05072015-intensiv-req-to-relea-ta-p-tan.mp3
Trong
ngày Tự do báo chí Thế giới Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu đích
danh chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Tạ Phong Tần, một
nhà báo độc lập, một blogger có nhiều bài viết phân tích và chỉ trích
chính phủ Việt Nam, đang bị giam giữ với bản án 10 năm tù giam. Mặc Lâm
có thêm chi tiết về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ lên tiếng
Mới
đây, trong một thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, phát ngôn viên Jeff
Rathke đã có những phát biểu ngắn nhưng đầy đủ ý nghĩa như sau:
“Bà
Tạ Phong Tần người nhận giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế vào năm 2013
hiện đang bị 10 năm tù giam vì đã viết blog chỉ trích nhà nước và đảng
Cộng sản. Bà là người đầu tiên trong số những blogger viết bài bình luận
các sự kiện chính trị, những chủ đề mà bao lâu nay vẫn bị giới hạn bởi
nhà cầm quyền. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả
tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ
quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời
sống.”
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời sốngJeff Rathke Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
Thông
điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ Hà
Nội như thường lệ có lẽ do Việt Nam đang lo trình bày vấn đề nhân quyền
trong cuộc Đối thoại nhân quyền với phái đoàn đến từ Washington DC và dù
muốn hay không trong lần đối thoại này chắc chắn cái tên Tạ Phong Tần
sẽ được mang ra bàn thảo.
Tạ
Phong Tần được giới quan sát nhân quyền biết tới do những hoạt động
trình bày quan điểm cũng như tố cáo những sai trái của chính quyền qua
ngòi viết. Từng là một sĩ quan công an bà biết mọi mánh khóe của công an
trong các vụ tham nhũng móc ngoặc hay bắt giam tra tấn người vô cớ.
Những bài viết sống động của bà trên trang blog riêng có tên “Công lý và
sự thật” đã làm an ninh mạng chú ý và sau cùng cáo buộc bà chống phá
nhà nước với những tư tưởng sai trái.
Tháng
9 năm 2011 Tạ Phong Tần bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước chung
với nhà báo tự do Điều Cày Nguyễn Văn Hải và Anh Ba Saigon. Ngày 24
tháng 9 năm 2012 bà bị án tù 10 năm và bị giải giao qua nhiều nhà tù từ
Nam ra Bắc. Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một đồng đội của Tạ
Phong Tần trong cùng vụ án cho biết:
-Tôi
biết Tạ Phong Tần khi cô ấy đến tham dự phiên tòa xử tôi kiện công an
phường Bến Thành tại tòa dân sự thành phố Sài Gòn. Trong khi gặp nhau
tại phiên tòa đó thì cô ấy có mời tôi đến thăm văn phòng cô ấy làm việc
và từ ngày đó chúng tôi quen biết với nhau trong nhóm Câu lạc bộ nhà báo
tự do (CLBNBTD) Khi câu lạc bộ thành lập thì trên trang blog của câu
lạc bộ chia sẻ về các cách thức tham gia, thực hiện. Những hoạt động của
CLBNBTD, những vần đề liên quan đến pháp lý khi thành lập câu lạc bộ
thì Tần là một trong những người đã đóng góp rất nhiều thông tin trên
đó. Chính vì vậy chúng tôi có mối liên hệ trước khi mà Tần tham gia viết
bài trên trang CLBNBTD.
Mẹ tự thiêu để phản đối
Ngày
30 tháng 7, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ở
phía trước của cơ quan chính phủ tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc
đối với con gái của mình.
Bà
Dương Thị Tân một người từng có thời gian dài sống và chia sẻ với Tạ
Phong Tần cho biết suy nghĩ của bà về người phụ nữ bất khuất này:
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, 2012
Lúc em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em nói thì chỉ có khóc thôiCô Tạ Minh Tú
-Khi
mà tôi biết cô Tạ Phong Tần là lúc mà cô ấy bị truy đuổi rất là gắt gao
vì tham gia Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng như những bài mà cô viết trên
báo phản ảnh mặt trái những tiêu cực của xã hội. Bị người ta truy sát
bị người ta đuổi và gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống cũng
như nơi cư trú. Tôi biết rất rõ về cô ấy khi đã ở nhà tôi trong khoảng
thời gian gần hai năm. Không còn nơi chốn nào để đi kể cả người dì ruột
hay một người bạn rất thân vì áp lực mà quay ra không cưu mang nữa.
Tôi
nghĩ rằng những việc cô ấy làm thì rất là rõ. Đầu tiên là tham gia vào
Câu lạc bộ nhà báo tự do phản ảnh những mặt trái của xã hội, những tiêu
cực của ngành công an những lộng quyền, những mặt xấu nói chung cô ấy đã
mất việc làm bị thu hồi giấy tờ tùy thân và sau đó là đi tù.
Tôi
nghĩ rằng trong thời gian cô đi tù thì mọi người rất là nhớ rõ một biến
cố đau lòng là người mẹ thân yêu của cô ấy đau lòng vì những cái mà
người ta làm với con mình không chịu được bà đã bức xúc tự thiêu. Sau đó
thì người ta còn những thủ đoạn rất đê tiện c3n trở tất cả những sự
giúp đỡ của mọi người đến với gia đình. Giả vờ làm động thái là hoãn
phiên tòa lại để cô ấy được về tiễn mẹ lần cuối nhưng mà rồi rốt cuộc
cũng không có chuyện đấy xảy ra.
Cô Tạ Minh Tú, em ruột của Tạ Phong Tần kể lại chi tiết khi cô cho chị mình biết tin mẹ tự thiêu trong nhà giam:
-Lúc
em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị
biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông
tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em
nói thì chỉ có khóc thôi chứ còn lúc đó chỉ không có gì bất ngờ hết.
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí”, Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho bà
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế nhắc nhở
Ngày
25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch
"Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong
danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp
đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện
cho bà.
Trong
lúc ấy từ trại giam số 5 Nghệ An người tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần
đang phải chiến đấu với ban quản lý trại giam vì những phân biệt đối xử
với bà. Cô Tạ Minh Tú cho biết tình trạng bị giam giữ mới nhất của chị
mình:
-Bọn
cộng sản ngược đãi và không cho chỉ ra ngoài chúng đóng cửa suốt. KHông
được ra ngoài làm gì hết cũng không được giao lưu tuyệt đối bị nhốt
suốt luôn trong cái phòng đó cho nên chỉ tuyệt thực 3 ngày không ăn bọn
họ mới thả cho chỉ từ thứ Hai cho tới thứ Sáu đi ra ngoài phòng giam
nhưng cũng không được giao lưu với ai và cách ly luôn. Tời thứ Bảy, Chủ
nhật thì nhốt thẳng trong tù luôn không được ra ngoài. Với sức khỏe bây
giờ chỉ có mấy chứng bệnh như sốt, viêm họng, huyết áp cho nên khi
tuyệt thực mấy ngày không uống thuôc nên sức khỏe rất kém.
Bà Dương Thị Tân cũng từng theo chân Tạ Phong Tần qua nhiều trại giam chia sẻ:
-Tôi
cũng đã từng đồng hành với em của cô Tần đi nhiều trại giam như trại Bố
Lá trại Chí Hòa hay trại số 5 Nghệ An đã chứng kiến những việc mà người
ta làm với cô ấy bằng cách biệt giam hay đối xử phân biệt. Nòi chung là
một người đang từ khỏe mạnh cao lớn nhưng rồi gầy ốm bệnh tật như hiện
nay.
Ngày
7 tháng 5, tại cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ
tại Hà Nội do trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski chủ trì chắc chắn rằng
hồ sơ Tạ Phong Tần sẽ được mở ra với những câu hỏi mà phía Việt Nam đã
gần như hoàn toàn biết trước.
Hiếm
có một tù nhân lương tâm nào được Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc
tế đồng loạt lên tiếng cùng lúc như trường hợp của bà Tạ Phong Tần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ là người nhấn mạnh đến việc phải trả tự do cho bà
trong khi những tổ chức khác vinh danh bà như một khuôn mặt bất khuất,
một ngòi viết ngay thẳng và nhất là sự can đảm hiếm có của một phụ nữ
dấn thân vì công lý và sự thật.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen