DÂN OAN BA MIỀN TIẾP TỤC BIỂU TÌNH ĐÒI NGUYỄ'N TẤN DŨNG ĐỐI THOẠI
Phạm Trần (Danlambao) -
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bằng lòng đổi chủ quyền Biển Đông để được
sống yên ổn bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc sau kỳ họp lần thứ 7
của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra tại
Hà Nội ngày 27/10/2014.
Kết
quả này thật
ra đã được đồng ý trên nguyên tắc giữa hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
của Việt Nam và Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại cuộc họp tại Milan,
Italy ngày 16/10/2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe
Meeting,ASEM ).
Tuy
nhiên, thỏa hiệp mới đã được chi tiết hóa rõ hơn tại phiên họp chung
tại Hà Nội giữa 2 phái đoàn của Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì
và phía Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
dẫn đầu.
Vì
vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy phía Việt Nam đã tự ý phổ biến nhiều
bức hình tươi cười, chứa đựng sự thỏa mãn của ông Dương Khiết Trì chụp
chung với các ông Phạm Bình Minh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Những
hình ảnh của ngày 27/10 đã khác một trời một vực với những tấm hình
chứa nhiều nỗi bất bình, cố nén trong căm tức của Lãnh đạo Việt Nam với
ông Dương Khiết Trì khi ông này sang Hà Nội ngày 18/06/2014 để nói như
ra lệnh cho phía Việt Nam phải chấm dứt ngay lập tức các
hoạt động phá rối hoạt động tìm kiếm dầu của giàn khoan Hải Dương 981,
do Bắc Kinh tự đặt sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam từ
ngày 02/05/2014 đến ngày 17/07/2014.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm Ấn Độ cùng ngày họ Dương họp ở Hà Nội
(27/10/2014) khiến Nhân Dân nhật báo của Trung Cộng bực mình, ngụ ý nói
ông Dũng muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Tân Đề Ly (New Delhi) để giảm
lệ thuộc vào Bắc Kinh. Báo này đăng bài bình luận của Tô Hiểu Huy, Phó
Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các
vấn đề quốc tế còn lên án
việc phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng ký thỏa hiệp khai thác dầu khí chung ở
Biển Đông với Ấn Độ là vi phạm “chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải”.
Nhưng đâu là sự thật?
Sự
thật là ông Nguyễn Tấn Dũng đã “bắt cá hai tay” để chứng tỏ Việt Nam
giữ vững đường lối ngoại giao độc lập, không chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh
để có lợi, nhưng mặt khác thì ông Dũng cũng đã để lộ ra “lá bài hai
mặt”
của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung
Cộng ở thế yếu, vì Việt Nam đã chịu làm theo “ý muốn của Trung Quốc”.
Tiêu
biểu là trong cả 2 cuộc họp ở Hà Nội và ở Milan (Italy), phía Việt Nam
đã không đề cập đến, hoặc có nói thì cũng chỉ trong tư thế “nói nhỏ cho
nhau nghe”, những vụ tầu cá Việt Nam liên tục bị tầu Trung Cộng tấn công
hoặc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa mà báo chí Việt Nam, ngay cả Ủy viên
Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng
chỉ được phép gọi là “tầu lạ” hay “tầu nước
ngoài”!
Việc
Trung Cộng không ngừng củng cố, xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa chiếm
của Việt Nam năm 1974 và biến các đảo Gạc Ma và 7 bãi đá khác chiếm của
Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo nhân tạo, xây sân bay, bãi
tầu, căn cứ quân sự phòng thủ cũng không thấy ông Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng nói trong cuộc họp với Lý Khắc Cưởng.
Thái
độ nhu nhược này cũng diễn ra trong các cuộc họp giữa các ông
Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ
viện Dương Khiết Trì tại Hà Nội ngày 27/10 (2014). Những vi phạm trắng
trợn chủ quyền biển đảo Việt Nam và hành động vô nhân đạo, bất chấp sinh
mạng của ngư dân Việt Nam và luật pháp quốc tế của phía Trung Cộng cũng
đã không được báo chí của đảng CSVN và Bộ Ngoại giao nói đến trong dịp
này.
Nếu
cứ tin vào ngôn ngữ của nhà nước và báo chí Việt Nam thì không có
chuyện gì xảy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng trước và trong thời gian
ông Dương Khiết Trì có mặt ở Hà Nội.
Như
vậy, thiệt thòi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam, chủ nhân của
đất nước nhưng quyền này đã bị đảng cướp mất từ lâu nên cứ è cổ ra mà
gánh chịu hậu quả bởi những quyết định sai lầm trong quan hệ ngoại giao
với Trung Cộng.
Lời hứa của Nguyễn Tấn Dũng
Trước
hết hãy nói về chuyện ở Milan, Ý Đại Lợi, ngày 16/10 (2014) ông Dũng đã
nhân danh Chính phủ cam kết với Lý Khắc Cường những điều sau đây, theo
Bộ Ngoại giao Việt Nam:
Ông: “Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quý trọng giữ gìn và mong muốn
củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.”
Ông: “Đề
nghị hai bên duy trì gặp gỡ và tiếp xúc cấp cao để tăng cường tin cậy,
thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, đồng thời kịp thời chỉ
đạo giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước.”
Ông cũng đã đồng ý: “Hai
bên nhất trí triển khai thực chất 03 nhóm công tác hợp tác về xây dựng
cơ sở hạ tầng, hợp tác về tiền tệ và bàn bạc hợp tác cùng phát triển
trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh
thổ hai nước.”
“Về vấn đề Biển Đông”, Bản tin Bộ Ngoại giao nói tiếp, “Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đề nghị hai bên
kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm
tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực
hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam - Trung Quốc; tôn trọng Luật pháp quốc tế, cùng nhau duy
trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.”
Về phía ông Lý Khắc Cường, Bộ Ngoại giao cho biết ông ta đã: “Khẳng
định Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì phương châm láng giềng
hữu nghị, hợp tác cùng
có lợi với Việt Nam, luôn mong muốn xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn
phát sinh trong quan hệ hai nước, cùng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai
nước phát triển lành mạnh, ổn định.”
Sau cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lý Khắc Cường “đã
phản hồi tích cực đối với những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước thời
gian tới.”
Tất
nhiên là phải “phản hồi tích cực” vì những gì ông Nguyễn Tấn Dũng nói
ra từ miệng mình, trong tư cách một Thủ tướng Việt Nam, đã đáp lại đúng
lập trường bất di bất dịch của Trung Cộng gọi là “quyền lợi cốt lõi” của
Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông) qua tuyên bố “Biển của ta, gác tranh
chấp cùng khai thác”.
Chủ
trương coi lãnh thổ của người khác cũng là của mình đã được Lãnh tụ
Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 và được các thế hệ lãnh đạo thừa kế của
Trung Cộng tuyệt
đối tuân thủ và thi hành qua chiều bài “tự vẽ” ra hình Lưỡi Bò, hay
“đường 9 đoạn” rồi chuyển sang “10 đoạn” chiếm ¾ diện tích 3.5 triệu cây
số vuông Biển Đông.
Hai ông Trọng - Sang
Vì vậy mà ta không lạ khi thấy trong ngôn ngữ
cuối cùng sau một ngày họp giữa Dương Khiến Trì và Phạm Bình Minh, phát
biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
không gay gắt như khi hai ông Trọng tiếp họ Dương ngày 18 tháng 6 năm
nay (2014).
Hồi đó, ông Trọng đã “khẳng
định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và trên biển Đông là không thay đổi và không thể thay
đổi.” (Thông tấn xã Việt Nam,
TTXVN).
Theo tin Chính phủ Việt Nam thì trong cuộc gặp Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014, hai ông Trọng và Sang đã: "Khẳng
định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn
coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc; nhấn mạnh việc giữ
gìn, củng cố và làm cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành
mạnh là trách nhiệm chung của cả hai bên, phù hợp với lợi ích căn bản,
lâu dài của nhân dân hai nước và cũng có lợi cho cục diện hòa bình, ổn
định của khu vực và thế
giới."
Hai Lãnh đạo Việt Nam cũng: “Đề
nghị Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương cần tiếp tục phát huy tốt hơn
vai trò định hướng, góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp
tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh.”
Ông Sang không
gặp Dương Khiết Trì ngày 18/06/2014, nhưng trong lần gặp hôm 27/10 (2014) vừa qua, Chủ tịch nhà nước CSVN nói: “Vấn
đề trên biển hết sức hệ trọng đối với mỗi nước cũng như quan hệ hai
nước. Đây không chỉ là vấn đề giữa hai Đảng, hai nước mà còn là vấn đề
giữa nhân dân hai nước. Nếu hai Đảng, hai nước không kiểm soát được bất
đồng trên biển thì quan hệ hai Đảng, hai nước không những bị ảnh hưởng
mà tình cảm của nhân dân hai nước cũng bị tổn thương.”
Tại buổi tiếp này, ông Dương
Khiết Trì “khẳng
định Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn
tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố hữu nghị nhân dân, xây dựng môi
trường thuận lợi để phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt
Nam, đồng thời sẵn sàng cùng với Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn
hóa, xã hội, giao lưu nhân dân…”
Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Việc
xử lý thỏa đáng bất đồng là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân
hai nước, có ý nghĩa tích cực đối với ổn định và phát triển của khu
vực.”
Sự thật đã phơi ra
Qua những câu chữ đấy tình
“vừa là đồng chí vừa là anh em” ngọt xớt này, tuy vắng bóng 16 chữ vàng
và tinh thần 4 tốt (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt.) nhưng bên trong vẫn thấy bóng dáng của “những nỗi xót
xa” hiện ra nguyên hình trong thỏa thuận Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì
sau đây:
1) “Hai bên cho rằng, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển có ý
nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước.”
2) “Hai
bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai
Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế
đàm phán về vấn đề trên biển. Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần
tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho
việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi
đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung
Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc
gặp tại Mi-lan, I-ta-li-a ngày 16/10/2014.
Ở
đoạn này, cả hai bên Việt Nam và Trung Cộng đều không giải thích hay
làm cho rõ “khảo sát chung” những cái gì, khoáng sản, dầu khí, hay cả
các tài nguyên, ngư trường khác nữa?
Và tại sao Việt Nam lại đồng ý “khảo sát
chung” với Trung Cộng khi Bắc Kinh không có chủ quyền ở vùng Biển Đông?
Ngoài ra, nguy hiểm hơn, Việt Nam còn đồng ý “đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này”?
Như vậy là rõ ràng thỏa hiệp Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014 đã vượt ra khỏi thỏa
hiệp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/06/2013 tại Bắc Kinh.
Hồi đó một “thỏa
hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp
tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi
quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC),thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076
cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.”
Ông
Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã
giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo
Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh
hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày
25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt
ngang qua Đường Phân định, hai nước
sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung.
Từ
năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi
Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về
hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung
Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác
định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và
CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính
phủ hai nước phê chuẩn.”
Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ năm 2000, cũng như “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Tổng bí thư
đảng Lê Khả Phiêu ký với Trung Cộng ngày 30/12/1999 đã không được đem ra
thảo luận tại Quốc hội trước khi ông Phiêu đặt bút ký nên toàn dân, cho
đến bây giờ (2013), vẫn chưa được biết tường tận về những điểm lợi và
hại của hai văn kiện quan trọng này.
Quốc
hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng đã nhắm mắt phê chuẩn Hiệp định
này vào năm 2004 mà không có bất cứ cuộc điều tra hay nghe điều trần
của Chính phủ nên cũng mập mờ như dân!
Do
đó, sau khi có loan báo từ Bắc Kinh nói rằng hai phía Việt-Trung đã
thỏa thuận “gia hạn” và “sửa đổi” hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí của
hai nước trên Vịnh Bắc Bộ thì mọi người mới biết rằng Việt Nam đã chịu
để cho Trung Cộng được quyền cùng khai thác dầu khí bên trong phần biển
thuộc về Việt Nam, dù khu vực khai thác chung nằm trên đường ranh giới
phân định giữa hai nước!
Ông Đỗ Văn Hậu giải thích tiếp rằng: “Thỏa
thuận hợp tác giữa PVN và CNOOC được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với
Hiệp định đã ký kết giữa hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận
này đã được gia hạn 3 lần và lần này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm
2016.
Theo
đó, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm
trên Vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định
hai quốc gia; cùng thăm dò và cùng khai thác khi phát hiện có dầu khí.
Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã thống nhất mở rộng khu
vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ
lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006.
Khu
vực này được chia đều qua đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm
phía Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai
Tổng công ty của
hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo
địa chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí thì 2 bên sẽ tiếp
tục bàn thảo, để cùng nhau hợp tác khai thác.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, 20-6-2013)
Giờ đây, Việt Nam và Trung Cộng lại đồng ý “thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này”là vùng biển nào, nếu không là vùng còn lại của Biển Đông vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam
thì của ai ?
Không
có bất cứ bản tin nào của phía Việt Nam hay của Trung Quốc gỉải thích
rõ về điểm quan trọng này, ngoài việc ông Phạm Bình Minh đã: “Khẳng
định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện với Trung Quốc; nhấn mạnh hai bên cần triển khai
hiệu quả những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của đồng
chí Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 8/2014) về việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm
soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở
rộng tranh chấp.”
Điều
này có nghĩa phía Việt Nam đã đồng ý “giữ nguyện hiện trạng” ở Biển
Đông, hay nói cách khác là “quân đâu đứng nguyên ở đó”, có nghĩa công
nhận sự có mặt của quân Trung Cộng trên vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa
của Việt Nam.
Bộ trường Quốc phòng Phùng Quang Thanh mới họp từ Bắc Kinh về (từ 16 đến
19/10/2014) đã xác nhận với báo chí ở Hà Nội ngày 20/10 (2014).
Đáp câu hỏi: “Hai
bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng
trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như chuyện giàn khoan
đã xảy ra ít tháng trước?
Tướng Thanh: “Chúng
tôi có trao đổi phải giữ nguyên hiện trạng trên biển Đông và phải thực
hiện đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông -
DOC. Quan điểm chung là các bên không mở rộng tranh chấp, không cắm mốc
mới. Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt
Nam.
H: - Phía Trung Quốc có đưa ra cam kết nào về việc giữ nguyên hiện trạng, thưa ông?
Tướng Thanh: "Hai
bên đều thống nhất phải thực hiện DOC – nghĩa là không mở rộng, làm
phức tạp thêm tranh chấp. Quan trọng là phải thống nhất với nhau giữ cho
được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực."
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nêu rõ quan điểm, lập trường
của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông, khẳng định Việt Nam luôn
ưu tiên thông qua các biện pháp
hòa bình để cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp, bất đồng tại Biển
Đông trên cơ sở tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai
nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC).
Ủy
viên Quốc vụ Dương Khiết Trì bày tỏ,
Trung-Việt là hai nước láng giềng quan trọng của nhau, Đảng, Chính phủ
và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn kiên trì phương châm
hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Với sự nỗ lực chung, hai bên đã khắc phục
được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua. Hiện quan hệ song
phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát
triển quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên
biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương. Ủy viên Quốc vụ
Dương Khiết Trì nhất trí tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan Trung
Quốc tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại Phiên họp lần
này.”
Như
vậy xem ra Dương Khiết Trì đã “mát lòng mát dạ” sau khi chỉ mất một
ngày họp ở Hà Nội với ông Phạm Bình Minh mà xem ra không tốn bao nhiêu
công sức.
Bởi vì: “Hai
bên cho rằng, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành
mạnh, ổn định là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân
hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai
bên sẽ cùng nhau nỗ lực thực
hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao
hai nước, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ngày càng đi vào chiều
sâu.
-
Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu hợp tác
giữa hai nước; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển
khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam -
Trung Quốc; khẩn trương thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ
tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ để tăng cường hợp tác trên các
lĩnh vực liên quan.
-
Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất
liền Việt Nam-Trung Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy
sinh trong công tác quản lý biên giới.”
Nghe
qua thì có vẻ hòa bình, hữu nghị đấy nhưng kẻ bị thiệt trong thỏa thuận
Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014 không phải là đảng CSVN
mà thuộc về số phận hẩm hiu của nhân dân Việt Nam, những người đã không
những chỉ mất quyền làm chủ đất nước vào tay đảng mà còn bị Lãnh đạo
Việt Nam đầy vào chân tường khi không giữ được tài sản của Tổ tiên để
lại cho đời sau. -/-
(10/014)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen