Sonntag, 5. Oktober 2014

CNN: Ý nghĩa các biểu tượng của phong trào dân chủ tại Hong Kong

(Umbrella Revolution)

Tim Hume và Madison Park, CNN 
Athena chuyển ngữ, CTV Dân Luận

Biểu tượng chính của những người biểu tình ở Hong Kong chính là những chiếc ô nhỏ bé. Vì nó được dùng để bảo vệ mọi người tránh khỏi đạn và bình xịt hơi cay từ phía cảnh sát, nên chiếc ô đã trở thành hình ảnh phố biến cùng với những người biểu tình ở tuyến đầu cũng như được dùng để đặt tên cho phong trào luôn (umbrella movement hoặc umbrella revolution).
Những người biểu tình mang theo rất nhiều ô để phân phát miễn phí, ngủ trong các căn lều và viết khẩu hiệu lên trên đó.
Bryan Druzin, trợ lý giáo sư luật ở trường Chinese University of Hong Kong, cho biết ô không chỉ có những chức năng đã kể trên mà còn là “biểu tượng mang tính cộng hưởng thế hiện sự phản kháng”. Anh cũng nói thêm “Hong Kong là thành phố mà người dân thường xuyên phải dùng ô để chống chọi với mùa mưa bão. Sự xáo trộn lần này cũng giống như mọi cơn bão khác mà Hong Kong đang cố gắng vượt qua.”
Nghệ sĩ Kacey Wong đã phát động một “cuộc thi” sáng tác logo trên mạng xã hội với hình ảnh là chiếc ô. Anh nói rằng cái cách mà chiếc ô được sử dụng trong cuộc cách mạng đã mang lại “một cảm xúc mãnh liệt của tình huynh đệ”.
“Tank Man – đó là người đã đứng trước xe tăng (trong vụ Thiên An Môn – người dịch) thì hình ảnh chiếc ô cũng đại diện cho những con người cùng chung sức với nhau để tạo thành lá chắn. Nếu bạn để ý bất cứ khi nào một mảnh của lá chắn bị cảnh sát xé đi thì ngay lập tức sẽ có mảnh khác thay thế.”
Đó chính là hình ảnh tương phản vốn có, Wong cho biết thêm. “Ô chỉ là đồ vật mỏng manh nhưng nó sẽ trở nên vô cùng cứng rắn khi thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng của chúng tôi trong trận chiến này.”
Những dải ruy băng vàng

Một người dân ủng hộ dân chủ đang đứng tại trủ sở cảnh sát, nơi dải ruy băng vàng được cột trên khắp cánh cổng
Những dải ruy băng vàng được thắt lên hàng rào, đính lên áo và trở thành ảnh đại diện trên các trang mạng xã hội. Nó được coi là hình ảnh biểu trưng trong các phong trào quốc tế đòi quyền bầu cử - đặc biệt là quyền bầu cử cho phụ nữa – và đã được những người biểu tình ở Hong Kong công nhận như là biểu tượng thể hiện khát vọng dân chủ.
“Không phải tất cả mọi người đều có thể đứng ở hàng đầu tiên,” Kacey Wong nói. “Dải ruy băng là cách thể hiện sự ủng hộ phong trào của bạn.”

Áo T-shirt màu đen
Phần lớn những sinh viên đi biểu tình đều mặc áo màu đen.
Đó là trang phục truyền thống mà những người biểu tình mặc để tưởng nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn hằng năm; Wong cho biết những chiếc áo đen cũng còn thể hiện “sự đau khổ và tăm tối” của mọi người khi chính quyền sử dụng vũ lực với người biểu tình ôn hòa.
Các mã số
Các số 689, 926, 8964 được dùng để đặt tên cho những khu tập trung người biểu tình, được viết lên các ghi chú và áp phích trên đường phố cũng như có thể tìm thấy dễ dàng trong các bài viết về cuộc biểu tình.
Những con số này là một dạng ký hiệu phố biến trong văn hóa chính trị ở Hong Kong và Trung Hoa đại lục, Wong giải thích. Ở đại lục, vì vướng phải sự kiểm duyệt, “bạn phải nói bóng nói gió. Có rất nhiều mật mã mà họ sử dụng bởi đơn giản họ không thể phát biểu trực tiếp.”

Những con số được người biểu tình sử dụng như là 1 kí hiệu chính trị
Mặc dù ở Hong Kong thì không có sự kiểm duyệt như thế nhưng những ký hiệu như thế vẫn tồn tại rất phổ biến, Druzin nói. Ngày tháng thường được viết là #926 để thể hiện ngày 26 tháng Chín là ngày cuộc biểu tình bắt đầu, #8964 là ngày diễn ra cuộc đàn áp ở Thiên An Môn.
Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh, mục tiêu chính của những người biểu tình, cũng có mã số cho riêng mình: 689. Nó có nghĩa là số phiếu mà ông nhận được trong tổng số 1200 Ủy ban bầu cử để trở thành người đứng đầu đặc khu hành chính.
“Họ dùng con số ấy để bày tỏ sự hoài nghi về tính chính danh của ông Lương Chấn Anh vì ông chỉ nhận được 689 phiếu ủng hộ của người Hong Kong. Họ gọi như thế để nhắc nhở rằng ông Lương Chấn Anh không đại diện cho họ - nơi có đến 7 triệu dân cư.”
Những người biểu tình đã dành hẳn một chiếc xe bus trong khu vực bị phong tỏa cho ông Chấn Anh. Trên kính chắn gió, tuyến xe bus được đổi thành “689” và điểm dừng là “địa ngục”.

Sự tiếp tế
untitled_2.jpg
Các khu vực biểu tình đều ổn định trật tự, có tổ chức tốt và sạch sẽ. Tình nguyện viên thường phát miễn phí nước đóng chai, snack, khăn và thuốc. Chuối cũng được phân phát, giống như bánh mì và các loại bánh mặn. Người biểu tình thường đem theo xe chất đầy nhu yếu phẩm để dành cho bất cứ ai cần đến.
Thùng rác được chia thành ba loại để tái chế – túi nhựa nilon, giấy và rác thải – và các tình nguyện sẽ đi kiểm tra và thu gom rác lại.
Thiết bị bảo vệ tự chế
Sau khi những người biểu tình bị tấn công bằng hơi cay hôm Chủ nhật, rất nhiều mặt nạ tự chế đã được làm, theo tài liệu hướng dẫn được lưu hành bởi phong trào Chiến đóng khu trung tâm.
Giải pháp được đưa ra là che kín phần da bằng túi nhựa Saran, hoặc sử dụng kính bơi và nhựa ponchos.
Địa điểm sạc pin
untitled_3.jpg
Một số người sống gần các địa điểm biểu tình đã tình nguyện cho phép người biểu tình được sạc pin điện thoại ở chỗ họ. Những người này đăng số điện thoại liên lạc của họ lên nếu bất cứ ai cần dùng đến nguồn điện.
Các tình nguyện viên đã mang đến rất nhiều acquy và bộ sạc thêm để mọi người luôn luôn có thể kết nối mạng. Điện thoại từ lâu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người biểu tình bởi thông tin luôn được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
FireChat
Có tin đồn rằng mạng điện thoại sẽ bị cắt đã gây ra một con sốt lớn về việc tải ứng dụng nhắn tin FireChat ở Hong Kong. Ứng dụng này cho phép nhắn tin đến người khác mà không cần đến WiFi hay mạng điện thoại.

Một bức ảnh chụp từ trên cao, những ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại bởi biển người biểu tình đã tạo ra một hình ảnh đoàn kết và bền vững
Vì nhu cầu sử dụng quá lớn nên Micha Benoliel, CEO của công ty Open Garden – công ty phát triển ứng dụng này, đã đến Hong Kong trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình. Benoliel cho rằng người dân Hong Kong đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc biểu tình lần này.
Điện thoại cũng được dùng để thắp sáng giống như nến trong đêm tối. Ảnh chụp từ trên cao cho thấy ánh sáng từ màn hình điện thoại của biển người biểu tình thể hiện sự đoàn kết vững chắc của mọi người.
Hình nộm
Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh là mục tiêu chính của sự giận dữ của người dân Hong Kong, với lời kêu gọi ông hãy từ chức.
Có một hình nộm rất to vẽ đầu của Lương Chấn Anh với chiếc răng nanh chính là hình ảnh đặc biệt trên phố trong các cuộc biểu tình. Người dân hét vang “Bước xuống! Bước xuống!” mỗi khi họ nhìn thấy hình nộm đó.
CY Leung hiện đang là mục tiêu chính cho sự giận giữ của người biểu tình. Hình nộm của ông luôn được mang xuống đường cùng với đoàn biểu tình
Quốc ca
Bài quốc ca “Do you hear the people sing” trong phim “Những người khốn khổ” đã được những người biểu tình ở Hong Kong chấp nhận như ca khúc không chính thức.
Slogan được sơn lên các tấm poster, treo trên cây cầu nổi tiếng còn bài hát được chơi bởi đàn tứ tấu trên các con phố. Trong phim âm nhạc “Những người khốn khổ”, ca khúc này được trình bày bởi những người biểu tình ở Paris trong cuộc cách mạng chống chính phủ.
 
Vu That

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen