Cách
đây mấy tháng, khi đi qua hiệu sách, tôi thấy trên giá sách có một cuốn
bìa màu nâu tối với cái tên Trương Vĩnh Ký nằm giữa bìa nổi bật lên.
Tôi lập tức đã mua về và đọc nó một cách
đầy tò mò và háo hức, vì xưa nay chưa hề được nghe đến cái tên này
trong lịch sử hay được giảng dạy ở bất kỳ đâu kể từ khi được sinh ra.
Cho tới mãi sau này tôi mới biết đến có một ngôi trường có tên là
Pétrus Ký. Và ở đâu đó có đúc tượng nhân vật này mà rồi cũng bị dỡ bỏ
không cho tồn tại trên thực địa. Vì những sự kiện xuất hiện rời rạc và
đầy ẩn khuất như thế, nên lúc này tôi mới tìm hiểu và biết được đây là
tên của một nhân vật lịch sử thuộc hàng bác học của Việt Nam thời Pháp
thuộc. Mà theo tôi biết thì sau “nhà bác học” Lê Quý Đôn thời phong kiến
xưa kia thì ông Trương Vĩnh Ký chính là người thứ hai có thể vinh dự có
được danh xưng này, không chỉ người trong nước chúng ta tự tôn tụng
người của dân tộc mình mà là sự ghi nhận từ các quốc gia hàng đầu ở Châu
Âu, Châu Á như Pháp, Nhật, Malaysia, Ấn Độ,…đều nhắc đến điều đó như
một niềm tự hào của người Việt.
Có lẽ sẽ có nhiều sự kiện hoặc nhân
vật lịch sử sẽ bị chôn vùi hoặc cố tình bị giấu kín bởi một mục đích
chính trị nào đó mà chúng ta hoàn toàn có thể biết trước vì sao, cũng
giống như nhân vật tạo dựng anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy mình
rồi lao vào phá huỷ kho xăng địch.* Sau vụ án 40 năm bị lưu đày trong sự câm lặng cho ca khúc Ly Rượu Mừng mà mới đây mới được “cho phép” để hát trong đêm nhạc hội vừa qua, đến nay, khi cuốn sách “Trương Vĩnh Ký – Nỗi oan thế kỷ” sắp được phát hành mà được ấn định vào ngày 08.01.2017 sẽ có mặt tại Đường sách Sài Gòn thì ngay ngày hôm nay đã có một lệnh âm thầm được ban ra rằng, sẽ ngưng và thu hồi toàn bộ các cuốn sách nêu trên về nhân vật này.
Các bạn có thể tìm hiểu về vị bác học đất Việt danh tiếng Trương Vĩnh Ký để biết dân tộc ta đã từng có một nhà “bác ngữ học” thông thạo tới 26 ngoại ngữ khác nhau như thế nào, người đã viết nhiều loại sách, tiểu luận, tạp chí, bài báo về văn hoá, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ có giá trị nghiên cứu và học tập cho đến ngày nay.
Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông. Chúng ta, sẽ được sống bao lâu nữa trong những sự cấm đoán hay ngược lại là sự được cho phép của một nhóm người nào khác tự cho mình quyền năng để tự mình mặc nhiên có thể đè bẹp hay xoá bỏ dấu vết về sự thật, về lịch sử và về những mưu cầu chính đáng của một con người, trong lòng một dân tộc suốt bao năm trường tồn?
Luân Lê
(trích Lá Thư Úc Châu – NNS)
(ii) Lệnh miệng
Mấy bữa ni, thiên hạ đồn rầm chuyện cuốn “Trương Vĩnh Ký – nỗi oan thế kỷ” của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu bị cấm lưu hành trên đường sách Sài Gòn, xuất phát từ một cái lệnh miệng.Tôi chưa rõ đầu đuôi việc này (có bị cấm hay không) nhưng thiên hạ đồn ran như thế mà chả thấy nhà chức việc có trách nhiệm nào lên tiếng, chứng tỏ các bố chỉ ăn ngủ là giỏi, khi có việc cần đến thì lẩn như trạch, mất hút con mẹ hàng lươn.
Nếu thực sự có cấm, thì ai ra lệnh cấm, vì sao cấm. Một cuốn sách nói chung, một công trình của nhà nghiên cứu có uy tín nói riêng, để được ra đời thường phải trải qua rất nhiều khâu thẩm định, xét duyệt, cho phép, cấp phép, vậy khi nó đã thành sản phẩm hoàn chình rồi, lại cấm là cớ làm sao. Làm gì cũng phải có pháp luật, chứ muốn cho xuất bản thì xuất bản, muốn cấm thì cấm, thứ đâu có thứ lạ đời, nhố nhăng thế.
Phải làm rõ thứ lệnh miệng ấy xuất phát từ kẻ nào. Tất cả phải được rõ ràng theo pháp luật. Chấm dứt ngay cái thói lệnh miệng ba vạ, tào lao; đến khi cần truy ra lại không biết là ai, cứ đổ qua đổ lại, lờ tít tìn tịt, không biết con ma nào.
Vụ cấm sách của cụ giáo sư Đầu làm tôi nhớ đến vụ Z30 hồi năm 1983. Tự dưng có một thứ chỉ thị, bảo là tối mật, chỉ đạo bí thư các thành phố lớn phải đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, tài sản của những gia đình có nhà 2 tầng trở lên (2 tầng ở miền Bắc, tức là 1 trệt 1 lầu ở miền Nam). Sau này rất nhiều bài viết, kể cả sách của ông Đoàn Duy Thành, lời kể của ông Nguyễn Văn An… đều tường thuật vụ này, nhưng đều nói đó là lệnh miệng. Lệnh miệng là thế đéo nào, lời nói gió bay, phải có chỉ thị cụ thể từ ai đó thì các bố mới dám làm chứ. Mà giả dụ lệnh miệng có thực, thì phải của kẻ rất có thế lực, nó nói mà không làm là nó giết, thì mới sợ thế chứ. Các bố biết tỏng tòng tong đó là kẻ nào, lại còn dập dờn như lúa xuân trước gió, nửa kín nửa hở. Sao không nói toẹt ra. Phải chỉ mặt đặt tên những kẻ làm hại đất nước cho dân chúng lên án, cho nó chừa cái thói tùy tiện làm khổ dân chứ không thể nhân nhượng, bao che cho chúng mãi được.
Đề nghị các nhà nghiên cứu, nhà báo tìm hiểu cặn kẽ, phanh phui kẻ cụ thể nào đã ra cái lệnh miệng khốn nạn Z30 cướp đoạt trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân. Ai chưa rõ chuyện này, cứ đến hỏi gia đình ông vua lốp Nguyễn Văn Chẩn, gia đình ông Núi Điện ở Hà Nội, hoặc hỏi nhà văn Trần Huy Quang, cùng rất nhiều người còn sống là rõ ngay. Tôi không bao giờ tin chuyện có lệnh miệng. Kẻ nắm quyền khi biết mình tà đạo thì mới sợ sự công khai chứ thực ra nó cũng biết không có văn bản chỉ thị cụ thể thì cấp dưới nó không thi hành. Bọn chúng bao che, giấu cho nhau thôi. Theo tôi, mọi thứ lệnh miệng đều không có giá trị.Người dân cần dứt khoát với mọi thứ lệnh miệng, không có gì phải sợ nó cả. (FB NguyenThong)
Nguyễn Thông
Mấy bữa ni, thiên hạ đồn rầm chuyện cuốn “Trương Vĩnh Ký – nỗi oan thế kỷ” của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu bị cấm lưu hành trên đường sách Sài Gòn, xuất phát từ một cái lệnh miệng.Tôi chưa rõ đầu đuôi việc này (có bị cấm hay không) nhưng thiên hạ đồn ran như thế mà chả thấy nhà chức việc có trách nhiệm nào lên tiếng, chứng tỏ các bố chỉ ăn ngủ là giỏi, khi có việc cần đến thì lẩn như trạch, mất hút con mẹ hàng lươn.
Nếu thực sự có cấm, thì ai ra lệnh cấm, vì sao cấm. Một cuốn sách nói chung, một công trình của nhà nghiên cứu có uy tín nói riêng, để được ra đời thường phải trải qua rất nhiều khâu thẩm định, xét duyệt, cho phép, cấp phép, vậy khi nó đã thành sản phẩm hoàn chình rồi, lại cấm là cớ làm sao. Làm gì cũng phải có pháp luật, chứ muốn cho xuất bản thì xuất bản, muốn cấm thì cấm, thứ đâu có thứ lạ đời, nhố nhăng thế.
Phải làm rõ thứ lệnh miệng ấy xuất phát từ kẻ nào. Tất cả phải được rõ ràng theo pháp luật. Chấm dứt ngay cái thói lệnh miệng ba vạ, tào lao; đến khi cần truy ra lại không biết là ai, cứ đổ qua đổ lại, lờ tít tìn tịt, không biết con ma nào.
Vụ cấm sách của cụ giáo sư Đầu làm tôi nhớ đến vụ Z30 hồi năm 1983. Tự dưng có một thứ chỉ thị, bảo là tối mật, chỉ đạo bí thư các thành phố lớn phải đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, tài sản của những gia đình có nhà 2 tầng trở lên (2 tầng ở miền Bắc, tức là 1 trệt 1 lầu ở miền Nam). Sau này rất nhiều bài viết, kể cả sách của ông Đoàn Duy Thành, lời kể của ông Nguyễn Văn An… đều tường thuật vụ này, nhưng đều nói đó là lệnh miệng. Lệnh miệng là thế đéo nào, lời nói gió bay, phải có chỉ thị cụ thể từ ai đó thì các bố mới dám làm chứ. Mà giả dụ lệnh miệng có thực, thì phải của kẻ rất có thế lực, nó nói mà không làm là nó giết, thì mới sợ thế chứ. Các bố biết tỏng tòng tong đó là kẻ nào, lại còn dập dờn như lúa xuân trước gió, nửa kín nửa hở. Sao không nói toẹt ra. Phải chỉ mặt đặt tên những kẻ làm hại đất nước cho dân chúng lên án, cho nó chừa cái thói tùy tiện làm khổ dân chứ không thể nhân nhượng, bao che cho chúng mãi được.
Đề nghị các nhà nghiên cứu, nhà báo tìm hiểu cặn kẽ, phanh phui kẻ cụ thể nào đã ra cái lệnh miệng khốn nạn Z30 cướp đoạt trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân. Ai chưa rõ chuyện này, cứ đến hỏi gia đình ông vua lốp Nguyễn Văn Chẩn, gia đình ông Núi Điện ở Hà Nội, hoặc hỏi nhà văn Trần Huy Quang, cùng rất nhiều người còn sống là rõ ngay. Tôi không bao giờ tin chuyện có lệnh miệng. Kẻ nắm quyền khi biết mình tà đạo thì mới sợ sự công khai chứ thực ra nó cũng biết không có văn bản chỉ thị cụ thể thì cấp dưới nó không thi hành. Bọn chúng bao che, giấu cho nhau thôi. Theo tôi, mọi thứ lệnh miệng đều không có giá trị.Người dân cần dứt khoát với mọi thứ lệnh miệng, không có gì phải sợ nó cả. (FB NguyenThong)
Nguyễn Thông
*** BXVN: "Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ" bị cấm ra mắt.
Bauxite Việt Nam xin trích dẫn một số bình luận trên FB về sự kiện ô nhục này: Petrus Ký – nỗi oan xuất bản.
Hôm trước, mình được yêu cầu viết 5 dòng, mỗi cuốn 5 dòng thôi, về 5 cuốn đáng kể nhất thuộc dòng khảo cứu trong năm 2016.
Và đây 5 dòng về quyển "Petrus Ký nỗi oan thế kỷ" :
"Công trình mới nhất do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên và nặng ký nhất về học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Sách như một hồ sơ, tập hợp các trước tác sách, báo, thư từ giao thiệp với Pháp và với vua nhà Nguyễn của Trương Vĩnh Ký. Một mảng lớn và thú vị khác là các tài liệu người đời viết về ông, cho thấy trong khoảng trăm năm kể từ khi Trương Vĩnh Ký “cái quan định luận”, việc nhắc công hay kể tội ông phản ánh nhịp độ thăng trầm trong lịch sử nước nhà."
Ấy là vì kế hoạch khuôn khổ trang báo có hạn. Nên khi nghe cụ Nguyễn Đình Đầu gọi điện thông báo sẽ ra mắt sách, lại còn khẩn khoản kêu là anh nhớ đến nhé, tôi có để dành sách tặng anh đấy, thì thật là đủ xúc động để đợi chờ cái sự kiện ấy. (Nay thì cuốn về Petrus Ký, hiện đang đang bị thu hồi khỏi các hiệu sách và bị cấm phát hành ở Việt Nam).
Bauxite Việt Nam xin trích dẫn một số bình luận trên FB về sự kiện ô nhục này: Petrus Ký – nỗi oan xuất bản.
Hôm trước, mình được yêu cầu viết 5 dòng, mỗi cuốn 5 dòng thôi, về 5 cuốn đáng kể nhất thuộc dòng khảo cứu trong năm 2016.
Và đây 5 dòng về quyển "Petrus Ký nỗi oan thế kỷ" :
"Công trình mới nhất do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên và nặng ký nhất về học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Sách như một hồ sơ, tập hợp các trước tác sách, báo, thư từ giao thiệp với Pháp và với vua nhà Nguyễn của Trương Vĩnh Ký. Một mảng lớn và thú vị khác là các tài liệu người đời viết về ông, cho thấy trong khoảng trăm năm kể từ khi Trương Vĩnh Ký “cái quan định luận”, việc nhắc công hay kể tội ông phản ánh nhịp độ thăng trầm trong lịch sử nước nhà."
Ấy là vì kế hoạch khuôn khổ trang báo có hạn. Nên khi nghe cụ Nguyễn Đình Đầu gọi điện thông báo sẽ ra mắt sách, lại còn khẩn khoản kêu là anh nhớ đến nhé, tôi có để dành sách tặng anh đấy, thì thật là đủ xúc động để đợi chờ cái sự kiện ấy. (Nay thì cuốn về Petrus Ký, hiện đang đang bị thu hồi khỏi các hiệu sách và bị cấm phát hành ở Việt Nam).
( trích Lá thư Úc Châu – NNS)
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
2 pièces jointes
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen