Montag, 6. Oktober 2014

Sinh viên Hong Kong đang đặt những viên gạch đầu tiên cho 1 nền dân chủ thực sự.

CuTsang_DanChu.jpgCụ Tsang, sống trong 1 ngôi làng cổ thuộc vùng chân núi Lion Rock (Núi Sư Tử Đá), đã 79 t nhưng vẫn còn rất tinh tường . Cụ đã âm thầm theo dõi cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong suốt mấy ngày qua .
Trò chuyện với phóng viên Andrew Brown của Wall Street Journal, cụ Tsang nói có thể các sinh viên không biết điều này vì họ còn quá trẻ, nhiều người sanh ra sau khi HK đã trả về cho TQ, nhưng thực tế là họ đang đặt những viên gạch đầu tiên cho 1 nền dân chủ thực sự .
Cụ Tsang cho biết dưới thời cai trị của Anh Quốc, HK cũng không có dân chủ thực sự, người dân cũng không có quyền bầu cử đích thực cho người mình muốn chọn. Cụ hoàn toàn không ghét người Anh, thậm chí cụ còn có quốc tịch Anh Quốc, nhưng khi người Anh ra đi, cụ và những người thuộc thế hệ cụ cũng không thấy gì luyến tiếc .
Cụ nói cái mà người Anh đem lại cho người dân HK là tự do phát triển kinh tế, văn hóa và tư tưởng dân chủ . Nhưng dân chủ thực sự phải do chính người HK xây dựng lên chứ người Anh không thể đem lại dân chủ cho người HK . Người Anh phải rời đi và người HK phải biết tự đứng trên 2 chân của chính mình .
Cụ nói là 1 người sống qua 3 chế độ : phong kiến, thực dân cai trị và nay là CS, cụ đã nhìn thấy HK vươn lên từ 1 mảnh đất nghèo nàn, cằn cỗi đá sỏi để trở thành 1 trong những thành phố nhộn nhịp và đầy sức sống như bây giờ, để hôm nay chứng kiến hàng trăm ngàn sinh viên xuống đường, những cánh tay non trẻ mà quả cảm giơ lên đòi quyền dân chủ 1 cách ôn hòa, đã như là những làn điện chạy sâu qua tâm trí.
Cụ Tsang kể " Tuổi thơ của tôi là ngôi làng nhỏ bé dưới chân núi Lion Rock. Tôi chỉ biết đi học, đi câu cá rồi giải trí bằng cách thả diều hay đạp những chiếc xe cũ kỹ chạy ngoài đồng. Đi học toàn bị thầy cô phạt bằng roi hay kéo lỗ tai. Thế hệ của chúng tôi không biết gì về dân chủ."
Cụ Tsang nhắc đến tác phẩm " Hong Kong: Thời gian và Địa điểm vay mượn " của nhà báo nổi tiếng người Anh là ông Richard Hughes. Trong cuốn sách này ông Hughes cho rằng HK vào những năm 60, 70 vẫn chưa có dân chủ thực sự như các nước Âu Châu. Người Anh vẫn lo cho lợi ích của nước Anh là chính, và họ chỉ lắng nghe ý kiến của giới giàu có và học cao trong xã hội HK rồi ban phát cho những người này quyền lực và tiền bạc để cai trị HK theo ý của họ. Những người dân nghèo vẫn chưa có tiếng nói.
Cụ Tsang nói, ngày nay trách nhiêm đó đang đè nặng trên đôi vai của những người trẻ đang mỗi ngày cầm dù đi đấu tranh, vì ngày nay , dưới sự áp đặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh, dân chủ sẽ lại còn bị giảm thiểu hơn nữa.
Cụ Tsang nói những người lớn tuổi hiểu về chế độ CS biết rằng dân chủ thực sự dưới quyền điều hành của Bắc Kinh là điều không thể . Nhiều người cho rằng các sinh viên đang mơ mộng, và có lẽ nên chấp nhận 1 sự nhượng bộ nhỏ hơn là làm quá gay gắt để rồi sẽ bị Trung Quốc kềm kẹp càng nặng hơn .
Nhưng tuổi trẻ luôn là những người thích mơ ước, và họ sống cho lý tưởng nhiều hơn là cho thực tế, và chính những mơ ước và lý tưởng này đã giúp họ can đảm bước lên đặt những viên gạch đầu tiên cho 1 nền dân chủ thực sự cho Hong Kong .
Bình luận của Nhi :
Cụ Tsang nói rất đúng, người nước ngoài không thể đem lại dân chủ thực sự cho 1 quốc gia . Họ chỉ có thể giúp về kinh tế và truyền đạt lại tư tưởng dân chủ. Chính những người dân , thanh niên sinh viên , của nước đó phải biết có ước mơ và lý tưởng, phải can đảm đứng lên tranh đấu , lúc đó mới có được dân chủ đích thực cho người dân mình.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen