Tô Văn Trường
Dân
chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, có cơ sở đặt trên khát vọng tự
nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa phương Đông hay phương Tây.
Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người dân đòi dân chủ ở
Hồng Kông cho rằng đây là bị phương Tây lôi kéo, giật dây… đều chỉ là vu
cáo trơ trẽn.
Cách
đây gần 150 năm, nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng người Anh John
Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On Liberty” (Bàn về tự do): “Con
người phải được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của
mình. Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần
thiết cho sự phát triển và bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì
lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển
bền vững toàn xã hội. Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải
được thống nhất với nhân dân, quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền
lợi và ý chí của quốc gia”.
Cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông
Nhà báo Kỳ Duyên bình luận: “Thế
giới đang theo dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của
giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới,
với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc sống tự do, dân chủ
trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục sự khẳng định khí phách
tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc đấu
tranh. Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh.
Và thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà
cầm quyền có tính cách “bá quyền” này trước đòi hỏi dân
chủ của giới trẻ, cũng là của những thế hệ tương lai với vận mệnh của
mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.”
Trong
các quyền con người thì tự do là một quyền tự nhiên và là
quyền cơ bản của con người. Một nhóm nhỏ phản đối thì có thể chỉ là bất
đồng chính kiến nhưng khi đông đảo dân chúng đã lên tiếng thì chính
sách chắc chắn có vấn đề, và tự do chắc chắn bị vi phạm. Nhà đương cục
khôn ngoan thì lắng nghe, đàm thoại, tháo gỡ. Còn liều lĩnh đàn áp thì
có nghĩa coi dân chúng là thù địch. Khi biểu tình ôn hòa mà dùng vũ lực
thì là hạ sách, không khác gì lửa đổ thêm dầu.
Ngay
từ năm 2005, người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối chính sách của
Trưởng đại diện Hồng Kông khiến Đổng Kiến Hoa phải từ chức. Cuộc biểu
tình lần này nổ ra là do nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chỉ định việc bầu
cử Trưởng đại diện Hồng Kông theo danh sách đã “duyệt trước” và thông
báo sẽ thẩm tra những người muốn tham gia ứng cử vào vị trí nói trên.
Các
nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chịu thua người Hồng Kông, tất nhiên
họ sẽ, và đã phản ứng bằng mọi thủ đoạn. Trên công luận cho biết là đã
có những nhóm côn đồ chửi bới sinh viên nhóm “chiếm trung tâm”, giật, xé
các biểu ngữ của họ, cảnh sát không làm gì được. Nga ủng hộ nhà cầm
quyền Bắc Kinh, dễ hiểu thôi, nhưng điều này chứng tỏ là một Nhà nước có
thể đổi tên nhưng nếu không thay đổi được thể chế toàn trị thì đâu vẫn
hoàn đấy. Nhà nước Trung Quốc có thể vẫn ứng xử như họ vẫn làm vì bản
chất họ là như vậy,
nhưng họ
phải thấy rằng toàn trị không được hoan nghênh ở Hồng Kông.
Hình ảnh biểu tình dữ dội ở Hồng Kông (Ảnh trên mạng)
Qua
thông tin đại chúng thì thấy lực lượng biểu tình cố giữ trong khuôn khổ
ôn hòa và hợp pháp. Liệu giới cầm quyền có đàn áp không. Cách nào đó
thì chúng ta chưa biết và không thể võ đoán – nhưng chắc có lẽ là Trung
Quốc sẽ không dễ, và dám lặp lại sự kiện đàn áp đẫm máu như ở
Thiên An Môn 1989.
Về
lý, chắc chắn thua rồi vì người biểu tình chỉ đòi bầu cử tự do còn
chính quyền chỉ cho bầu theo danh sách ứng cử do mình đề ra (kiểu như
“Đảng cử dân bầu” ở ta) thì không thể được dư luận đồng tình. Nghe nói,
tuy phong trào biểu tình được đông đảo các tầng lớp nhân dân Hồng Kông
ủng hộ, nhưng giới kinh doanh bị thất bát (do nhiều hoạt động bị trở
ngại) có phản ứng và đã có những cuộc “phản biểu tình” nhưng lực lượng
không đáng kể.
Lãnh
đạo Trung Quốc đang rất đau đầu vì rõ ràng chính sách “một nước, hai
chế độ” của Đặng Tiểu Bình đang phá sản, hay nói đúng hơn là Trung Quốc
đang ẵm gọn “một món di
sản tẩm thuốc
độc” và nguy cơ tấm gương đòi dân chủ của Hồng Kông sẽ lan ra ở nhiều
nơi và đặc biệt là Đài Loan đã kịp thời rút ra được bài học đắt giá về
sự lừa bịp của “một nhà nước, hai chế độ”!
Nhìn ra Thế giới và Việt Nam
Nhìn
ra thế giới, các cuộc nổi dậy của dân chúng làm cách mạng có nhiều sự
kiện trong lịch sử như cách mạng Pháp năm 1789 chiếm nhà tù Bastille.
Người Nga đánh chiếm lâu đài mùa Đông, mở đầu là những phát đại bác bắn
đi từ pháo hạm Potemkine, trong cách mạng tháng mười năm 1917. Đến năm
1989 có cuộc lật chính quyền Xô Viết từ tay Gorbachev của Eltsin năm
1989, chính thức xoá bỏ chế độ cộng
sản của Liên xô. Ở Đức, có sự kiện phá đổ bức tường Brandenburg ngăn
cách Đông và Tây Berlin năm 1990, và thống nhất hai nước Đức sau đó,
v,v.
Đất
nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đã trải qua các cuộc chiến để
lại biết bao di chứng tàn phá của chiến tranh. Đất nước được thống nhất
từ năm 1975 nhưng kinh tế xã hội vẫn còn nhiều tụt hậu so với các nước
trong khu vực. Lòng dân vẫn chưa yên, và quyền tự do của người dân vẫn
còn nhiều hạn chế.
Khi bàn về dân chủ, thường người ta lại chạnh nhớ tới Quốc hiệu cũ và mới, về cái tên ”Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mộc mạc và chẳng ”viển
vông”. Ngày đó, khi đổi Quốc hiệu thì cũng là lúc ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có câu nói nổi tiếng: “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Vế trên đã đổi thì vế dưới… đổi luôn thành độc lập – ”tự lo” – hạnh phúc! Quả nhiên, bây giờ ứng nghiệm. Cả nội tình và quan hệ quốc tế, chúng ta đều đang phải trần lực ra … “tự lo”! Ở phạm trù nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng cứ phải bo bo, vun vén, đắp điếm cho mình!
Thể
chế dân chủ chỉ là một trong những khía cạnh của tự do. Khi mất dân
chủ, người ta có thể cấm đoán, áp đặt nhiều thứ. Nhưng, với quyền tự do
thì có một phạm trù mà không thời nào có thể cấm đoán,
áp đặt nổi – đó là TỰ DO TƯ TƯỞNG! Không thể có thứ luật lệ, cảnh sát
nào có thể len lỏi vào trong đầu từng con người để mà chỉ đường vẽ lối
được. Cái quyền thiêng liêng mà tạo hóa trao cho đó, nó xuyên suốt lịch
sử loài người. Và, từ đó, nó chuyển thành hai hình thái ứng xử: với một
số người có đủ năng lực, điều kiện thì phản bác, phản kháng. Số còn lại
là những người không đủ năng lực và điều kiện để phản ứng, hở miệng ra
là người ta “suỵt!”, đành âm ỉ, ngấm ngầm dạng “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, mà số này lại rất đông, và đó chính là nguyên nhân để nẩy nòi cái sự “nghĩ một đằng, làm một nẻo” mà ngày nay nhan nhản khắp đất nước!
Việt
Nam là nước đi sau, phải biết cái lợi và cái bất lợi của nước đi sau.
Biểu tình Hồng Kông cho thấy dân chủ là điều bất khả diệt, song làm được
như Hồng Kông chắc thế giới này chỉ có một, dù rằng không thể 100% đảm
bảo biểu tình Hồng Kông sẽ thành công.
Vậy
nước đi sau như Việt Nam nên rút ra bài học gì? Bài học số 1 và sẽ là
phúc
lớn cho đất nước là người cầm quyền cần phải hiểu dân chủ là bất khả
diệt và bất khả kháng, vì lẽ này nên chủ động mở đường và dẫn dắt đất
nước vào con đường dân chủ: “Cải cách từ trên xuống và từ trong đảng ra”. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Trung đã nhiều lần phân tích kiến nghị làm được như
thế tất cả đều thắng, trong đó có cả Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành
đảng của dân tộc, với chung cuộc là đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng
ta toàn thắng. Riêng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động cải cách
như thế sẽ là thắng lợi
“kép” đối với Đảng.
1. Đảng trở thành đảng của dân tộc.
2. Đảng tranh thủ được cả đất nước về phía mình.
Thay cho lời kết
Dân
chủ là bất khả diệt và bất khả kháng. Cuộc đấu tranh của Hồng Kông vừa
làm bộc lộ những “tử huyệt” của giới cầm quyền Bắc Kinh nói riêng và thể
chế toàn trị nói chung, vừa có tác dụng tích cực đối với nhân dân ta
trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc vừa cung cấp
những kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi thể chế không đổ máu.
Thực
hiện dân chủ là thống nhất được lòng dân tạo nên sức mạnh vô địch để
xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự kiện Thiên An Môn 1989 là cuộc tập dượt
đấu tranh cho dân chủ đã trả giá đẫm máu bằng tính mạng của hàng nghìn
người dân và sinh viên vô tội. Chúng ta hãy theo dõi sát sao tình hình
diễn biến ở Hồng Kông.
T. V. T.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen