Cái dở của “lực lượng thứ ba”
Phạm Hồng Sơn - Ông Nguyễn Ngọc Giao, một trí thức miền Nam ủng hộ miền Bắc cộng sản, tức thuộc “lực lượng thứ ba” thời Việt Nam Cộng Hòa, vừa kể lại một chi tiết nhỏ liên
quan tới chuyện đi "học tập cải tạo" của một viên chức Việt Nam Cộng
Hòa sau ngày 30/4. Ông Giao thuật rằng người tù khi trở về đã trả lời
người con về chuyện đối xử trong tù cộng sản thế này:
Về
mặt sự thật, chúng ta không thể xác định câu trả lời này chính xác đến
đâu. Trường hợp đây thực là lời nói của nhân vật chăng nữa, tôi cho rằng
khả năng “có lẽ” đó quá nhỏ so với khả năng Việt Nam Cộng Hòa sẽ đối xử
nhân bản (hơn) với miền Bắc, nếu Việt Nam Cộng Hòa thắng. Tại sao? Ở
đây tôi chỉ dẫn lại hai trong số rất nhiều cứ liệu:
1.
Con gái của một bộ trưởng “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam” – tổ chức do miền Bắc lập ra để đối kháng bạo lực với Việt
Nam Cộng Hòa – vẫn quan hệ thân tình với con Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu và vẫn được Tổng thống quí mến, giúp đỡ.
2.
Vợ của một thứ trưởng của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam” vẫn sinh sống đàng hoàng tại Sài Gòn và còn làm việc trong
nghành tòa án của Việt Nam Cộng Hòa.
Cứ liệu 1 có thể kiểm chứng trong hồi ký A Vietcong Memoir của ông Trương Như Tảng. Cứ liệu 2, hồi ký Những chuyến ra đi hoặc liên hệ ngay với tác giả/nhân chứng hiện còn sống: nhà nghiên cứu Lữ Phương.
Người
như ông Nguyễn Ngọc Giao chắc chắn phải biết và trực nghiệm nhiều hơn
các sự kiện, đặc tính khoan dung, đa nguyên, nhân bản của Việt Nam Cộng
Hòa như vừa kể. Vì vậy, nếu thực sự nhân vật đã có đánh giá như ông Giao
viết, thì một người trí thức hiểu biết về Việt Nam Cộng Hòa và lại
thường bày tỏ yêu mến tự do, dân chủ như ông Giao lẽ nào có thể thuật
lại một cách vô tâm đến vậy? Nhất là trong tình trạng đất nước hiện nay?
Nghiên cứu, phê bình về “lực lượng thứ ba” đã có nhiều bài viết công phu, như của tác giả Nguyễn Văn Lục.
Nhưng theo tôi, cái dở của họ không phải họ là người được sống trong
thể chế văn minh (hơn) của miền Nam lại đi ủng hộ miền Bắc cộng sản.
Bởi, sai lầm này dẫu quá đớn đau cho dân tộc cũng thường thôi nếu nhìn
kỹ hơn về bản tính dân tộc và về bản thể con người. Cái dở của họ không
phải là các hoạt động xã hội hiện nay của họ quá rụt rè so với thời Sài
Gòn dẫu cái Ác hiện nay ác gấp nhiều lần trước. Bởi ai cũng chỉ có một
thời sung sức nhất định. Cái dở của họ cũng không phải chuyện chưa xin
lỗi dân tộc vì đã (vô tình) tiếp tay phá bỏ một chế độ văn minh hơn. Bởi
Elton John đã viết: “Xin lỗi” hình như là từ khó nói nhất.
Cái
dở, cái tồi của "lực lượng thứ ba" là đến tận hôm nay vẫn có người cố
tình biện bạch cho sai lầm của bản thân bằng những cách tinh vi, nhưng
thiếu lý tính.
Phạm Hồng Sơn
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen