Nguyệt Quỳnh
Đuổi giặc Mãn Thanh về phương
Bắc
Rồi cắp giáo đi giữa biên cương
(Bài Ca Đại Việt- Bắc Phong)
Rồi cắp giáo đi giữa biên cương
(Bài Ca Đại Việt- Bắc Phong)
Ba lần chiến thắng lừng lẫy, đẩy bật
đội quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn ra khỏi bờ cõi Đại Việt đã
chứng tỏ với thế giới và chính chúng ta một điều: Một quân đội hùng mạnh tùy
thuộc vào tinh thần của mỗi chiến binh; danh dự của tổ quốc tùy thuộc vào nhân
cách của mỗi con dân Đại Việt.
Ngày nay, dân tộc Việt Nam đang bị bêu
riếu bởi những kẻ ăn cắp vặt ở Thái, ở Nhật, ở Đài Loan, ở Singapore. Những
chiến binh Việt Nam đang bị sỉ nhục bởi tầng lớp lãnh đạo khiếp
nhược.
Mới đây báo Pháp Luật đã dẫn lời
của Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn. Ông Sơn cho rằng chúng ta đã vô
phương, Hoàng Sa Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Quốc. Là một Thượng tướng
trong quân đội mà ông lại phát biểu như sau: "Không lẽ bây giờ bà con bảo là
đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể
lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng
cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.
Lịch sử đã chứng minh không có một vùng
đất nào bị quân xâm lược chiếm đóng lại trở thành "bất khả xâm phạm" đối với
nhân dân Việt Nam. Nếu nay Hoàng Sa, Trường Sa, rồi mai đây Tây Nguyên, Hà Tĩnh
cũng trở thành những địa danh "bất khả xâm phạm" của Trung Quốc thì đời con, đời
cháu chúng ta chỉ có thể là nô lệ. Nhân cách lãnh đạo như thế nên Bộ Trưởng
Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị mới dám ngạo mạn lớn tiếng trước thế giới
rằng việc xây dựng các bãi đá trong vùng quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là
xây trên sân nhà của họ. Ông Sơn đã quên mất - để tổ quốc đứng vững hàng nghìn
năm - một người lính của đất nước này cũng đòi hỏi một nhân cách khác. Những kẻ
thù dũng mãnh nhất khi đặt chân đến đây đều đã bị đánh cho tan tác; bạo lực và
cái chết đã cúi đầu trước những chiến binh dũng cảm vô danh hàng ngàn năm trước;
bạo lực và cái chết đã cúi đầu trước Ngụy Văn Thà, Trần Văn Phương, Nguyễn Văn
Lanh hàng ngàn năm sau. Bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp này cần được đánh
thức.
Sau gần nửa thế kỷ bỏ nước ra đi, người
Việt hải ngoại đã xây dựng được những cộng đồng giàu mạnh và thành công ở xứ
ngươi. Với bản chất thông minh, cần cù và hiếu học nhiều người Việt Nam đã lập
nên những kỳ tích khiến người bản xứ phải nể trọng và họ đã đóng góp tích cực,
đáng kể vào sự phát triển của các nước sở tại. Trong khi đó, cũng với bằng ấy
thời gian, lẽ ra chúng ta đã xây dựng được một đất nước ấm no và phồn thịnh. Với
tiềm năng về nhân lực và vật lực, Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã từng nhận định: Nếu
có nước nào mà giàu mạnh nhất châu Á thì nước đó chính là Việt Nam. Tiếc thay,
một thể chế chính trị sai lầm và một giàn lãnh đạo kém tài trí lẫn đạo đức đã
giết chết giấc mơ về một con rồng châu Á. Kết quả là những cơ hội phát triển,
tài nguyên quốc gia, sự giàu có của đất nước... tất cả đã đổ vào túi tham của
các nhóm lợi ích!
Tám mươi năm đã trôi qua. Đây cũng là
mốc điểm mà người dân các quốc gia Cộng Sản ở Đông Âu đã tự khắc đứng lên để cứu
lấy đất nước họ. Cái thời dân ta nhắm mắt đặt niềm tin vào đảng đã chấm dứt. Cái
giai đoạn ta cảm thấy mình bị lừa dối, bị sỉ nhục cũng nên thuộc về quá khứ.
Lãnh đạo đảng đã không còn đủ tư cách để đại diện cho dân tộc. Với tâm lý khiếp
nhược như Phó chủ tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn, cộng thêm với yếu tố lòng dân
không theo; đa số lãnh đạo đảng cũng bối rối, cũng bất lực như ông Sơn mà thôi!
Họ chỉ muốn được an thân để bảo vệ cho bằng được cái gia sản kếch xù của
họ.
Để cứu lấy đất nước, cứu lấy chính mình
và các thế hệ tương lai, chúng ta cần nỗ lực thay đổi. Nhưng trước hết và trên
hết, tất cả chúng ta đều cần có nhau. Chúng ta cần lắm những trí thức dũng cảm
và trách nhiệm, chúng ta cần lắm những cán bộ, đảng viên sáng suốt đang phục vụ
trong guồng máy của đảng và nhà nước. Chính vì biết thức thời, Thủ Tướng Then
Sein đã giúp cho Miến Điện thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc và xoay chuyển được
cục diện của đất nước ông. Dân tộc Việt Nam nhân bản, đầy tình thương và lòng vị
tha; chúng ta sẽ giúp nhau vượt qua giai đoạn thử thách này.
Trong bản dự thảo văn kiện đại hội đảng
XII sắp tới, lợi ích dân tộc đã được đặt lên hàng đầu. Thiết nghĩ đây là lúc
lãnh đạo đảng cần tỉnh táo để nhìn rõ vị trí của mình. Trong môi trường công
nghệ thông tin hiện nay, đảng không thể cứ lạc hậu tiếp tục lừa dân, ngu dân
bằng tổ chức vô số những buổi học tập gọi là: “Nâng cao hiệu quả phòng, chống
thông tin xấu độc, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng”, v.v và v.v... Người
dân Việt Nam không cần đến các thế lực "phản động" mới biết được thực trạng xã
hội và tình trạng hiểm nghèo của đất nước. Nhưng không thể vận động toàn dân
trong bối cảnh một chính quyền tham nhũng, lũng đoạn và khinh dân. Nếu thực tâm
vì lợi ích dân tộc, lãnh đạo đảng hãy thả ngay những tù nhân lương tâm bị bắt
chỉ vì chống Trung Quốc, hãy thực lòng đối thoại với dân, hãy chấp nhận đa
nguyên đa đảng để cùng toàn dân giải quyết các vấn nạn trước mắt.
Chúng ta trót sinh ra trong giai đoạn
gian nan của tổ quốc. Trong một ý nghĩa lớn lao hơn, có lẽ Thượng Đế lại một lần
nữa thử thách dân tộc Việt Nam. Và trách nhiệm này chia đều trên đôi vai của mỗi
chúng ta. Nếu bạn còn e ngại, hãy lắng nghe tiếng nói của những tù nhân lương
tâm vừa được thả tự do, các anh Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, MS Dương Kim
Khải. Dân tộc Việt Nam đang nhập cuộc, khi bạo lực và tù ngục không làm nao núng
được bước chân của những con người tay không này, thì cũng là lúc người dân Việt
Nam đang chứng tỏ quyền lực thực sự của mình. Cái quyền lực có lúc làm bạn hãnh
diện đến ứa lệ, chính nó đã đưa đất nước này vượt qua bao sóng gió. Trong dòng
chảy của lịch sử, một lần nữa, bạn và tôi, cùng nhau chúng ta sẽ tạo nên thông
điệp của dòng chảy bất tận này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen