- Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là
một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc...?
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt
căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng
ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo. Đặc biệt,
mới đây, Nhật Bản đã thông qua quyền phòng vệ tập thể qua việc giải thích lại
hiến pháp hòa bình của nước này. Điều này đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp
nhất trong nhiều năm qua, thậm chí giới quan sát lo ngại xung đột quân sự giữa
hai nước có thể xảy ra.
Song song với việc nâng cao năng lực phòng vệ, thời gian
qua Nhật Bản cũng liên tiếp ra đòn cô lập Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn của
mình, biên giới đất liền Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Nhật Bản đã
"ra đòn" bằng cách tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc,
đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ, quốc gia vốn
bị Trung Quốc tham vọng biến thành "sân sau", là bước đi mới nhất của
Nhật Bản nhằm cô lập quốc gia này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định thỏa thuận này sẽ
thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới. Ông cũng
cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ Ulan Bator thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và phát triên
kinh tế bền vững. Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung
cho Mông Cổ.
Bản thân Mông Cổ cũng luôn cảnh giác với người láng giềng
đầy tham vọng bá quyền như Trung Quốc, vậy nên họ luôn tìm cách mở rộng quan hệ
với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự
và Nhật Bản cũng nằm trong cơ hội này. Tổng thống Elbegdorj khẳng định củng cố
quan hệ ngoại giao với Tokyo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ulan
Bator.
Bên cạnh Mông Cổ, Nhật Bản đã thiết lập và tăng cường hợp
tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung Quốc, từ Nga, Ấn Độ đến Myanmar,
Pakistan, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên...
Với Nga, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ hai nước Nhật-Nga
nhiều khi bị căng thẳng bởi tranh chấp đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo
Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc. Hai nước thậm chí không thể ký
kết được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2 vì tranh chấp
trên.
Thế nhưng sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có
nhiều động thái xích lại gần Nga. Bằng chứng cho thiện chí muốn thiết lập quan
hệ tốt đẹp với Nga là hôm 16/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga
đã thể hiện sự ủng hộ “mơ hồ” đối với các động thái của Mỹ và phương Tây nhằm
vào các công ty năng lượng, các viện tài chính, các nhà cung cấp vũ khí và cả 4
công dân khác của Nga sau sự kiện ở Ukraine.
Ông Yoshihide Suga nói: "Chúng tôi đang theo dõi tình hình
của châu Âu và Mỹ. Quan điểm của chúng tôi về Ukraine là cộng đồng quốc tế cùng
phối hợp giải quyết các vấn đề, vì vậy chúng tôi muốn có những biện pháp thích
hợp để phù hợp với quan điểm đó”.
Đối với CHDCND Triều Tiên, đồng minh truyền thống của Trung
Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi về chiến lược khi quyết định nới lỏng biện
pháp trừng phạt Triều Tiên.
Hay với Myanmar, quốc gia từng bị Trung Quốc coi là "sân
sau", Thủ tướng Abe đã có chuyến thăm thiện chí hồi tháng 5/2013 và mang theo
gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện
trên toàn quốc cho đất nước này.
Những ví dụ trên chỉ là một phần trong hàng loạt động thái
Nhật Bản đã và đang thực hiện với các hàng xóm của Trung Quốc. Nhật Bản đang nỗ
lực xây dựng một liên minh chiến lược, hình thành vòng kim cô siết chặt Trung
Quốc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen