Freitag, 25. Juli 2014

Những tập sách bị xé vụn

Đặng Ngữ

bookTừ sau 1975, sách vở miền Nam bị đốt nhiều, và nhiều nhà văn đi tù, nhiều nhà văn đã chết gục trong tù. Nhưng., những bản thảo và tập sách vốn bị xé vụn và biến mất đã không hoàn toàn mất đi,…
ALIF(*)

Một câu chuyện về sự trả thù của bậc thầy tiểu họa Ả Rập.
Cách đây ba trăm năm mươi năm, khi Baghdad rơi vào tay người Mông Cổ và bị cướp phá tàn nhẫn trong một ngày lạnh giá thuộc tháng Safar, Ibn Shakir – nhà thư pháp và sao chép nổi tiếng nhất, tài ba nhất không chỉ ở thế giới Ả Rập mà còn ở cả thế giới Hồi giáo; dù còn trẻ, ông đã chép tay hai mươi hai tập, hầu hết là kinh Koran và có thể tìm thấy trong các thư viện nổi tiếng thế giới ở Baghdad.
Tác giả Orhan Pamuk ở Istanbul (Benim Adım Kırmızı). Nguồn: The New York Times/Credit Ayman Oghanna
Tác giả Orhan Pamuk ở Istanbul (Benim Adım Kırmızı). Nguồn: The New York Times/Credit Ayman Oghanna
Ibn Shakir tin những cuốn sách này sẽ còn mãi đến tận thế, và, vì vậy, ông chấp nhận khái niệm thời gian bất tận và sâu thẳm. Ông lao động cực lực suốt đêm dưới ánh nến để làm cuốn cuối cùng trong số những cuốn sách huyền thoại đó, mà ngày nay chúng không được biết đến vì, chỉ trong vài ngày, từng cuốn một đã bị binh lính Mông Cổ xé tan, cắt vụn, đốt rồi ném xuống sông Tigris.
Trong cơn tuyệt vọng, Ibn Shakir leo lên ngọn tháp của thánh đường Caliphet trong cái lạnh buổi sáng, và từ bao lơn, ông đã chứng kiến tất cả những gì sẽ kết thúc truyền thống năm thế kỷ huy hoàng của Baghdad. Đầu tiên, ông chứng kiến những binh lính tàn bạo của Mông Cổ tiến vào vào Baghdad. Ông nhìn thấy chúng cướp bóc và tàn phá khắp thành phố, tàn sát hàng trăm ngàn người, giết chết vị trưởng lão cuối cùng trong các trưởng giáo của đạo Hồi vốn đã cai trị Baghdad trong nửa thiên niên kỷ, hãm hiếp phụ nữ, đốt các thư viện và hủy hoại hàng chục ngàn cuốn sách bằng cách ném xuống sông Tigris. Hai ngày sau, giữa mùi hôi thối của xác chết và tiếng kêu khóc trước cái chết, nhìn thấy dòng sông Tigris đang chảy đã biến sang màu đỏ do mực từ những cuốn sách tan ra, và ông nghĩ, làm sao mà những cuốn sách ông đã sao chép bằng chữ viết tuyệt đẹp lại không đóng góp được chút công sức gì để ngăn chặn vụ tàn sát và hủy diệt này.
Từ đó, ông nảy sinh khao khát muốn diễn tả nỗi đau của mình và thảm họa mà mà ông đã chứng kiến qua các cuốn sách tranh tiểu họa. Và như thế, với mớ giấy luôn mang theo trong mình, ông mô tả lại những gì đã nhìn thấy từ đỉnh tháp. Nhờ đó, thế giới Ả Rập không bao giờ quên được thảm họa Mông Cồ. Sự hồi sinh kỳ diệu suốt ba trăm năm sau đó của nền nghệ thuật Ả Rập là nhờ việc mô tả thế giới đầy khốn khó, một thế giới bị tàn sát từ vị trí trên cao của bậc thầy Ibn Shakir. Những bản thảo và tập sách vốn bị xé vụn và biến mất đã không hoàn toàn mất đi, chúng đã chuyển vào những cuốn sách khác để tồn tại mãi mãi trong vai trò hé lộ lịch sử, chứng nhân lịch sử, thẩm phán lịch sử.(1)
Giải khăn sô cho Huế
Một câu chuyện về Mậu Thân của nhà văn Nhã Ca.
Giải khăn sô cho Huế và tác giả. Nguồn: DCVOnline tổng hợp.
Giải khăn sô cho Huế và tác giả. Nguồn: DCVOnline tổng hợp.
Chiều nay, trong cơn mưa tầm tã của một ngày mưa Sài Gòn, bị kích thích bởi lời giới thiệu trên trang bìa cuốn sách mà tôi vô tình trông thấy, báo New York Times năm 1973 trong một bài về Nhã Ca và cuốn “Giải Khăn Sô Cho Huế”:
“Khi Giải Khăn Sô Cho Huế khởi sự đăng tải trên một nhật báo tại Saigon, đặc công Việt Cộng đã gửi thư đe dọa, buộc bà ta ngưng viết. Bà đã không nhượng bộ.”(2)
Nhắc đến Mậu Thân, những người sinh ra sau cuộc chiến như tôi không khỏi băn khoăn, tôi luôn muốn biết về toàn cảnh của cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nhắc đến Huế, tôi thường nghỉ đến ngày lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô. Đêm 4-7-1885, Pháp chiếm thành và đốt phá, hãm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia đình nào ở Huế lại không có người bỏ mạng trong biến cố này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành.
Ngày 23 tháng 5 âm lịch (5-7-1885) từ đó trở về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày “quẩy cơm chung” hằng năm của cả thành phố Huế. Người Huế cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc bị dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp, hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sỉa chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm v.v. trong khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu.
Tôi biết, vào ngày kỷ niệm Kinh thành thất thủ, tất cả mọi gia đình ở Huế đều bày bàn hương án ra trước đường, người Huế gọi là hiệp kỵ, để tưởng nhớ tất cả những người đã bị tàn sát trong ngày quân Pháp chiếm thành. Nhưng cho đến tận ngày nay, mặc dù thảm khốc hơn, đẫm máu hơn, nhưng một ngày hiệp kỵ cho Mậu Thân năm ấy đã không thể diễn ra. Cái cách mà Nhã Ca, tác giả của “Giải Khăn Sô Cho Huế” viết, như ý của bà – “một bó nhang góp giỗ” – cho tới nay, Huế không còn được phép chính thức có một ngày giỗ chung cùng hướng về những người chết tức tưởi hồi Tết Mậu Thân.
Từ sau 1975, sách vở miền Nam bị đốt nhiều, và nhiều nhà văn đi tù, nhiều nhà văn đã chết gục trong tù. Nhưng., những bản thảo và tập sách vốn bị xé vụn và biến mất đã không hoàn toàn mất đi, chúng đã chuyển vào những cuốn sách khác để tồn tại mãi mãi trong vai trò hé lộ lịch sử, chứng nhân lịch sử, thẩm phán lịch sử. Chiều nay, trong cơn mưa chiều tầm tã của Sài Gòn, một cuốn sách như vậy đã đến với tôi, một người sinh ra sau cuộc chiến.
Tôi tin, thế giới của chúng ta rồi sẽ hồi sinh kỳ diệu nhờ việc chúng ta không bao giờ quên những ký ức lịch sử được miêu tả từ một vị trí trên cao như thế.
Sài Gòn, đêm 17/07/2014

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen