Trung Quốc còn lâu mới có thể "ăn sống nuốt tươi" Ấn Độ. Trong tương lại, 3 lý do Trung Quốc phải lo sợ Ấn Độ. Hiện nay Ấn Độ đang cho Bắc Kinh thấy họ là thách thức hàng đầu trong khu vực và thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Sự kình địch giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài nhiều thập kỷ và đang ngày càng nóng lên khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân diễn ra gay gắt cả ở trên đất liền và trên biển.
Thế nhưng hiện tại, phần lớn người Trung Quốc lại coi Nhật Bản là thế lực đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và là thế lực hàng đầu trong khu vực đang thách thức sự trỗi dậy của họ, chứ không phải là Ấn Độ.
Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể sự phát triển của Ấn Độ trong những năm qua, đặc biệt từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên lãnh đạo đất nước, Ấn Độ đang cho thấy họ là thách thức hàng đầu trong khu vực và thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Điều này được thể hiện trên các vấn đề sau đây:Thứ nhất, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc trong tương lai gần.
Cả thế giới vẫn đang nói nhiều về sự phát triển vượt bậc của kinh tế Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua để vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Trong khi đó ít người để ý đến sự phát triển đáng kinh ngạc và những triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, Thủ tướng Narendra Modi đã thực hiện cải tổ nền kinh tế, thông qua hàng loạt các chính sách như:
Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, cải cách chính sách thuế khóa;
Bơm vốn vào ngân hàng để gia tăng tín dụng cho các doanh nghiệp, tự do hóa các khu vực tài chính, và mở các dự án cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài…
Những chính sách này đã giúp cho nền kinh tế Ấn Độ đảm bảo được tính cân đối và tăng trưởng mạnh, ổn định ở mức khoảng 7% hàng năm từ năm 2014 đến nay;
Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,5% và giảm tỷ lệ đói nghèo từ 38% xuống còn 21%, trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. [1]
Công nhân Ấn Độ làm việc tại dây chuyền lắp ráp của một nhà máy ở Vithalapur, Gujarat (Ảnh: Reuters)
Điều này trái ngược với sự phát triển chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Trung Quốc.
Bởi sau giai đoạn phát triển nóng thì hiện nay kinh tế Trung Quốc đã chững lại, khi mức độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt khoảng 6,5%.
Bên cạnh đó, với “Chính sách Hướng đông”, Ấn Độ đang ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tạo ra một sự cân bằng đối với Trung Quốc trong chiến lược phát triển kinh tế.
Theo triển vọng này, nhiều khả năng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục có những bước đột phá mạnh mẽ trong những năm tới.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo, kinh tế Ấn Độ có thể sẽ vượt qua “hai đàn anh” là Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2018 và có thể vượt qua Trung Quốc vào năm 2025. [2]
Thứ hai, sức mạnh quân sự của Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng và rất đáng gờm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Ấn Độ cũng đang ngày càng đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội nhằm gia tăng sức mạnh quân sự để đối phó với các mối đe dọa từ phía đông (Trung Quốc) và phía tây (Pakistan).
Hạm đội Hải quân Ấn Độ (Ảnh: Sina)
Theo đó, Ấn Độ hiện đã tăng cường lực lượng quân đội lên 4,2 triệu binh sĩ, đầu tư mạnh ngân sách cho quốc phòng để phát triển các loại vũ khí, chế tạo tàu chiến, máy bay và tên lửa hiện đại nhằm gia tăng sức mạnh chiến đấu cho tất cả các lực lượng hải - lục - không quân.
Trong đó, lực lượng Không quân hiện được trang bị 2.102 máy bay chiến đấu các loại cùng tên lửa hành trình BrahMos có thể mang đầu đạn hạt nhân, đang đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tác chiến của quân đội Ấn Độ.
Bên cạnh đó, lực lượng Hải quân Ấn Độ cũng được đánh giá rất cao và được cho là có sức mạnh đứng thứ 5 thế giới.
Sở hữu khoảng 295 tàu chiến các loại và một hạm đội tàu ngầm hùng hậu, bao gồm tàu ngầm chiến thuật, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel-điện, lực lượng này đang trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ lợi ích của New Delhi ở Ấn Độ Dương, biển Ả Rập, vịnh Bengal và Biển Đông.
Cùng với đó, Lục quân Ấn Độ cũng được coi là một trong những lực lượng đa năng nhất trên thế giới, có sức mạnh chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (Ảnh: Sina)
Lực lượng này có 2 triệu quân chính quy, được chia làm 35 sư đoàn và 13 quân đoàn, trang bị 4.426 xe tăng chiến đấu, 6.704 xe bọc thép tấn công, 290 khẩu pháo tự hành và 7.414 lựu pháo 155mm.
Ngoài ra, năng lực hạt nhân của Ấn Độ cũng được cho là đứng thứ 7 thế giới.
New Delhi sở hữu 130 đầu đạn hạt nhân, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 sử dụng nhiên liệu rắn, động cơ 3 tầng, đủ sức mang theo đầu đạn hạt nhân 1,5 tấn và có khả năng bắn trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Chính sự phát triển nhanh chóng và rất đáng gờm về sức mạnh quân sự mà trong cuộc xung đột với Trung Quốc tại cao nguyên Doklam hồi tháng 7 năm ngoái, quân đội Ấn Độ đã không hề e sợ, để cuối cùng buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, khi chấp nhận ngừng xây dựng tuyến đường qua khu vực này để hai bên cùng rút quân.
Thứ ba, Ấn Độ có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng có thể ngăn chặn Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương.
Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải rất quan trọng đối với Trung Quốc để kết nối các hoạt động thương mại với Trung Đông, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ.
Xét về vị trí địa chiến lược, Ấn Độ là quốc gia nắm ưu thế nhất trong khu vực Ấn Độ Dương, vì vậy các tuyến đường hàng hải từ Trung Quốc qua Ấn Độ Dương đều có thể nằm trong tầm kiểm soát và đe dọa về quân sự của Ấn Độ.
Tên lửa Agni-5 mang đầu đạn hạt nhân được cho là đủ khả năng bắn đến bất cứ mục tiêu nào ở Trung Quốc (Ảnh: Brahmand News)
Trong giai đoạn bùng nổ xung đột ở Doklam vừa qua, giới phân tích cho rằng, nếu không may Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh, Ấn Độ sẽ ngay lập tức cắt đứt hoạt động lưu thông trên biển của Trung Quốc vào Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương.
Nhận thức được mối đe dọa này, Trung Quốc đã triển khai xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti (châu Phi) tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
Trung Quốc cũng được cho là đang có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự thứ hai ở Jiwani, tỉnh Balochistan của Pakistan, nằm gần cảng Chabahar chiến lược ở Iran do Ấn Độ đầu tư phát triển.
Ngoài ra, còn một loạt các dự án về “Chuỗi ngọc trai” dọc theo tuyến sáng kiến Vành đai Con đường mà New Delhi cho rằng để nhằm bao vây Ấn Độ.
Đáp lại các động thái trên của Trung Quốc, Ấn Độ đang đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng Hải quân, tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực cả về kinh tế, chính trị và quân sự nhằm phát huy lợi thế địa chiến lược để phá thế bao vây của Trung Quốc.
Tóm lại, với sự phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và quân sự cùng lợi thế địa chiến lược ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ đang ngày càng cho thấy họ sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức từ Trung Quốc một cách chủ động và thậm chí New Delhi còn có thể soán ngôi Trung Quốc ở khu vực trong tương lai gần.
Điều này có thể khiến Bắc Kinh phải xem xét lại cách tiếp cận trong quan hệ song phương với Ấn Độ, bởi một sự đối đầu với quốc gia láng giềng sẽ không thể mang lại bất cứ lợi ích gì cho cả hai bên.
Sự kình địch giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài nhiều thập kỷ và đang ngày càng nóng lên khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân diễn ra gay gắt cả ở trên đất liền và trên biển.
Thế nhưng hiện tại, phần lớn người Trung Quốc lại coi Nhật Bản là thế lực đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và là thế lực hàng đầu trong khu vực đang thách thức sự trỗi dậy của họ, chứ không phải là Ấn Độ.
Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể sự phát triển của Ấn Độ trong những năm qua, đặc biệt từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên lãnh đạo đất nước, Ấn Độ đang cho thấy họ là thách thức hàng đầu trong khu vực và thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Điều này được thể hiện trên các vấn đề sau đây:Thứ nhất, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc trong tương lai gần.
Cả thế giới vẫn đang nói nhiều về sự phát triển vượt bậc của kinh tế Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua để vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Trong khi đó ít người để ý đến sự phát triển đáng kinh ngạc và những triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, Thủ tướng Narendra Modi đã thực hiện cải tổ nền kinh tế, thông qua hàng loạt các chính sách như:
Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, cải cách chính sách thuế khóa;
Bơm vốn vào ngân hàng để gia tăng tín dụng cho các doanh nghiệp, tự do hóa các khu vực tài chính, và mở các dự án cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài…
Những chính sách này đã giúp cho nền kinh tế Ấn Độ đảm bảo được tính cân đối và tăng trưởng mạnh, ổn định ở mức khoảng 7% hàng năm từ năm 2014 đến nay;
Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,5% và giảm tỷ lệ đói nghèo từ 38% xuống còn 21%, trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. [1]
Công nhân Ấn Độ làm việc tại dây chuyền lắp ráp của một nhà máy ở Vithalapur, Gujarat (Ảnh: Reuters)
Điều này trái ngược với sự phát triển chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Trung Quốc.
Bởi sau giai đoạn phát triển nóng thì hiện nay kinh tế Trung Quốc đã chững lại, khi mức độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt khoảng 6,5%.
Bên cạnh đó, với “Chính sách Hướng đông”, Ấn Độ đang ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tạo ra một sự cân bằng đối với Trung Quốc trong chiến lược phát triển kinh tế.
Theo triển vọng này, nhiều khả năng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục có những bước đột phá mạnh mẽ trong những năm tới.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo, kinh tế Ấn Độ có thể sẽ vượt qua “hai đàn anh” là Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2018 và có thể vượt qua Trung Quốc vào năm 2025. [2]
Thứ hai, sức mạnh quân sự của Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng và rất đáng gờm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Ấn Độ cũng đang ngày càng đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội nhằm gia tăng sức mạnh quân sự để đối phó với các mối đe dọa từ phía đông (Trung Quốc) và phía tây (Pakistan).
Hạm đội Hải quân Ấn Độ (Ảnh: Sina)
Theo đó, Ấn Độ hiện đã tăng cường lực lượng quân đội lên 4,2 triệu binh sĩ, đầu tư mạnh ngân sách cho quốc phòng để phát triển các loại vũ khí, chế tạo tàu chiến, máy bay và tên lửa hiện đại nhằm gia tăng sức mạnh chiến đấu cho tất cả các lực lượng hải - lục - không quân.
Trong đó, lực lượng Không quân hiện được trang bị 2.102 máy bay chiến đấu các loại cùng tên lửa hành trình BrahMos có thể mang đầu đạn hạt nhân, đang đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tác chiến của quân đội Ấn Độ.
Bên cạnh đó, lực lượng Hải quân Ấn Độ cũng được đánh giá rất cao và được cho là có sức mạnh đứng thứ 5 thế giới.
Sở hữu khoảng 295 tàu chiến các loại và một hạm đội tàu ngầm hùng hậu, bao gồm tàu ngầm chiến thuật, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel-điện, lực lượng này đang trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ lợi ích của New Delhi ở Ấn Độ Dương, biển Ả Rập, vịnh Bengal và Biển Đông.
Cùng với đó, Lục quân Ấn Độ cũng được coi là một trong những lực lượng đa năng nhất trên thế giới, có sức mạnh chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (Ảnh: Sina)
Lực lượng này có 2 triệu quân chính quy, được chia làm 35 sư đoàn và 13 quân đoàn, trang bị 4.426 xe tăng chiến đấu, 6.704 xe bọc thép tấn công, 290 khẩu pháo tự hành và 7.414 lựu pháo 155mm.
Ngoài ra, năng lực hạt nhân của Ấn Độ cũng được cho là đứng thứ 7 thế giới.
New Delhi sở hữu 130 đầu đạn hạt nhân, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 sử dụng nhiên liệu rắn, động cơ 3 tầng, đủ sức mang theo đầu đạn hạt nhân 1,5 tấn và có khả năng bắn trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Chính sự phát triển nhanh chóng và rất đáng gờm về sức mạnh quân sự mà trong cuộc xung đột với Trung Quốc tại cao nguyên Doklam hồi tháng 7 năm ngoái, quân đội Ấn Độ đã không hề e sợ, để cuối cùng buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, khi chấp nhận ngừng xây dựng tuyến đường qua khu vực này để hai bên cùng rút quân.
Thứ ba, Ấn Độ có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng có thể ngăn chặn Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương.
Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải rất quan trọng đối với Trung Quốc để kết nối các hoạt động thương mại với Trung Đông, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ.
Xét về vị trí địa chiến lược, Ấn Độ là quốc gia nắm ưu thế nhất trong khu vực Ấn Độ Dương, vì vậy các tuyến đường hàng hải từ Trung Quốc qua Ấn Độ Dương đều có thể nằm trong tầm kiểm soát và đe dọa về quân sự của Ấn Độ.
Tên lửa Agni-5 mang đầu đạn hạt nhân được cho là đủ khả năng bắn đến bất cứ mục tiêu nào ở Trung Quốc (Ảnh: Brahmand News)
Trong giai đoạn bùng nổ xung đột ở Doklam vừa qua, giới phân tích cho rằng, nếu không may Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh, Ấn Độ sẽ ngay lập tức cắt đứt hoạt động lưu thông trên biển của Trung Quốc vào Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương.
Nhận thức được mối đe dọa này, Trung Quốc đã triển khai xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti (châu Phi) tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
Trung Quốc cũng được cho là đang có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự thứ hai ở Jiwani, tỉnh Balochistan của Pakistan, nằm gần cảng Chabahar chiến lược ở Iran do Ấn Độ đầu tư phát triển.
Ngoài ra, còn một loạt các dự án về “Chuỗi ngọc trai” dọc theo tuyến sáng kiến Vành đai Con đường mà New Delhi cho rằng để nhằm bao vây Ấn Độ.
Đáp lại các động thái trên của Trung Quốc, Ấn Độ đang đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng Hải quân, tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực cả về kinh tế, chính trị và quân sự nhằm phát huy lợi thế địa chiến lược để phá thế bao vây của Trung Quốc.
Tóm lại, với sự phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và quân sự cùng lợi thế địa chiến lược ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ đang ngày càng cho thấy họ sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức từ Trung Quốc một cách chủ động và thậm chí New Delhi còn có thể soán ngôi Trung Quốc ở khu vực trong tương lai gần.
Điều này có thể khiến Bắc Kinh phải xem xét lại cách tiếp cận trong quan hệ song phương với Ấn Độ, bởi một sự đối đầu với quốc gia láng giềng sẽ không thể mang lại bất cứ lợi ích gì cho cả hai bên.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen