Mittwoch, 2. Juli 2014

NÓI QUA VỀ TÌNH HÌNH HỒNG KONG

tka23 post

Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 500 người biểu tình vào sáng ngày 2.7 (giờ địa phương) sau khi một cuộc biểu tình quy mô  chưa từng có nhằm đòi quyền tự bầu lãnh đạo diễn ra tại đặc khu kinh tế này.

Việc bắt giữ diễn ra vào cuối buổi biểu tình ôn hòa, vốn đã bắt đầu từ hôm 1.7, AFP cho biết.
Các nhà tổ chức biểu tình khẳng định đã huy động hơn 500.000 người tham gia - quy mô  nhất tính từ sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung cộng  vào năm 1997.
Hô vang khẩu hiệu đả đảo chính quyền Bắc Kinh, những người biểu tình cầm trên tay các tấm biểu ngữ in dòng chữ: “Chúng tôi muốn dân chủ thực sự” và “Chúng tôi cùng đoàn kết chống Trung cộng ”.
Giới quan sát nhận định bất bình về cách Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 đã lan tỏa trong đặc khu kinh tế có 7 triệu dân này.
Được biết, Trung cộng đòi hỏi ứng viên cho chức vụ lãnh đạo Hồng Kông trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017 phải do một ủy ban gồm các thành phần thân Bắc Kinh chọn ra và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.
Vào cuối buổi tuần hành hôm 1.7, tại trung tâm Hồng Kông, hàng trăm người đã đồng loạt ngồi xuống để chống lại lệnh yêu cầu giải tán của cảnh sát.
“Tôi có quyền biểu tình. Chúng tôi không cần xin phép cảnh sát”, đám đông reo hò khi đang ngồi cùng nhau.
Cảnh sát Hồng Kông sau đó đã bắt giữ “500 người đang tụ tập trái phép, cũng như gây cản trở và nguy hiểm cho người đi đường”, một phát ngôn viên của cảnh sát nói với AFP.
Hơn 1.000 người biểu tình đã đan tay vào nhau và từ chối rời đi khi lực lượng cảnh sát tìm cách khiêng họ lên xe bít bùng. Những người bị bắt giữ được cho là đã được đưa đến một trụ sở cảnh sát ở phía nam Hồng Kông.
Trong bối cảnh phong trào biểu tình Occupy Central (chiếm lĩnh trung tâm) sắp diễn ra tại Hong Kong, Trung cộng  đã có những hành động thái hămdọa.

Cuộc biểu tình xuất phát từ việc người dân Hong Kong yêu cầu chính quyền đặc khu hành chính tổ chức cuộc bầu cử năm 2017 theo hình thức dân chủ.

Cuộc biểu tình xuất phát từ việc người dân Hong Kong yêu cầu chính quyền đặc khu hành chính tổ chức cuộc bầu cử năm 2017 theo hình thức dân chủ. Bên cạnh đó, một cuộc trưng cầu ý dân không chính thức về quy chế bầu cử mới  sẽ diễn ra vào các ngày 20-22/6 .
Những hành động trên đã khiến Trung cộng  lo ngại và đã có phản ứng  khá mạnh mẽ.
Cuối tuần vừa qua, ông Chu Nam - cựu giám đốc chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hong Kong - đã lên tiếng cảnh cáo phong trào biểu tình này là bất hợp pháp, có khuynh hướng  chống Trung cộng  và lật đổ chính quyền hiện tại. Ông Chu Nam cảnh cáo nếu biểu tình diễn ra, Trung cộng  sẽ có những biện pháp vũ lực  cần thiết để kiểm soát tình hình.
Trước phản ứng khá rắn của Trung cộng , những người đứng đầu tổ chức biểu tình Occupy Central (chiếm lĩnh trung tâm) đã lên tiếng khẳng định họ sẽ không lùi bước, mặc cho Bắc Kinh đe dọa. Hơn nữa, đây không phải là cuộc biểu tình lật đổ chính quyền mà là người dân đang yêu cầu chính quyền hành động vì quyền lợi của họ.
Các nhà lãnh đạo của Hong Kong tuy không phản ứng mạnh mẽ nhưng cũng đã lên tiếng cảnh cáo. Thư ký Tư Pháp Yuen Kwok-keung cho biết cảnh sát Hong Kong đủ khả năng để ứng phó và xử lý bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật Hong Kong. Bà Yuen đề nghị những người dân tính chuyện biểu tình nên cân nhắc lại hành động của mình.
Tiếp  theo cảnh cáo, ngày 10/6, Cơ quan Thông tin của Quốc vụ viện Trung cộng  cũng ban hành sách trắng để định nghĩa lại khái niệm “một nước, hai chế độ”, liên quan đến Đặc khu hành chính Hong Kong. Khái niệm này xuất hiện trên tất cả các tờ báo lớn của Trung cộng  như China Daily, Global Daily, People’s Daily và South China Morning’s Post của Hong Kong.
Sách trắng nhấn mạnh mặc dù Hong Kong có quyền tự chủ nhưng vẫn phải chịu sự kiểm soát của Trung cộng . Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân có quyền giải thích luật theo bộ luật căn bản (Basics Laws) và sửa đổi những quy chế lựa chọn ứng viên tham gia bầu cử cũng như của Hội đồng lập pháp. Nói cách khác, Trung cộng  có quyền quyết định cách thức tiến hành bầu cử năm 2017 tại Hong Kong.
Điều đáng nói là sách trắng cho biết nguyên tắc “một nước, hai chế độ” là để Đặc khu hành chính Hong Kong duy trì ổn định và phát triển, nhưng trên hết vẫn là chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của Trung cộng . Như vậy, điều này có nghĩa là quyền tự quyết của Hong Kong sẽ phải chịu sự kiểm soát của Trung cộng .
ĐỖ HƯƠNG

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen