Montag, 19. September 2016

Phiếm: “Giấc mộng chuột” của Tập Cận Bình


Nguyễn Vĩnh Long Hồ 

- Một câu chuyện thuộc dạng “tiếu lâm thời đại”, nó vừa mang tính khôi hài, ngớ ngẩn đến lố bịch của một viên tướng Hải quân Tàu, mang đến cấp bậc Phó Đô đốc TC về Biển Đông. Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc phòng SDSR diễn ra tại Thủ đô London ngày 14/9/2015, Phó Đô đốc TC tên Viên Dự Bách đã có một phát ngôn buồn cười về Biển Đông khi ông ta tuyên bố: “South China Sea, đúng tên gọi của nó, là một vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc”, theo Defense News.

Đó là những gì Phó Đô đốc Hải quân TC, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tên Viên Dự Bách đã phát biểu trước các quan chức quân đội đến từ khắp năm châu trong khuôn khổ Hội Nghị Quốc phòng SDSR. Theo sự hiểu biết thuộc tầm cỡ quốc tế của ông ta thì vùng biển có tên South China Sea của Biển Đông, có chữ“China” (Trung Hoa), điều đó mặc nhiên vùng biển nầy phải thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc không thể chối cãi.
Thực ra, cái tên gọi South China Sea không hề mang bất kỳ một ý nghĩa nào về mặt chủ quyền lãnh thổ của TC. Đây chỉ đơn giản là tên gọi quốc tế được bắt đầu từ quy ước được thỏa thuận giữa các thương thuyền giao thương qua lại Biển Đông từ thế kỷ 16. Đến thế kỷ thứ XX, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã chính thức áp dụng South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông và sử dụng nó trong các văn bản, hình ảnh, bản đồ hành chánh bằng tiếng Anh. Một lý do dễ hiểu thì tên gọi nhiều địa danh, đặc biệt là những vùng biển hay đại dương thường được dựa theo tên các quốc gia gần vị trí của nó nhất để cho dễ nhớ và thuận tiện cho việc tra cứu và nó không có ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của một nước nào cả.

Nhận xét về khả năng trí tuệ của Viên Dự Bách, tạp chí TIME (Mỹ) đã mỉa mai rằng: “Nếu cứ lập luận kiểu nầy của Phó Đô đốc Hải quân TC thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico? Hay vịnh Thái Lan thuộc về Thái Lan”. Cũng trong bài viết của mình, tạp chí Time đã lên án các hành vi bành trướng bá quyền xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tạp chí Time cũng khẳng định rằng, dù chính phủ Mỹ không đứng hẳn về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Washington cam kết sẽ bảo vệ “tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng “luật pháp Quốc tế”.

Để tránh những trường hợp ngộ nhận một cách ngớ ngẩn như Viên Dự Bách, các chuyên gia quốc tế đã gợi ý kêu gọi thay thế “South China Sea” bằng tên gọi “South East Asia Sea” (Biển Đông Nam Á).

Tập Cận Bình - “biển Đông của tổ tiên để lại”:

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10/2015 đưa tin, Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương Quốc Anh, lần nầy họ Tập trả lời phỏng vấn bằng văn bản hãng thông tấn Reuters, trong đó nói rằng:“Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại là do tổ tiên để lại?!”

Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của TQ. Các hoạt động leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế của Bắc Kinh ở Biển Đông là để bảo vệ chủ quyền, phản ứng chính đáng, vì vậy TQ không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ trích,” họ Tập nói. “Về cơ bản Biển Đông vẫn ổn định và TQ không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn Biển Đông?!”

Tập Cận Bình, người lãnh đạo cao nhất của TC công khai lôi “gia phả tự biên, tự diễn” ra để nói họ có “chủ quyền lịch sử”, “chủ quyền thời cổ đại” một cách nực cười, ngây ngô như một đứa con nít đối với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và công lý, nói ngang ngược một cách không một chút ngượng mồm. Nhưng, Tập Cận Bình không đưa ra được bất cứ tài liệu nào khả dĩ chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một trang “gia phả” cũng không có về vấn đề chiến lược xây dựng các đảo nhân tạo, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Tập Cận Bình đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo xảo ngôn, lật lọng và ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ nói. Bắc Kinh đã thực sự thất bại trong việc dùng “hỏa lực mồm” để biện minh cho hành động bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề riêng giữa TC và VN, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei mà là vấn đề khu vực toàn cầu.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Singapore và khối ASEAN đều có lợi ích ở Biển Đông và đương nhiên không có nước nào muốn phải xin phép, đóng thuế cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ qua lại tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế nầy. Bắc Kinh càng leo thang ở Biển Đông càng có nguy cơ bị thế giới cô lập.

Phụ họa với Tập Cận Bình, Bắc Kinh thường sử dụng tên Thiếu tướng Kiều Lượng - chuyên gia quân sự, GS Đại học Quốc phòng TC - phun hỏa lực mồm để hù dọa các quốc gia nhược tiểu. Kiều Lượng xem các nước ven Biển Đông đang bị Bắc Kinh lấn biển chiếm đảo chỉ là chuột. Các nước nhỏ khối ASEAN mạo hiểm chơi trò “chuột vờn mèo” (mèo ở đây ám chỉ là TC), chống lưng cho chuột không phải là mèo mà là đại bàng đang vươn móng vuốt…

Hiện nay, Bắc Kinh xem phán quyết của PCA như tờ giấy lộn, cứ tiếp tục bành trướng, bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, đảo Phú Lâm và Hoàng Sa, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực tự do hàng không, hàng hải huyết mạch của thế giới. Đấy là chưa nói đến “đường lưỡi bò” phi pháp do Bắc Kinh tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông mà chính người dân Tàu bản địa không một ai lý giải được hay gọi nó là cái quái gì.

Kiều Lượng lại đang tìm cách giải thích “luật pháp quốc tế” theo kiểu bẻ cong nó, đánh tráo khái niệm, hoán đổi vị trí từ một tên xâm lược, trở thành nạn nhân bị xâm lược. Nói cách khác, Kiều Lượng đang kích động các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cứ tiếp tục bành trướng, theo đuổi đường lưỡi bò, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA, nếu nước nào phản kháng thì khiêu khích cho họ nổ súng trước, hoặc tạo các tình huống gài bẫy tương tự để Bắc Kinh lấy cớ dùng vũ lực, tiêu diệt hết một lượt.

Mới đây ngày 11/9/2016, Philippines chụp được những hình ảnh về 11 chiếc tàu TC được thiết kế cho hoạt động nạo vét gần bãi cạn Scarborough. Trong tất cả những điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông, bãi cạn Scarborough, rộng hơn 150 km, nằm cách bờ biển Philippines chưa đầy 240 km. Tuần trước, Bộ Quốc Phòng Philippines còn công bố các hình ảnh cho thấy tàu TC hiện diện dày đặc quanh đây…

Theo bình luận viên Steve Mollman, nếu thực sự Bắc Kinh nhắm tới mục tiêu độc chiếm Biển Đông có thể đây là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu. Biến Scarborough thành đảo nhân tạo là việc ưu tiên. Nếu thành công trong việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough, kết hợp với những tiền đồn xây dựng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh sẽ tạo ra được “tam giác chiến lược” giúp họ kiểm soát chặt chẽ toàn bộ Biển Đông, cây bút Mollman từ Quartz nhận định.

Các quan chức Ngũ Giác Đài tin rằng, Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một “Tam giác căn cứ quân sự” trải rộng từ Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở phía Nam và cuối cùng là bãi cạn Scarborough, Mỹ sẽ không ngồi yên và sẽ chủ động phản đối bá quyền quân sự trong khu vực, National Interest cho biết.

Chưa hết, bản đồ thế giới do Bộ Giáo Dục TC mới công bố có đường 251 đoạn, bao gồm cả đảo Hawaii và Micronesia cũng nằm trong vùng lãnh thổ nước Tàu. Bắc Kinh không những muốn chiếm đảo Senkaku của Nhật Bản mà còn muốn chiến luôn cả đảo Okinawa và xóa bỏ luôn các căn cứ của Mỹ trên quần đảo này. Thế mới ghê chứ!!!

Kiều Lượng quả là một tên tướng nói phét, thùng rỗng thường kêu to. Hải quân TC có dám liều lĩnh bắn B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuateron Reef), có dám bắn tàu hải quân Mỹ USS Antietam, USS McCambell, USS Ashland, USS Curtis, USS Lassen…khi tuần tra Biển Đông không? Ngay cả Australia sẽ không cúi đầu trước áp lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chận các chuyến bay giám sát các đảo tranh chấp giữa Biển Đông với các quốc gia láng giềng. Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng quốc phòng Australia Marise Payne, theo Reuters ngày 17/12/2015, Bắc Kinh chỉ dám phản đối bằng mồm… vô hiệu, Bắc Kinh còn không dám đụng tới Australia, đừng nói phét chọi với Không - Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

oOo

Mới đây, chung quanh những căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Ngày 27/11/2015, nhà phân tích độc lập Bành Định Đỉnh từ Bắc Kinh bình luận trên đài BBC tiếng TQ. Giải quyết tranh chấp xưa nay không ngoài 3 con đường là (1) Pháp lý (2) Thỏa hiệp (3) Dùng sức mạnh.

Nếu là pháp lý có thể nói rõ, cái gì thuộc về bên nào thì trả về bên đó, các bên đều tuân thủ theo phán quyết của tòa án hoặc có thể giải quyết thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương, hoặc thương lượng thỏa hiệp dưới sự chủ trì của một cơ quan tài phán quốc tế đóng vai trò bên thứ 3 độc lập, mỗi bên nhượng bộ nhau một ít. Nếu không thể nói với nhau bằng lý lẽ, lúc đó chỉ còn cách dùng nấm đấm, xem ai mạnh hơn ai.

Cách thứ 3 dùng sức mạnh cơ bắp, rõ ràng là không dùng được. TC dù đã lớn mạnh, nhưng không có thực lực để xưng hùng, xưng bá trước cộng đồng quốc tế ngày nay. Dù có đi nữa trong thế giới phẳng hiện tại, chính phủ TC cũng không thể dễ dàng dùng vũ lực một cách ngu xuẩn. Thế giới văn minh ngày nay đã thành hình một hệ thống phòng ngự tập thể gần như hoàn chỉnh, xu thế chính trị quốc tế cũng không cho phép các quốc gia có chủ quyền khai chiến, dùng vũ lực có thể bị loại trừ khỏi Biển Đông.

Cách còn lại duy nhất hợp pháp và khả thi chỉ có trọng tài quốc tế. Đã ra đến cơ quan tài phán quốc tế thì ai có lý nói lý, ai chủ trương điều gì thì đưa bằng chứng ra chứng minh. Đại đa số tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết thông qua trọng tài, tại sao lĩnh vực chính trị lại không thể? Một khi TQ đã đặt ký phê chuẩn UNCLOS thì nên bình thản chấp nhận trọng tài. Đem tranh chấp này giao cho các luật sư, thẩm phán đi giải quyết.

Ý thức thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, trong đó nhấn mạnh giải pháp trọng tài, kết hợp với đàm phán của học giả Bành Định Đỉnh rất đáng hoan nghênh và ghi nhận, chỉ có Bắc Kinh là không muốn và tìm cách tránh né…

oOo

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), tham vọng độc chiếm Biển Đông khiến Bắc Kinh bị phản ứng ngược, các nước láng giềng đều cảnh giác đề phòng, mua vũ khí phòng thủ. Rõ ràng, Tàu Cộng bị cô lập! Nhật Bản từ bỏ Hiến pháp hòa bình, Philippines mời quân đội Hoa Kỳ trở lại sau 25 năm Mỹ rời căn cứ Subic. Singapore cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon hiện đại của Hải quân Mỹ. Từ Nhật Bản tới Indonesia đều đề cao cảnh giác trước yêu sách độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Sự kiện ngày 17/12/2015, Indonesia và Nhật Bản đã đối thoại cấp bộ trưởng, với lãnh đạo 2 bộ Ngoại giao & Quốc phòng họp lại tại Tokyo để thống nhất một chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng. Theo giới quan sát, những thỏa thuận vừa đạt được đã mở đường cho Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng qua Indonesia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo can dự sâu vào Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xác nhận: “Chúng tôi nhất trí tăng cường sự ổn định ở Biển Đông”.

Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố: “Đây là vùng đặc quyền kinh tế EEZ của tổ tiên để lại cho họ ở Biển Đông”. Nhưng, họ Tập không trưng dẫn được một tài liệu nào chứng minh gia phả của tổ tiên, ngoại trừ một tấm bản đồ của triều Nguyên để lại không có tác dụng gì cả. Mỹ và các chuyên gia pháp lý khẳng định: “Hải quân Mỹ có quyền tự do đi lại trong không - hải phận quốc tế, tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cũng đã ký vào đó”.

Nếu Tập Cận Bình không tìm đâu ra một trang gia phả nào để chứng minh Biển Đông là di sản của tổ tiên để lại. Tôi sẽ chứng minh giùm cho Tập Cận Bình biết rằng, hiện nay Bắc Kinh còn cất giữ một trang nhật ký gia phả rất quý báu mà Tập Cận Bình đã quên không đem ra xài? Nếu Bắc Kinh công khai phổ biến trang nhật ký gia phả nầy trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) The Hague, Hòa Lan thì Bắc Kinh đã thắng kiện Philippines rồi; chẳng những Biển Đông thuộc về Tàu Cộng mà cả thế giới phải chịu sự thống trị của Tập Cận Bình. Trang nhật ký gia phả của ai mà ghê gớm đến như vậy ta? Đó là trang nhật ký của Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa. Nhân vật nầy được tạp chí LIFE xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên kỷ vừa qua.

Tiểu sử Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa:

Tại phòng Đông Á Học thuộc Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, người ta có thể thấy bản sao tấm họa đồ dài 6,4 mét, ghi tiếng Hoa nhiều vùng biển thế giới. Đây là tấm bản đồ mà Trịnh Hòa từng dùng cho 7 chuyến hải hành từ 1405 - 1433. Với hạm đội vĩ đại gồm 28.000 người đi trên hơn 300 con thuyền. Con tàu chỉ huy của Trịnh Hòa dài đến 122 mét, so với con tàu 26 mét lớn nhất Santa Maria trong hải đội Columbus. Các chuyến hải hành của Trịnh Hoà được thực hiện khá lâu trước người phương Tây như: Christopher Columbus (1492), Vasco da Gama (1498) và Ferdinand Magellan (1521).

Trịnh Hoà tên thật là Mã Tam Bảo (Zhèng Hé), sinh tại Vân Nam là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al- Din Omar, xuất thân từ nơi hiện nay là Uzbekistan, từng cai quản tỉnh Vân Nam. Họ Mã, phiên âm từ chữ “Mohammed”.

Năm 1381, khi nhà Minh đánh Vân Nam, Trịnh Hòa (mới 10 tuổi) bị bắt, bị thiến, trở thành thái giám và được đưa về cung đình, phục vụ cho một hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và trở thành “hảo bằng hữu” của hoàng tử. Trịnh Hòa còn giúp thái tử thực hiện thành công cuộc tiếm ngôi đẫm máu năm 1402. Vị hoàng tử trở thành vua Minh Thành Tổ (hiệu Vĩnh Lạc), Trịnh Hòa được phong làm đô đốc.

Theo National Geographic trong số ra tháng 7/2005, chuyên về chủ đề Trịnh Hòa. Tại lăng mộ khổng lồ mà Vĩnh Lạc dựng cho vua cha Minh Thái Tổ, có tấm bia đá ghi lại thành tích viễn dương của Trịnh Hòa. Mục đích thực hiện cuộc Tây Dương của Chu đế Vĩnh Lạc là mở rộng kinh thương kết hợp với bang giao, theo như kết quả nghiên cứu của Louise Lavathes, tác giả quyển “When China Ruled the Sea”. Sau thời gian ròng rã đóng tàu (hiện ở Nam Kinh vẫn còn vết tích xưởng đóng tàu của Trịnh Hòa) Ngày11/7/1405, Trịnh Hòa khởi hành, bắt đầu chuyến viễn du.

Trong 28 năm, Trịnh Hòa đã đi hơn 50.000 km, tới 37 quốc gia từ Đông Nam Á, Trung Đông đến châu Phi. Tiến sĩ Jin Wu thuộc Đại học Iowa, chuyên viên lịch sử hàng hải lừng danh, đã so sánh quy mô chuyến viễn du hải hành của Trịnh Hòa như sau: “Trong khi hải đoàn Trịnh Hòa có hơn 300 tàu với hải đoàn 30.000 người; hải đội Columbus chỉ có 3 tàu với 90 người; Da Gama với 4 tàu và 160 người và Magellan với 5 tàu và 265 người”. (theo website Đại học California - Los Angeles, International).

Năm 1431, Trịnh Hòa lên đường cho chuyến hải hành cuối cùng. Một số nhà viết sử cho rằng Trịnh Hòa trở về quê nhà năm 1433 và chết vào 2 năm sau tại Nam Kinh. Tuy nhiên theo National Geographic cũng như một số tài liệu khác, ngôi mộ Trịnh Hòa tại Nam Kinh thật ra là ngôi mộ trống. Trịnh Hòa có thể chết dọc đường và được thủy táng ngoài khơi Malabar (Ấn Độ).

Hàng trăm năm trôi qua, Trịnh Hòa trở thành bóng ma lu mờ trong lịch sử Tàu Cộng. Tuy nhiên, một thập niên trở lại đây, Trịnh Hòa được hồi sinh, Bắc Kinh muốn chứng tỏ TQ là bậc thầy về đi biển và đó là bằng chứng cho thấy việc thám hiểm hàng hải, dẫn đến việc đánh dấu chủ quyền các hòn đảo từng được thực hiện bởi nước Trung Hoa xưa.

Trong năm 2004, Thứ trưởng Truyền thông TC nói: “Trong suốt 7 chuyến Tây Dương, Trịnh Hòa không chiếm một mảnh đất nào, không dựng một pháo đài nào, không lấy bất kỳ của cải gì của bất cứ nước nào... Ý nghĩa các chuyến đi Tây dương của Trịnh Hòa không chỉ ở chỗ chúng cho thấy Hải quân Trung Hoa từng hùng mạnh như thế nào mà còn cho thấy TQ trước sau như một, luôn thực hành chính sách ngoại giao hòa bình”.

Một thứ “pax sinica” mỉa mai:

Pax Sinica là “Hòa bình kiểu Tàu”, các chuyến Tây Dương của Trịnh Hòa không phải luôn là những “chuyến đi hữu nghị”. Theo tác giả quyển “The Contest of the Century: The New Era of Competition with China and How America Can Win” (phát hành tháng 2/2014), Geoff Dyer nói: “Đằng sau sự đánh bóng hình ảnh Trịnh Hòa được Bắc Kinh tô vẽ còn ẩn chứa nhiều sự thật khác”.

Geoffrey Wade, sử gia Úc chuyên về triều Minh, cho biết. “Các hạm đội Trịnh Hòa đã thực hiện nhiều chiến dịch “gây sốc và bất ngờ” với một hình thái ban đầu của “Chủ nghĩa Thực dân hàng hải”, hay nói cách khác, đó là chính sách “Ngoại giao tàu chiến”. Christopher Columbus vượt đại dương chỉ có 3 tàu, Vasco da Gama với 4 tàu và Ferdinand Magelan với 5 tàu. Trong khi đó, Trịnh Hòa du hải với 200 - 300 tàu, được trang bị vũ khí hiện đại nhất và tốt nhất thế giới vào thời điểm đó. Để làm gì, nếu không là nhằm gây ấn tượng mạnh cho mục đích chính trị, nhằm tạo ảnh hưởng khắp Đông Nam Á, thông qua việc thị uy sức mạnh hải quân không ai đối thủ?”

Đội quân của Trịnh Hòa thậm chí từng dính vào cuộc nội chiến ở Bắc Sumatra và Java. Trong một vụ khác, Trịnh Hòa can thiệp vào một cuộc xung đột chính trị nội bộ tại Ceylon (Sri Lanka), tiêu diệt quân đội nơi nầy, trước khi bắt vị vua và gia đình mang về Nam Kinh. Bản chất quân sự trong các chuyến đi Trịnh Hòa còn để lại vết tích tại Malacca. Người Tàu dùng Malacca không chỉ để cất hàng hóa, theo sử gia Geoffrey Wade, mà còn xây một trại lính mà Trịnh Hòa dùng để kiểm soát tuyến giao thông dọc eo biển Malacca.

Tương truyền rằng, trong những chuyến hải hành xa xôi ngàn dặm nầy, kéo dài từ 1405 – 1435 đã trải qua nhiều quốc gia, nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên khắp đại dương từ Châu Âu và Châu Phi ở phía tây tới Triều Tiên, Nhật Bản ở phía Đông, bao gồm:

· Các quốc gia vùng Đông Nam Á.

· Sumatra và Java.

· Tích Lan (Ceylon)

· Ấn Độ.

· Châu Mỹ.

· Ba Tư và Vịnh Ba Tư.

· Bán đảo Á Rập.

· Hồng Hải tới nơi xa nhất là Ai cập.

· Xa nhất về phía nam tới eo biển Mozambique.

· Tới Đài Loan 7 lần.

· Đảo Darwin, Bắc Úc Châu.

Theo các nguồn sử liệu TQ thì hạm đội của Trịnh Hòa có trên 300 chiến thuyền buồm vào lúc cao điểm nhất và được chia ra như sau:

· Các thuyền chở châu báu.

· Các thuyền chở ngựa, chở cống phẩm.

· Các thuyền hậu cần.

· Các thuyền chở quân lính.

· Các thuyền chở nước.

· Các thuyền chiến Phú Xuyên.

· Các thuyền tuần tra.

· Và đặc biệt là tàu chở hàng triệu triệu con…chuột Tàu.

Lời tiên tri của Trịnh Hòa:

Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa chở hàng triệu triệu con chuột trên tàu để làm gì vậy? Bất cứ nơi nào hạm đội của Trịnh Hòa bỏ neo dừng lại, đổ bộ để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước ngọt…Trịnh Hòa bảo thủy thủ đoàn thả một bầy chuột xuống nơi đó, cho nó tự do sinh sôi nẩy nở và phán rằng: “Giống chuột là loại gậm nhấm, tượng trưng cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của chúng ta sau này. Nhờ sinh đẻ nhiều, chúng sẽ có mặt khắp nơi trên thế giới, giống như chủng tộc Tàu của chúng ta. Sau nầy, bất cứ nơi nào trên hành tinh nầy có “Chệt & chuột” chung sống với nhau thì vùng đất đó thuộc về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không ai thể tranh cãi lôi thôi gì cả! Lời nói của ta ngày hôm nay phải được ghi vào nhật ký để làm gia phả cho các thế hệ mai sau.”

Mấy thế kỷ sau, lời tiên tri của Trịnh Hòa đã trở nên hiện thực, giống chuột do Trịnh Hòa thả ra trước đây, không biết chúng vượt biển bằng cách nào mà chúng có mặt khắp nơi trên quả địa cầu. Ở đâu có“giống chuột” là có “giống Chệt” sinh sống lẫn lộn. Nếu so về bản chất giữa Chuột & Chệt thì cả 2 loại sinh vật nầy đều nguy hiểm giống y chang như nhau.

Nếu giống chuột là nguồn gốc phát sinh bệnh dịch hạch (Pestis) gây thảm họa kinh khủng cho nhân loại vào thế kỷ thứ 14. Cho mãi đến tận bây giờ vẫn còn ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại về những “cái chết đen” diễn ra trong 13 năm từ năm 1338 tới 1351, nó ngự trị trên toàn cõi Âu Châu đã lấy đi sinh mạng 75 triệu người. Giết chết từ 30 tới 60% dân số Châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu xuống còn 350 tới 375 triệu người vào năm 1400. Giống “Chệt” sẽ gây thảm họa chiến tranh cho nhân loại trong thế kỷ 21, nó là hiểm họa “Da vàng” sẽ kinh khủng như một thứ bệnh dịch hạch do giống“chuột” gây nên vào thế kỷ 14.

Mới đây, một tấm bản đồ cổ được tình cờ phát hiện tại một cửa hàng bán đồ cổ ở Thượng Hải, sẽ giúp chứng minh rằng Đô đốc Trịnh Hòa là người đã phát hiện ra Châu Mỹ, chứ không phải là Christoper Columbus. Tấm bản đồ nầy có từ năm 1418? Có cả hơn 70 năm trước khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492. Tập Cận Bình chỉ cần đem tấm bản đồ nầy qua Mỹ gặp TT Obama mà đòi lại America là của Tàu Khựa.

Tập Cận Bình quyết tâm tiến hành thực hiện “Giấc mộng Chuột” biến lời tiên tri của Trịnh Hòa tổ tiên của hắn thành hiện thực một cách điên rồ, bất chấp những lời chế nhạo của thế giới. Họ còn thách thức Bắc Kinh đòi chủ quyền đảo Okinawa của Nhật Bản bằng vũ lực làm thử coi! Có dám không?

Thế giới đang chận đứng “đại dịch chệt” ở biển Đông:

Theo Kyodo News của Nhật, số ra tháng 12/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với lãnh đạo Australia và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy hợp tác về bảo đảm an ninh giữa 4 quốc gia là Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ, thông qua sự hợp tác giữa 4 nước để bảo vệ khu vực giữa khu “tứ giác chiến lược”: Nhật Bản - Australia - Ấn Độ và căn cứ hải quân Hawaii của Mỹ. Nhằm bảo đảm an toàn hàng hải từ khu vực Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương.

Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung “Mallabar” giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ. Đối với Australia sẽ thúc đẩy đàm phán hiệp định mới để có thể thực hiện các cuộc huấn luyện chung một cách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Mỹ - Nhật - Ấn - Australia. Mới đây, Nhật Bản đã điều động hàng ngàn binh sĩ và các hệ thống tên lửa dọc 200 đảo xa để đối phó với TC. Nhật Bản muốn chiếm thế thượng phong trên biển và trên không trước TC. Một khi Biển Đông & Hoa Đông sinh biến, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo đầu tiên bằng trận địa tên lửa ở đây.

Theo Reuters, ngày 21/12/2015, TT Philippines Benigno Aquino nói rằng: “Một số quốc gia Châu Á - TBD liên tiếp tăng cường ngân sách quốc phòng trong bối cảnh cục diện Biển Đông ngày càng căng thẳng. Mỹ & Nhật đang giúp Philippines phát triển lực lượng vũ trang của nước nầy”.

Ngoài ra, theo Reuters ngày 2/12/2015 đưa tin: “Các học giả quốc tế cho rằng, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt ở cấp độ quốc tế trong vụ kiện “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục khăng khăng từ chối tham dự vụ kiện của Philippines và chống đối phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA)”.

PCA đã kết thúc phiên điều trần hôm 30/11 và cho phép TC được nộp bản phản biện các lập luận của Philippines đến ngày 1/1/2016. Qua thời điểm này, PCA sẽ bắt đầu quá trình xét xử nội dung vụ kiện và dự kiến ra phán quyết trong giữa năm 2016. Bắc Kinh vẫn ngoan cố tiếp tục từ chối phiên tòa này và kể cả phán quyết của PCA. Như chúng ta đã biết, Philippines đã đánh bại Bắc Kinh trên mặt trận pháp lývà các quốc gia khác sẽ sử dụng phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 như một cây gậy để đánh bại yêu sách bành trướng phi pháp của Bắc Kinh.

Theo dự kiến, tháng 2/2016, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của khối ASEAN tại tiểu bang California. Theo hãng Nikkei của Nhật Bản, tháng 11/2015, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN khi tham gia “Hội nghị cấp cao” ASEAN tại Malaysia. TT Obama muốn thông qua cuộc hội đàm với các nước ASEAN, tăng cường đoàn kết nội bộ và thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn giữa ASEAN và Mỹ. TT Obama coi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nền tảng mở rộng hợp tác giữa Mỹ và ASEAN. Ngoài ra, Mỹ sẽ thúc đẩy các bên xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Theo Telegraph số ra ngày 23/12/2015, Bắc Kinh đang đòi hỏi Seoul phải nhượng lại một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Hoàng Hải, trong đó có cả khu vực núi ngầm IEO, nơi có một trung tâm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc. Bắc Kinh cho rằng khu vực đó thuộc về mình gọi là Suyan Rock. Theo đề nghị của Bắc Kinh, thì núi ngầm Ieo do tàu buôn Anh Socotra tìm ra năm 1900 và đặt tên là Socotra Rock thuộc về quyền kiểm soát của TC. Vị trí núi ngầm Ieo nằm cách bờ biển Hàn Quốc 93 hải lý và cách TC đến 178 hải lý. Lòng tham vô độ của Tập Cận Bình đã đẩy Hàn Quốc liên kết với tứ cường: Mỹ - Nhật - Ấn - Australia và cả Hàn Quốc cũng tham gia, làm thành một vòng cung chiến lược bao vây và cô lập TC.

Kết luận:

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực PCA đã ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” 9 đoạn của TC tại Biển Đông, đồng thời cho biết TC không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển nầy. Ngay sau đó, Báo Đảng TC đưa ra tuyên bố của Tập Cận Bình về phán quyết của PCA: “Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của TQ trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA. TQ không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết của PCA”.

Bắc Kinh đang lâm vào tình trạng 4 bề thọ địch, bị bao vây và cô lập từ biển Hoa Đông tới Biển Đông. Theo Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu Phương Đông, nhận định: “Sau khi TC công bố sẽ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông, tình hình trong khu vực phát triển một cách phức tạp. Điều nầy cho thấy, Mỹ sẽ sẵn sàng hành động, tham gia cuộc xung đột vũ trang với TC đang diễn ra trong khu vực nầy. Mỹ tăng cường đáng kể chính sách của mình.” Rõ ràng, Washington đang tiến hành chính sách bao vây và cô lập TC cùng với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Vòng cung được thiết lập chung quanh Hoa Lục có Nhật - Ấn - Australia - Philippines - Indonesia - Singapore…

Theo Richard Bitzinger - Đại học S. Rajaratman - nhận xét: “Bắc Kinh giống như một người đang viết tờ check, trong khi không có khả năng thanh toán. Thực tế thì riêng nhiệm vụ giám sát, chưa kể tới hành động để bảo vệ diện tích bao la trên Biển Đông đã là quá khả năng đối với Bắc Kinh”.

Theo GS Toshi Yoshiahara - Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ - nhận định: “Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc chống sự bành trướng quân sự của TC từ Hoa Đông ra tây Thái Bình Dương, nâng cao khả năng cơ động của Hoa Kỳ và củng cố liên minh chặt chẽ để đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra với TC. Nói cách khác là Nhật Bản sẽ lật ngược thế cờ”.

Theo Akihisa Nagashima - Nghị sĩ Đảng DPJ Nhật Bản - bình luận: “Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Tàu Cộng và sự suy giảm tương đối của Mỹ là một yếu tố. Chúng tôi muốn làm những gì chúng tôi có thể để giúp đảm bảo tính bền vững trong thế trận của Hoa Kỳ tại Biển Đông”.

Mới đây ngày 26/5/2016, tại Hội nghị Thượng Đỉnh Ise-Shima ở Nhật, có sự tham dự của lãnh đạo thuộc các nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách nước chủ tịch, Nhật mời VN, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka, Papua New Guinea, Chad và VN cùng tham dự hội nghị. Các nhà lãnh đạo G7 dự hội nghị sẽ bàn luận những vấn đề nóng liên quan đến TC ở Biển Đông, khiến những tên lãnh đạo Bắc Kinh tức muốn phát điên lên được!!!

Tập Cận Bình thấy rõ nguy cơ Tàu Cộng sẽ bị cả thế giới bao vây & cô lập tại Biển Đông và Hoa Đông sau khi bác bỏ phán quyết PCA, nên lật đật xuống nước nhỏ nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng. Họ Tập nói:“Không có gene xâm lược trong máu người Trung Quốc.” Quá đúng! Không có gene xâm lược trong máu của giốngbit mà chỉ có gene “gậm nhấm” theo kiểu tầm ăn dâu. Biển Đông là một thí dụ điển hình…

16.09.2016Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Tổng hợp & nhận định
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen