Công nhân một xưởng may ở Sài Đồng, Hà Nội, 01/07/2015. Ngành dệt may đang thu dụng 1 triệu công nhân tại Việt Nam.REUTERS/Kham/Files
Mười
hai quốc gia Thái Bình Dương hôm nay 05/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ đã
đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP) ấn định các quy định cho « tự do mậu dịch thế kỷ 21 » sau
bảy năm thương lượng ráo riết, có lúc tưởng chừng đã đổ vỡ. Tổng thống
Mỹ nhấn mạnh vai trò của TPP tại khu vực sinh động châu Á- Thái Bình
Dương.
Tổng
thống Barack Obama ngay lập tức hoan nghênh việc đàm phán thành công
hiệp định lịch sử, được ông coi là một trong những ưu tiên trong nhiệm
kỳ. Với TPP, khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới được thành lập và
có thể coi là hình mẫu cho cuộc thương thảo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Liên
hiệp Châu Âu.
Đại diện thương mại Mỹ (USTR), ông Michael Froman trong cuộc họp báo ở Atlanta bên cạnh 11 nhà thương thuyết khác đã tuyên bố: «
Chúng tôi đã kết thúc thành công cuộc đàm phán. Thông điệp gởi đến tất
cả các nước là mười hai quốc gia chúng tôi vui mừng đã đạt đến một thỏa
thuận (…) và sẵn sàng chia sẻ kết quả thương thảo, mở rộng các lợi ích
của TPP ».
Cuộc
thương lượng bắt đầu từ năm 2008 cuối cùng đã về đích sau kỳ họp kéo
dài hơn năm ngày tại Atlanta. TPP là hiệp định tự do mậu dịch liên kết
12 nước Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New
Zealand, Pêru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, chiếm 40% nền kinh tế thế
giới, nhưng Trung Quốc không được tham gia. Hoa Kỳ muốn buộc Trung Quốc
phải chấp nhận các tiêu chuẩn của TPP, còn các nước khác như Hàn Quốc có
thể thương lượng để gia nhập sau này.
Mô hình cho TTIP tương lai ?
Ủy
viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmström chúc mừng thành
công của đàm phán TPP. Thương lượng về Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên
Đại Tây Dương (TTIP, hay TAFTA theo tiếng Pháp) bắt đầu từ năm 2013 hiện
vẫn đang dậm chân tại chỗ do tâm lý nghi ngại ở một số nước, nhất là
Đức và Pháp.
Chính
quyền Obama trước đó cũng đã rất cực nhọc để đạt được TPA (Trade
Promotion Authority), tức quyền đàm phán nhanh để chính phủ rộng tay
thương thuyết với các đối tác, sau đó Quốc hội chỉ có thể thông qua hoặc
bác bỏ toàn bộ. Nhà Trắng phải đối đầu với những người chống đối ngay
trong đảng Dân chủ của ông Barack Obama.
Tổng thống Hoa Kỳ khi hoan nghênh đàm phán thành công đã nhấn mạnh hiệp định TPP phản ánh « những giá trị Mỹ ». Ông nói : «
Chúng ta có thể giúp đỡ các công ty Mỹ bán được nhiều sản phẩm và dịch
vụ hơn trên khắp thế giới (…) Quan niệm của tôi về trao đổi thương mại
luôn dựa theo một nguyên tắc : bảo đảm rằng các doanh nghiệp và người
lao động Mỹ có thể chiến đấu bằng các vũ khí tương đương (với các nhà
cạnh tranh nước ngoài). Khi trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên
ngoài biên giới, chúng ta không thể để cho các nước như Trung Quốc áp
đặt những quy định cho nền kinh tế toàn cầu ».
Tổng thống Obama nói thêm : «
Chính nhờ hiệp định kết thúc tại Atlanta hôm nay, trên 18.000 sắc thuế
mà các nước khác đánh vào sản phẩm Mỹ bị hủy bỏ (…). Hiệp định TPP sẽ
củng cố quan hệ chiến lược với các đối tác của Hoa Kỳ tại một khu vực
sống còn cho thế kỷ 21 ».
Các
điểm vướng mắc chính trong vòng đàm phán cuối là thời hạn dành cho
quyền sở hữu trí tuệ các dược phẩm sinh học, sản phẩm sữa của Úc và New
Zealand xuất qua Canada, phụ tùng xe hơi Nhật xuất sang Bắc Mỹ.
Cửa ải Quốc hội Mỹ
Hiệp định sẽ phải được cả 12 quốc gia thành viên ký kết và phê chuẩn, một điều có thể không dễ dàng đối với một số nước.
Tổng
thống Mỹ chỉ có thể ký hiệp định 90 ngày sau khi chính thức thông báo ý
định cho Quốc hội. Sau đó chính quyền phải trao cho các dân biểu, nghị
sĩ các báo cáo và dự thảo luật phù hợp với luật pháp của Mỹ, sau đó Quốc
hội mới bỏ phiếu.
Cuộc
tranh luận tại Quốc hội Hoa Kỳ để phê chuẩn hiệp định TPP sẽ diễn ra
vào ngay thời kỳ cao điểm vận động tranh cử Tổng thống Mỹ. Một trong số
các ứng cử viên Dân chủ là Bernie Sanders ngay sau khi đàm phán kết thúc
đã tố cáo hiệp định là « tai hại », cho rằng « Wall Street và các tập đoàn lớn đã lại chiến thắng ». Dân
biểu Dân chủ Louise Slaughter cảnh báo sẽ phối hợp với các nghị viên
Canada và Úc để ngăn trở TPP. Về phía thượng nghị sĩ Cộng hòa Orrin
Hatch nhận định, các chi tiết đầu tiên về TPP cho thấy hiệp định « hoàn toàn chưa đầy đủ ».
Thủ
tướng bảo thủ Canada Stephen Harper cũng phải đối mặt với kỳ bầu cử
Quốc hội trong gần hai tuần tới, chịu áp lực nặng nề của nông dân trong
nước về sản phẩm sữa. Ông khẳng định TPP « là nhân tố chủ chốt trong chính sách quản lý và giúp tăng trưởng » nền kinh tế Canada, hiện đang có nguy cơ suy thoái.
« Hiệp định của thế kỷ 21 »
TPP
giúp mở cửa những thị trường lớn cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó
Nhật Bản vốn lâu nay cứng rắn đã có những nhượng bộ đáng kể. Phía Hoa
Kỳ chấp nhận giảm thuế hải quan phụ tùng xe hơi cho một số nước không
tham gia TPP như Thái Lan, Trung Quốc.
Hiệp
định thiết lập những cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu
tư ngoại quốc với các chính phủ, tránh dành ưu đãi cho doanh nghiệp nhà
nước khi ký hợp đồng. TPP cũng đòi hỏi các nước như Việt Nam, Mêhicô và
Malaysia cải thiện các điều kiện lao động cho công nhân.
Riêng
với Việt Nam, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu, tuy còn phải khắc phục
nhiều khó khăn để đáp ứng các yêu cầu, như nguyên liệu cho ngành dệt may
chẳng hạn. Đặc biệt vấn đề làm chính quyền Việt Nam ngần ngại nhất là công đoàn độc lập, gần đây cũng đã được vượt qua khi Hà Nội « chấp nhận quy chiếu theo chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) »mà Việt Nam là thành viên.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen