Nghề “thầy
thuốc” (y) có từ rất lâu đời, dù là Đông y hay Tây y, và được coi là một nghề
“cứu nhân độ thế”. Rất cao quý. Xã hội Việt Nam ta có truyền thống
rất coi trọng nghề y nên mới có câu “lương y như từ mẫu”, người thầy thuốc giống
như người mẹ hiền.
Ngày xưa, người thầy thuốc,
còn gọi là “thầy lang”, thường rất nghèo, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh không lấy
tiền. Người bệnh tùy hỉ đền ơn thầy cái gì cũng được: vài đồng tiền, hay con gà,
túi gạo...
Từ ngày nước ta “Tây hóa”
thì có thầy thuốc Tây y, được gọi là bác sĩ, lấy Hippocrates làm ông tổ. Khi tốt
nghiệp ra trường phải đọc lời thề Hippocrates rất cao quý. Nhưng dần dần nghề
bác sĩ được xã hội mới của ta trọng vọng quá đáng, coi thầy thuốc như “ông
quan”: ngoài Bắc được gọi là “quan đốc”, còn trong Nam thì gọi là “quan thầy”.
Có lẽ vì lúc ấy bác sĩ còn ít và chưa có nữ bác sĩ.
Các ông bác sĩ thời đó rất
oai, phần lớn đều giàu có, vợ đẹp con khôn. Nghề “cứu nhân độ thế” trở
thành một nghề “hái ra tiền” và được coi như “thượng lưu trí thức”, được giết
người vô tội vạ, sinh mạng người bệnh, nhất là người bệnh nghèo, không có kí-lô
nào!
Và ngày nay, trong xã hội
Việt Nam thời buổi “cách mạng xã hội chủ nghĩa” và có một bà bác sĩ làm bộ
trưởng y tế, tình trạng y tế nước ta đã “tiến bộ” ra sao, và các “lương y” có
“như từ mẫu” không?
Không gì bằng đọc bài của Bác sĩ Đỗ Hồng
Ngọc viết từ Việt Nam:
“Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên
không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay
không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban
bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô
minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi
chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán
bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường
dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời
79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng
cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì
nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện
khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước.
Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới
thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh
đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ
dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.
Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình
không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều
trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra
gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng
nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho
lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy
hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao
trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái
gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến
… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý
kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết
định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và
bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ
cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh
đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn
mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai
dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và
giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa.
Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “Chăm sóc sức khỏe
cán bộ tỉnh Thanh Hóa”. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng
người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản
nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán
bộ!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán
bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống.
Thử đọc bản tin Huy động
sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải
thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như
thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi
hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt
ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm
sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia
như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước
nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với
người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói
đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt
Nam?” (ngưng
trích)
Trong các bệnh viện ở nước CHXHCNVN “Độc Lập-Tự Do- Hạnh phúc” thì
như thế, còn tại các phòng mạch tư thời “đổi mới” thì các “lương y”
đối xử với “con bệnh” giống như côn đồ đứng bến xe đò.
Dưới đây là lời ta thán của một “con bệnh” ở
Nha Trang do CTV Danlambao chuyển đạt:
“Chiều
ngày 23.8 tôi có đến địa chỉ 12 Ngô Sĩ Liên, Nha Trang để gặp bác sĩ
Can khám thai vì ít ra tôi cũng nghe tiếng về vị bác sĩ này.
Hôm đó
thật sự tôi quên mang theo giấy tờ khám chỗ khác theo. Chị bốc số kêu
tôi đợi xem bác sĩ có chịu khám không. Và cũng đến lượt tôi, tôi vội
vàng vào phòng khám. Trong phòng lúc này có một cô ngồi đánh máy vi
tính, một cô che khăn lên bụng tôi và bác sĩ Can bước vào. Ông hỏi tôi
tên gì và ở đâu, rồi ông hỏi giấy tờ khám thai mấy lần trước tôi
nói: “Cháu quên mang theo”.
Tôi không
ngờ bác sĩ Can chửi xối xả vào mặt tôi và đây là nguyên văn của bác
sĩ Can:
- “Đụ mẹ mày đi khám mà không mang theo
giấy tờ. Mày làm mất thời gian của tao. Mày cũng chỉ là dân làm công
thôi chớ có phải là cái đéo gì. Cái máy khám này tao mua 1 tỷ 2, tao
thuê chỗ này mười mấy triệu 1 tháng. Đụ mẹ mày gặp tao là mày có
phước đó, tao đang cần tiền nhưng chẳng lẽ tao quẹt qua quẹt lại để
tao lấy 200k của mày à?”.
Tôi không
kịp nói gì rồi cô che khăn lên bụng tôi kêu tôi ra khỏi phòng khám về
đi.
Tôi tự
nghĩ bác sĩ Can là một người có học thức sao lại từ miệng mình
thoát ra những lời nói như thế với tôi như vậy? Bác sĩ Can có biết
rằng tôi đang nghén và cũng kiên nhẫn ngồi đợi đến lượt mình hay
không? Tôi đi khám cũng tiền bạc phải chăng mà.tôi không biết đã có bao
nhiêu người cũng bị chửi như tôi rồi. Nếu bác sĩ Can không có nhân
cách là một bác sĩ thì nên đóng cửa phòng mạch sớm đi chứ?
Tôi không
nói oan cho bác sĩ Can và tôi chỉ muốn nói với bác rằng: “Hôm đó bác
chửi cháu như vậy bác có áy náy không hay là bác chửi nhiều nên quen
miệng rồi?”
Tôi thấy kinh tởm bác sĩ
Can.
Mọi người
đọc qua bài viết này của tôi hãy chia sẻ giùm tôi vì tôi sợ 1 ngày
nào đó moi người đến đây khám cũng có người sẽ gặp cảnh như
tôi..."
(hết trích)
Ôi! “Lương y như từ mẫu”! Hồn thiêng Hải
Thượng Lãn Ông, Hippocrates đang ở nơi đâu?
Bác sĩ, hay đúng hơn, y sĩ là một
nghề nhìn rõ những bệnh hoạn, đau đớn của thể xác con người nên những y sĩ có
lương tâm phải hy sinh rất nhiều thì giờ và tâm trí trong đời sống của họ để cứu
chữa bệnh nhân, trau dồi mở rộng kiến thức y khoa. Đó là những ân nhân thầm lặng
của loài người.
Trái lại, có những y sĩ chỉ coi nghề
nghiệp của mình như biểu tượng của danh vọng và giàu sang. Bệnh nhân của họ mang
những bệnh tật của thể xác, còn người y sĩ vô lương tâm thì mang những căn bệnh trong tâm hồn. Như ông “bác sĩ
Can” trên đây.
Không biết ông “quan đốc” này còn nhớ
“Hippocrates” là ai hay
không, hay trong đầu ông ta chỉ có tiền và tiền. Hách dịch, coi thường bệnh nhân
(khách hàng của mình), dành dựt người bệnh như ngoài chợ cá, làm ít khai nhiều
để lấy tiền bất chánh, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi... là bệnh của mấy
“quan đốc” này.
Ở trong nước CHXHCN
VN thì như thế. Ở hải ngoại thì không... như thế, nhưng cũng đã có những tiếng
than phiền về một số “docs” và những người phụ tá của họ có tác phong không
giống “lương y như từ mẫu” và làm khác hẳn với “lời thề Hippocrates” khi ra
trường.
“Bác sĩ” đã biến thành một nghề giống
như mọi nghề khác, ở bất cứ nơi đâu, cũng có người tốt kẻ xấu, cũng có người
lương thiện kẻ…ít lương thiện.
Cái thời của Hải Thượng Lãn Ông, của
Hippocrates đã xa xưa lắm rồi.
Ký
Thiệt
Bệnh viện
dành cho nhân dân nước CHXHCN VN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen