Phạm
Chí Dũng
Tiền
không là tất cả
Người
Việt hải ngoại có thể làm gì cho dân tộc?
Một
câu hỏi quá khó nhưng lại quá dễ để dẫn dụ. Những
quan chức với khuôn mặt mỡ màng như Thứ Trưởng Ngoại
Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, trong vài lần xuất cảnh
ra hải ngoại làm công tác “kiều vận,” đã không bao
giờ lãng quên năng khiếu dẫn độ hơn một chục tỷ đô
la kiều hối hàng năm từ 4 triệu rưỡi “kiều bào ta.”
Nhưng
lại vẫn là nỗi đau đáu ngày càng tha thiết của phần
lớn trong số 4 triệu rưỡi con người trên: “Chúng ta
có thể làm gì để cứu nguy hiện tình đất nước?”
Với nhiều người trong số họ và hoàn toàn dị biệt
với nhãn quan của giới lãnh đạo Hà Nội, tiền không
phải là tất cả.
Tiền
không là tất cả, cho dù chính tiền mới là ưu thế mạnh
mẽ nhất của cộng động người Việt phủ khắp các
quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Pháp và
cả Ðông Âu, Bắc Âu…, so với tình cảnh nghèo rớt
mùng tơi của đại đa số thành viên thuộc phong trào đấu
tranh lớn lao đòi dân chủ và nhân quyền quốc nội.
Vậy
là cùng với làn sóng kiều hối và đầu tư về nước,
bà con Việt kiều cũng bằng nhiều cách chuyển tiền cho
những hoàn cảnh khó khăn của anh em dân chủ quốc nội.
Hoạt động này chủ yếu mang tính tương thân tương ái
chứ không nhằm mục tiêu “lật đổ chế độ” như
chính quyền Việt Nam vẫn thường nghi ngờ một cách quá
thiên về cảm tính.
Nhưng
có lẽ chỉ sau thời điểm năm 2007, khi Việt Nam chính
thức được chấp tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO) và mối quan hệ Việt-Mỹ bắt đầu khái thác
chiều sâu, sự hỗ trợ về tài chính của người Việt
hải ngoại mới chuyển hóa hơn cho các nhóm dân sự độc
lập đang manh nha hình thành trong nước. Một trong những
tiêu điểm của xã hội dân sự vào thời gian đó là
Khối 8406.
Quy
luật tăng trưởng xã hội dân sự đã kéo theo gia tốc
ủng hộ của người Việt hải ngoại. Ðặc biệt từ
đầu năm 2013 khi một phong trào dân sự chưa từng thấy
ở Việt Nam là “Kiến Nghị 72” phát lộ, các nhóm hoạt
động dân chủ và nhân quyền ở hải ngoại đã như bừng
tỉnh. Cùng với xu hướng tái lập quan hệ Việt-Mỹ, mỗi
tháng người ta đều nhận ra rằng tình thế chính trị
đang dần chuyển biến. Thậm chí những người Việt hải
ngoại lạc quan nhất còn cho rằng đang và sẽ là một
vận hội mới cho dân tộc.
Trở
lại với sứ mệnh “kiều hối” và “hòa hợp” của
Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn và một số quan
chức Việt Nam. Sau những chuyến kiều vận chính thức
lẫn không chính thức của họ ở hải ngoại, một số
Việt kiều nằm trong “danh sách đen” bỗng dưng được
nhà nước Việt Nam chấp thuận cho về thăm quê hương.
Tuy vẫn bị giám sát khá chặt chẽ bởi các cơ quan an
ninh từ cấp trung ương đến địa phương, những Việt
kiều bất đồng chính kiến nhưng có vẻ may mắn như thế
đã không còn cảm nhận bầu không khí quá tù túng như
trước đây. Và nếu Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế lần đầu
tiên từ năm 1975 được chấp thuận đặt chân đến lãnh
thổ Việt Nam vào đầu năm 2013, thậm chí còn được đặc
cách thăm hỏi một số tù nhân lương tâm, hẳn người
ta có thể hình dung ra một ít cơ hội đang hé mở.
Lẽ
đương nhiên, cơ hội và vận hội càng lớn thì tiền
chuyển về càng nhiều và càng có mục đích hữu dụng
hơn. Tuy nhiên như đã đề cập, tiền không phải là tất
cả. Kể từ Tháng Bảy, 2013 khi diễn ra sự kiện ông
Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – mang cả một bản
sao lá thư của ông Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống Mỹ
Harry Truman vào năm 1946 để trao cho Tổng Thống hiện hữu
Barak Obama, không khí giao thoa ngoài-trong càng xáo động.
Giới hoạt động dân chủ và nhân quyền hải ngoại càng
có dịp để nghiền ngẫm một cách sâu sắc hơn về việc
đã đến lúc cần làm một số việc nào đó để khích
lệ cho phong trào dân chủ quốc nội, hơn là chỉ có
tiền.
Ðối
thoại và tranh biện
Quả
thật, quy luật phát triển ảnh hưởng của xã hội dân
sự bằng hiệu ứng truyền thông trên thế giới vẫn
luôn có thể áp dụng cho Việt Nam. Nếu 2011 có thể được
coi là thời điểm truyền thông xã hội, hay còn gọi nôm
na là “lề trái,” bắt đầu phát triển ở Việt Nam,
cho đến nay hệ thống truyền thông này đã nghiễm nhiên
trở thành phương tiện chủ công chuyển tải thông tin từ
trong nước ra quốc tế. Những điểm đến thường xuyên
của thông tin dân chủ và nhân quyền trong nước vẫn là
các đài Việt ngữ quốc tế như BBC, VOA, RFA, RFI. Và tuy
cho tới nay hệ thống báo chí người Việt hải ngoại
chưa thực sự đóng một vai trò đủ lớn trong mối quan
hệ với truyền thông xã hội trong nước, nhưng một số
tiền đề liên kế thông tin cũng đã được khởi động.
Trên
cả phương thức biểu tình, hoạt động nối kết truyền
thông có lẽ mới mang lại một tinh thần mặc khải có
sức lan tỏa hữu hiệu nhất. Hình thúc hội luận, trao
đổi giữa hải ngoại và trong nước ngày càng phổ biến
hơn. Tháng Sáu, 2014, lần đầu tiên một giáo sư có uy
tín của Học Viện Quốc Phòng Úc là Carl Thayer đã nhận
lời tham gia chương trình hội luận với một nhân vật
bất đồng chính kiến trong nước và với một đài người
Việt hải ngoại là SBTN Úc Châu. Lẽ đương nhiên, sự
xuất hiện đồng thời và có thể đồng cảm giữa giới
học giả tên tuổi quốc tế với những nhân vật đấu
tranh có tính tư tưởng của quốc nội sẽ dần mang lại
một tư thế đồng đẳng cho phong trào dân chủ trong nước
với chính thể Hà Nội.
Lồng
trong xu hướng một số diễn đàn tự do ngôn luận trong
nước đang chuyển từ online sang offline theo cách “đưa
nghị quyết vào đời sống,” những cuộc tọa đàm và
hội luận của người Việt ở các nước với giới dân
chủ quốc nội có lẽ là hình thức thích hợp nhất mà
giới truyền thông hải ngoại có thể chung tay. Còn hơn
cả thế, trong một xã hội dân sự ngày càng mở rộng
và ranh giới giữa “lề phải” và “lề dân” càng
lúc càng phải mờ nhạt, đã dần xuất hiện một số
nhân vật trí thức và thậm chí cả chính khách đương
chức trong giới cầm quyền Việt Nam tỏ ra muốn “đối
thoại” với truyền thông quốc tế và có thể cả
truyền thông hải ngoại. Dĩ nhiên, đây chính là một cơ
hội không chỉ về mặt thông tin mà còn nhằm xúc tác
cho mục tiêu “xích lại gần nhau” trên tinh thần đối
thoại và tranh biện thật sự.
Và
đương nhiên, chính những hoạt động tạo tranh luận về
thông tin trên sẽ hỗ trợ đắc lực hơn cho hành động
điều trần do các nhóm người Việt hải ngoại liên tiếp
tổ chức ở các nghị viện Hoa Kỳ, Canada, Úc và Châu
Âu. Ai cũng biết rằng chính sách quốc tế vận sẽ không
thể đạt hiệu ứng trọn vẹn nếu giới vận đông quốc
tế không chủ động tạo ra không khí đối thoại và đặc
biệt hướng tới đối thoại với giới quan chức nhà
nước – những người có thể chiếm khoảng 50% trong
giới chức điều hành đang ít nhiều đảo mắt tìm kế
sinh lộ nơi phương Tây.
Cũng
bởi chính trị Việt Nam có thể thay đổi, thậm chí đảo
lộn chỉ trong vài ba năm nữa…
P.C.D.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen