Mỗi năm nước ta có 130-160 ngàn người ung thư mắc mới, số liệu được công bố tại Hội thảo do Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 16/10 vừa qua .
Vậy là cứ mỗi năm, số người mắc căn bệnh “phải chết” này bằng dân số một thành phố nhỏ thuộc tỉnh. Và cứ mấy năm sau, dân số tương đương một thành phố nhỏ như vậy sẽ bị xóa sổ, là người Việt với nhau, bạn có cảm thấy đau lòng?
Xuống An Giang thăm anh Thìn, một nông dân trồng rau, Tony thấy rau mướt quá nên xin một ít, anh Thìn nói “cái đó để cắt bán. Nhà ăn trồng bên này, chú ăn thì cắt bên này”.
Như vậy, người ta chỉ ăn sạch cho gia đình mình, còn “ra chợ bán” cái
khác. Nói rồi anh Thìn uống ngụm cà phê, ngồi nhìn “cánh đồng bất tận”
trước mặt, không rõ nghĩ gì.
Tony xuống chợ Kim Biên, thấy “hương cà phê tổng hợp”
là mặt hàng bán chạy nhất. Anh Trung, chủ 1 sạp ở đây nói với Tony, mấy
cơ sở rang cà phê nó nói, nếu không bỏ cái này vô, cà phê không dậy mùi
thơm, không bán được. Rồi chỉ vào mấy thùng LAS (chất tạo bọt), họ cũng
mua cái này nữa nè em, không có LAS sao có bọt. Rồi rang phải cháy đen
cháy đỏ, bỏ bơ, nước mắm…để có màu và mùi “đậm đà gu Việt”. Mà nào chỉ
có cà phê.
Bún phở gì cũng đầy hóa chất, khái niệm "bún thiu" không còn nữa, khi bún bây giờ để cả tuần vẫn không bị mốc, bị chua.. Anh nói, anh có bao giờ uống cà phê và ăn bánh bún gì ngoài đường đâu. Sợ lắm. Sợ nhưng vẫn bán. Đó là việc kinh doanh của anh.
Tony
cũng sợ, nhưng vì thèm uống cà phê vào buổi sáng nên phải mua cà phê
Arabica về tự rang tự xay, pha loãng toẹt và cảm thấy yên tâm. Mỗi lần
ra quán, nhìn những ly cà phê sóng sánh đen ngòm kia, Tony cảm thấy kinh
hoàng. Dù bạn bè cứ khuyên, thôi kệ, mắt không thấy là được, cũng sống
có là bao.
Tony đi ăn ở hàng miến gà trên phố Hàng Mành, do chị Ngọc, một người quen, mở bán. Chị nói miến này chị bán cho khách, em ăn thì vô sau nhà chị nấu riêng cho. Mì chính (bột ngọt) này chị mua chợ Đồng Xuân 50 nghìn một cân, gà này là gà dai thải của Hàn Quốc, chị và các con không dám ăn em à. Để chị nấu riêng cho, em đẹp trai quá, chết sớm uổng.
Tony chợt nghĩ. Rồi một ngày, anh Thìn, anh Trung, chị Ngọc…đều gặp nhau ở bệnh viện ung bướu, nằm ở 3 cái giường trong 1 phòng bệnh. Cả 3 đều ngơ ngác không hiểu vì sao, mình đã phòng kỹ đến vậy mà…
Vấn
đề nằm ở đâu, nếu không phải nằm ở nếp nghĩ? Nếu người Việt chúng ta
không nghĩ cho người khác, không thương đồng bào mình, thì con số 160,000 người mắc ung thư mỗi năm ở Việt Nam sẽ không dừng lại.
Ở biên giới Việt Trung, hàng ngày vẫn ùn ùn lê,lựu,táo,nho xanh nho đỏ, mì chính, bánh kẹo…Cơ quan hữu quan ư, không có cơ quan nào có thể quản lý nổi 300km đường biên, và hàng vạn người qua lại biên giới hàng
ngày. Nguyên tắc nước chảy vùng trũng, nơi đâu có tiêu thụ thì nơi đó
có cung. Khi các tiểu thương ở chợ vẫn lấp liếm nguồn gốc xuất xứ hàng
hóa của họ bán, khi các nông dân vẫn âm thầm tự manh mún cứu gia đình
của họ bằng cách “trồng riêng nhà dùng”, thì cứ mấy giây, các bệnh viện ung bướu lại có một người nhập viện.
Và
ở Đà Lạt, nông dân vẫn đổ bỏ bắp cải, hồng, cà chua cho bò ăn. Và ở
Phan Thiết, nông dân vẫn cứ để thanh long héo úa trên cành, vì “công hái còn cao hơn giá bán”. Ở dọc tuyến phố, những người Việt đội nón cần mẫn đẩy xe bán nho xanh Made in China, ghi xuất xứ Phan Rang. Các xe tải chở khoai tây từ biên giới vẫn ùn ùn chạy lên Lâm Đồng, nơi đó các tiểu thương cần mẫn lấy đất đỏ bazan trét vào, hóa phép thành khoai tây Đà Lạt…
Tất
cả, đều gốc từ một nếp nghĩ LỢI ÍCH CỦA MỖI CÁ NHÂN, bạn có chút lương
tri, hãy nghĩ cho người khác, nghĩ lớn cho cộng đồng. Vì nếu để mặc
người, thì người cũng để mặc ta.
Đọc xong bài này, bạn có suy tư hay cũng chỉ là makeno?
P/S: Makeno là thành ngữ gần đây của giới trẻ, nghĩa là “mặc kệ nó”
FB Tony Buổi Sáng
FB Tony Buổi Sáng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen