Phạm Chí Dũng (VNTB) -
Trong
một hành động chưa có tiền lệ, Công an TP.HCM đã tiến hành đồng loạt
việc ngăn chặn hàng loạt người đấu tranh dân chủ và phản biện ôn hòa tại
thành phố này vào ngày 5/8/2015, khi những người này nhận lời mời đến
tư gia bà Rena Bitter - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM - vào chiều ngày
5/8 để ăn tối và gặp gỡ Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về dân chủ,
nhân quyền và lao động - ông Tom Malinowski.
Cơ
chế ngăn chặn trên đã được triển khai từ chiều hôm qua 4/8, với hàng
chục nhân viên an ninh sắc phục lẫn không sắc phục được bố trí canh giữ
và ngăn chặn tại từng nhà của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Phạm Minh
Hoàng, các tù nhân lương tâm Dương Thị Tân, Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo
Phạm Chí Dũng…
Mặc
dù việc gặp gỡ người Việt Nam và mời ăn tối của một cơ quan lãnh sự như
Hoa Kỳ là hết sức bình thường và hoàn toàn phù hợp với PHÁP LỆNH VỀ
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN
LÃNH SỰ NƯỚC NGOÀI VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM,
trong đó “cơ quan Lãnh sự nước ngoài tổ chức những hoạt động mang tính
chất chính thức như chiêu đãi, chiếu phim, họp báo, lễ hội truyền thống,
hội thảo, gặp gỡ v.v... có mời khách là công dân Việt Nam…”, nhưng khi
được những người bị ngăn chặn chất vấn về việc tại sao bị ngăn chặn đến
ăn tối tại nhà bà Rena Bitter, nhân viên an ninh chỉ thông báo: “Có lệnh
của cấp trên”.
Xúc phạm ngoại giao
Được
biết, chuyến viếng thăm TP.HCM và gặp gỡ các tổ chức xã hội dân sự của
ông Malinowski diễn ra một ngày trước chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng
Hoa Kỳ John Kerry đến Hà Nội, với những nội dung bàn thảo liên quan đến
quan hệ Việt - Mỹ đang tái khởi động, Hiệp định TPP và những nội dung
về nhân quyền mà nhà nước Việt Nam phải cam kết thực hiện nếu muốn được
Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ thông qua để Việt Nam được tham gia TPP.
Tuy
nhiên, hành động ngăn chặn mới nhất vừa xảy ra trong ngày 5/8 liên đới
mật thiết với cơ quan ngoại giao của một quốc gia lớn như Hoa Kỳ đã cho
thấy tương lai mịt mù về quan điểm và thực tế “tôn trọng nhân quyền” của
Nhà nước và ngành công an Việt Nam - những giới chức đang mong đợi các
lợi ích thiết thân từ người Mỹ về hợp tác quốc phòng và bảo vệ chủ
quyền, lợi ích kinh tế và cả một chuyến thăm dự định vào cuối năm 2015
của Tổng thống Barak Obama.
Hành
động ngăn chặn trên cũng chứng minh rất sống động cho tư thế độc quyền
được “gặp Mỹ” của giới lãnh đạo Việt Nam. Trong chuyến đi Washington của
người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, đã không có bất kỳ áp lực nào từ
phía cảnh sát Mỹ nhằm ngăn chặn ông Trọng được gặp ông Obama tại Phòng
Bầu dục và đến nhà riêng của cựu tổng thống Bill Clinton. Không khí an
toàn tương tự cũng được dành cho ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ chính
trị, Bí thư thành ủy TP.HCM - khi ông này đến “kết nghĩa’ ở Sacramento.
Trên
cả hai phương diện ngoại giao và văn hóa, hành động ngăn chặn trên là
một sự xúc phạm lớn đối với cơ quan Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, làm chậm
đáng kể bước tiến của mối quan hệ Việt - Mỹ, đặc biệt gây ảnh hưởng lớn
đến việc Việt Nam có được Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua TPP hay
không vào cuối năm nay.
Thái
độ quá thiếu thành tâm của chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân
quyền cũng là một trong những lý do chính giải thích cho việc tại sao
Việt Nam và Liên minh châu Âu vừa đạt một thỏa thuận then chốt về tự do
mậu dịch, nhưng chỉ “trên nguyên tắc” mà chưa có bất kỳ hiệu quả cụ thể
nào.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen