TTO
- Sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá theo
mùa, 9.000 tàu cá nước này từ tỉnh Hải Nam đã ra khơi tràn vào khu
vực Biển Đông.
9.000 tàu cá Trung Quốc rầm rộ tiến vào Biển Đông - Ảnh: Tân Hoa xã |
Tân
Hoa xã cho biết 35.611 ngư dân và thủy thủ Trung Quốc có quãng thời
gian nghỉ ngơi và sửa sang tàu thuyền trong thời gian Trung Quốc áp đặt
lệnh cấm từ ngày 16-5.
Bộ
Thủy sản và đánh bắt cá Hải Nam cho biết trong số 9.000 tàu cá ra khơi
lần này, có khoảng 1.000 tàu đến từ huyện Lâm Cao hướng tới vịnh
Beibuwan ngoài khơi bờ biển của khu tự trị Choang ở Quảng Tây.
Lệnh
cấm đánh bắt trên được Trung Quốc đơn phương áp đặt lần đầu tiên vào
năm 1999 bất chấp sự phản đối của nhiều nước. Lệnh cấm này nhiều lần cản
trở ngư dân Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực nói chung
hoạt động đánh bắt trên các ngư trường truyền thống.
Trên
thực tế, không hề có bất cứ cái gì được gọi là “lệnh cấm đánh cá” tại
Biển Đông. Mặc dù là quốc gia tự đặt ra lệnh cấm, nhưng Trung Quốc lại
không hề tuân thủ lệnh cấm này mà còn gửi những tàu cá nhỏ ra để cố ý
khiêu khích các bên tranh chấp khác như Nhật Bản, Philippines, Bruibeu,
Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.
Vào
tháng 7 năm ngoái, tỉnh Hải Nam gửi một đội tàu đánh cá lớn đến quần
đảo Trường Sa ở Biển Đông để khám phá nguồn lợi thủy sản.
Quan
chức địa phương Hải Nam đang nhắm đến mục tiêu thay đổi trọng tâm ngành
công nghiệp đánh cá của mình từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa
bờ, khuyến khích ngư dân “xây dựng tàu thuyền lớn và khám phá những vùng
biển sâu”.
Theo
ước tính, Hoàng Sa là nơi có trữ lượng thủy sản đạt khoảng 5 triệu tấn
cá. Với tốc độ và tần suất đánh bắt hiện nay, tổng sản lượng đánh bắt
của ngư dân Hải Nam đạt khoảng 80.000 tấn cá mỗi năm. Tuy nhiên, con số
này có thể sẽ gia tăng đột biến trong thời gian tới.
Trong
một diễn biến khác, quân đội Trung Quốc hôm nay 1-8 ra cảnh báo về
“các nguy cơ đang gia tăng quanh biên giới” của nước này, bao gồm các
vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen