, đứa trẻ chỉ hơn 2 tuổi và hỏi: "Sao con không nói gì với bố? Sao con không nói gì với bố vậy?". Những người phụ nữ đen nhẻm vì lao động khóc nức nở, những người đàn ông tay chân to bè mắt đỏ hoe. Và tôi thấy một chiến sĩ trinh sát quay mặt lau nhanh giọt nước mắt...
Khi mẹ nuôi của Hiến ôm con trai ở bến đò xã Đak Ngo - huyện Tuy Đức - tỉnh Đak Nông, Hiến nói: "Đáng lẽ hôm nay là ngày chở vợ con về nhà các cụ chơi. Vậy mà...". Tiếng khóc lại vang lên. Đầy ám ảnh!
Ra đến xã Đak Nhau - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước thì người dân nơi này lại ra ôm Hiến. Dân cả hai nơi hứa sẽ lo cho vợ và hai con của Hiến.
Cũng trong ngày Hiến đầu thú, đã thấy nhiều cái ôm, nhiều bàn tay nắm lấy tay Hiến. Có nhiều người nghe Hiến đầu thú đã lội rừng cả chục km để tiễn Hiến. Tôi hỏi: Hiến có muốn nói lời gì trước khi đi đến cơ quan điều tra không? Hiến nói bằng giọng dân tộc lơ lớ: "Không biết nói gì đâu. Chỉ mong vợ nuôi 2 con nên người tử tế. Mong bà con giúp đỡ vợ".
Khi Hiến hôn con trước khi các trinh sát C45 lái xe đưa đi, nước mắt tôi tự nhiên lại chảy ra...
Mai Quốc Ấn
Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/Nguoi-…/Cuoc-dau-thu-ky-la-416599/
Được đăng bởi bxvn vào lúc 04:46
Câu hỏi day dứt
FB Nguyễn Tiến Tường
Anh Đặng Văn Hiến bị tuyên tử hình. Như các bạn đã biết. Thật khó cho chúng ta khi nói về pháp luật. Tôi chỉ nên nói về số phận. Số phận, thì ai biết được đâu.
Số phận tưởng đã mỉm cười với Hiến khi tướng Tiến, luật sư Kiều Hưng, bạn tôi Mai Quốc Ấn, Hữu Danh và em tôi Hứa Phương đưa anh ra từ rừng. Sự nhiệt tâm của họ là vì một thân phận. Ngày đó Hiến khóc nhiều, giọt nước mắt ăn năn và sợ hãi. Tôi tin trong nước mắt ấy là thiện căn.
Số phận đưa một người mãi Cao Bằng dắt díu vợ và hai con vào tận Đắk Nông khai khẩn làm ăn. Có điều gì buồn hơn li hương đến miền hoang dã.
Hiến biết chữ như gà mổ thóc. Mua miếng đất giấy tay theo tập quán miền rừng. Làm gì có toạ độ giới ranh. Mười năm vợ chồng bám đất khai khẩn.
Bỗng đâu miếng đất ấy lọt vào quy hoạch cho Công ty Long Sơn. Công ty nhiều lần điều phương tiện xuống cưỡng chế. Hiến cùng đường, vác súng bắn. 3 người chết.
Tôi có lần viết đất là tất cả, là cội rễ cuộc sống. Đất với người bản xứ là máu thịt. Đất của người li hương như Hiến thì là nơi bấu víu duy nhất. Hiến mất mảnh đất của mình cay đắng quá. Hiến hành động.
Khi viên đạn đã bắn đi thì đâu có gì điều khiển được nữa. Nó sẽ đi theo con đường số phận. Như khi ông Đoàn Văn Vươn nhả súng vậy. Số phận đưa anh Vươn thành người hùng và đưa anh Hiến thành tử tội.
Số phận, theo tôi là một chuỗi. Có điểm đầu và có điểm cuối. Tựu trung, anh Hiến hay ông Vươn đều bị động trước số phận của mình. Điểm đầu của bi đát, đều bắt đầu từ ngoại cảnh.
Ở đó, sự tắc trách của cơ quan công quyền là không thể chối cãi. Ở đó, có một sự thật là người nông dân cô thế rất chơi vơi trước chính sách, không được ai bảo vệ. Và họ phải chọn con đường cùng.
Nếu như họ phải chịu nhân quả của mình thì ai chịu nhân quả khi đã không cho họ con đường khác?
Nếu thật sự có số phận, tại sao thân phận những người bé mọn như anh Hiến (và cả những người đã mất) lại hẩm hiu hơn những người đang im lặng?
Tại sao? Nếu số phận của anh Hiến là như vậy, tôi nghĩ anh xứng đáng có một câu trả lời...
3-1-2018
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyentuong.tuongnguyen.5
Được đăng bởi bxvn vào lúc 04:35
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen