Dienstag, 14. Juli 2015

Ông Thanh, ông Trọng, bình luận và tin đồn


Kính Hòa, phóng viên RFA
                                    Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
File photo
Nếu tuần rồi các blogger bàn tán về hai nhà chính trị cộng sản đã ra người thiên cổ là ông Nguyễn Văn Linh và ông Trần Quang Cơ, thì tuần này lại là hai nhân vật còn tại vị. Không những tại vị mà còn đầy quyền lực. Đó là ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, và ông Nguyễn Phú Trọng, nhân vật mà về lý thuyết ý thức hệ cộng sản, là người đứng đầu trong cơ cấu quyền lực ở nước Việt nam hiện nay.
Ông Thanh và tin đồn
Ông Phùng Quang Thanh đang được một bệnh viện tại Pháp điều trị. Nếu chỉ đơn giản như thế thì tại sao các blogger lại bàn tán?
Người ta bàn tán vì những tin đồn, rằng ông Thanh bị ám sát!

Thế nhưng nhà nước Việt nam, nơi trả lương cho ông Thanh làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc lại không buồn có một lời đính chính. Phải mấy ngày sau mới có thông báo chính thức là ông chữa bệnh tại Pháp.
Sau tuyên bố này, tin đồn không mất đi mà lại càng to thêm, biến thành nhiều dạng khác nhau. Người ta nhắc đến một người trùng tên với ông là ông Nguyễn Bá Thanh, cũng bị đồn đoán là chết do đầu độc, rồi người ta đoán già đoán non là sự nghiệp chính trị của ông Thanh này cũng như ông Thanh kia đã chấm dứt rồi.
Blogger Người Buôn Gió nhận xét:
Tin đồn ông Thanh bị ám sát chưa xác thực. Nhưng thông tin báo chí chính thức tiết lộ về bệnh tình ông Thanh ngang bằng những phát đạn ám sát sự nghiệp chính trị của ông Thanh. Với những phát đạn như thế từ báo chí Việt Nam , sự nghiệp chính trị của ông Phùng Quang Thanh đã bị kết liễu dứt điểm. Ông còn sống hay đã chết cũng đã bị loại khỏi chính trường Việt Nam.
Blogger Kami thì nhận định là một thế lực chính trị nào đó muốn hại ông Thanh, trong lúc đó ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại rất tự tin lên đường sang Nhật công du.
Diễn biến này làm cho người ta nhớ đến trang blog gây đình gây đám một thời mang tên Chân dung quyền lực. Trang này đưa những thông tin về nhiều nhân vật chính trị quan trọng của đảng cộng sản trước kỳ đại hội trung ương mới đây. Trong những thông tin đó người ta thấy ông Phùng Quang Thanh là người bị tố cáo nhiều nhất. Một điều quan trọng khác là trang này lại không hề tấn công Thủ tướng Dũng! Chân dung quyền lực chấm dứt đăng bài sau khi hội nghị trung ương kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn tiếp tục ẩn náu trong các tin đồn, nhắm tới một đỉnh điểm của cạnh tranh quyền lực sắp tới đây, đó là đại hội toàn quốc của đảng cộng sản vào năm tới.
Tin đồn ông Thanh bị ám sát chưa xác thực. Nhưng thông tin báo chí chính thức tiết lộ về bệnh tình ông Thanh ngang bằng những phát đạn ám sát sự nghiệp chính trị của ông Thanh. Với những phát đạn như thế từ báo chí VN, sự nghiệp chính trị của ông Phùng Quang Thanh đã bị kết liễu dứt điểm
Người Buôn Gió
Blogger Viêt từ Sài gòn cho rằng:
Nguyên tắc chiến tranh được áp dụng trong đấu đá chính trị độc tài hết sức chặt chẽ. Trận chiến phải không có những nhân vật chủ chốt ở chiếu trên bị chết bởi nếu chết một người sẽ rất khó tìm người thay thế hiểu được nguyên tắc ăn thịt chó. Không còn cách nào khác, biến ngay người đồng chí thành con chó tơ để ăn thịt và ăn một cách ngon lành, vừa xả được căng thẳng lại vừa có bữa nhậu ngon, tránh được ồn tai bởi thói quen phát biểu của đồng chí.
Trong luật chơi của người Cộng sản, nếu anh không nhảy vào được chỗ an toàn, không nhảy vào được mâm trên, cùng ăn chia món thịt chó hấp, thịt nhựa mận, thịt đùi nướng mà cứ ngồi ở mâm dồi chó, xương chó xáo măng thì tuy rằng vẫn đủ vị chó, chất chó, vẫn no và mập nhưng trước sau gì thì chiếu trên cũng sẽ mang một ai đó ở chiếu dưới ra để hiến tế trước khi tiếp tục công cuộc ăn thịt chó vĩ đại của họ. Ngẫm mà sợ!
Ông Trọng và những lời bình
Nếu nếu ông Thanh là người có khả năng lên cao hơn trong nấc thang quyền lực sắp tới đây, thì ông Trọng không có khả năng ấy nữa. Dư luận, những lời bình cũng như những lời đồn xoay quanh việc tại sao ông đi công cán sang Mỹ.
Nhà văn Đào Hiếu đặt câu hỏi:
Xưa nay ai cũng biết ông Trọng là người thân Trung Quốc số một Việt Nam. Ông là người giáo điều, mở miệng ra là tư tưởng Mác-Lênin vĩ đại, là “Việt Nam đang ở trong thời đại rực rỡ nhất của lịch sử”. Vậy tại sao người ta lại cử một người thân tín của Trung Quốc sang Mỹ với hy vọng đổi đời?
Tác giả Nguyễn Trần Sâm thử trả lời câu hỏi này trên blog Đào Hiếu. Ông cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyến đi của ông Trọng. Thứ nhất đó là cứ giả sử là ông Trọng thân Tàu, nhưng nay người Trung quốc cứ ép mãi nên ông cũng chịu không được mà lên đường Tây du.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC
Điều thứ hai Nguyễn Trần Sâm cho rằng ông Trọng cũng muốn trở thành một gương mặt lãnh tụ lớn do đó ông phải đi Mỹ, một nước lớn, để hoàn thành bộ sưu tập công cán nước ngoài mà một lãnh tụ phải có.
Điều cuối cùng ông Nguyễn Trần Sâm đoán là ông Trọng đi Mỹ để chứng kiến xứ sở mà các nhà lý luận trong chuyên ngành Mác Lê Nin của ông vẫn kết tội là một xứ tư bản giãy chết.
Nói tới ông Trọng, một điều nhiều người nhớ ngay là cái hỗn danh không vui tai của ông, cùng những phát biểu làm người ta nhớ lâu vì sự vô lý đến buồn cười của nó. Mà không phải chỉ ông Trọng mà nhiều nhà lãnh đạo cộng sản của Việt nam thường xuyên có những phát biểu như thế.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cố tìm lời giải thích cho nguyên nhân những phát biểu vô lý đó. Giáo sư Tuấn cho rằng do họ phải nói trong cái khuôn khổ của đảng, cho nên là thiếu tầm nhìn, không bay bỗng như những chính khách ở các quốc gia tự do.
Nghĩ cho cùng nguyên nhân của những lời đồn cũng là niềm hy vọng
Blogger Nguyễn Vũ Bình, người từng là đảng viên làm việc cho tờ Tạp chí cộng sản, viết rằng xã hội cộng sản là một môi trường lý tưởng cho các tin đồn. Ông Bình đưa ra các nguyên do sau đây:
Thứ nhất là những người cộng sản có thói quen bưng bít, cai trị trong sự độc quyền thông tin của mình.
Thứ hai là nguyên nhân gây ra các tin đồn có tính hợp lý của nó, ví dụ như người ta thấy ông Thanh vắng bóng trong một đại hội rất quan trọng của Bộ quốc phòng.
Và điều thứ ba là tin đồn thể hiện sự mong muốn của dân chúng.
Mặc dầu hay chỉ trích biếm nhẽ ông Trọng, nhiều blogger vẫn gửi tới ông mong muốn của họ trong chuyến tây du mà ông gọi là lịch sử.
Thảo Vy viết trên blog Việt nam thời báo rằng hiện nay ngay cả các lãnh tụ Trung quốc cũng không biết nước Trung quốc đang đi về đâu, cho nên ông Trọng, vốn được xem là người thân Trung quốc, hãy có đủ khôn ngoan mà chọn lựa những người bạn đồng hành trong tương lai cho dân tộc Việt nam.
Họ không cần đồng minh, họ chỉ muốn chư hầu! Họ không cần cam kết quan hệ bền vững mà chỉ muốn có sự qui phục lâu dài! Thật chua xót đối với bất kỳ nước nhỏ nào vẫn còn ngây thơ tin rằng mình đang được Trung Quốc đối xử ngang bằng và tôn trọng như một quốc gia với một quốc gia
Mạnh Kim
Mạnh Kim viết về Trung quốc như sau:
Họ không cần đồng minh, họ chỉ muốn chư hầu! Họ không cần cam kết quan hệ bền vững mà chỉ muốn có sự qui phục lâu dài! Thật chua xót đối với bất kỳ nước nhỏ nào vẫn còn ngây thơ tin rằng mình đang được Trung Quốc đối xử ngang bằng và tôn trọng như một quốc gia với một quốc gia!
Và nhà văn Hoàng Lại Giang nhắn ông Trọng rằng nên suy nghĩ về quyền lợi của dân tộc, của đất nước và các thế hệ tương lai.
Còn Nguyễn Trọng Bình thì viết từ miền Tây sông Hậu rằng ông Trọng nên đặt quyền lợi của đất nước lên trên bốn triệu đảng viên của ông. Nguyễn Trọng Bình gửi lời tới ông Trọng rằng Mong ông và “đoàn tùy tùng” hãy nói thật một lần cái cảm xúc và suy nghĩ của mình sau khi đã có những trải nghiệm tại xứ ở của “bọn tư bản giãy chết” trong cái nhìn so sánh với cái “thiên đường XHCN” ở nước ta hiện nay.
Lời kết buồn vui
Chuyến đi của ông Trọng có vẻ đã diễn ra suông sẻ, ông không có một lời phát biểu nào như hỗn danh của ông trước đây. Có người còn nhận xét là ông đã tự tin thoãi mái hơn các vị tiền nhiệm trong căn phòng bầu dục quyền uy của đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Một điều không khác các chuyến đi của các vị tiền nhiệm của ông khi đến các quốc gia thù địch cũ, đó là đám người cầm cờ đỏ sao vàng chào đón ông ở sân bay, và họ được báo chí trong nước gọi là cộng đồng kiều bào tại nước sở tại. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn buồn bã nói rằng không phải như thế:
Tôi muốn nói rằng đừng dùng những trò hành chính để tuyên bố rằng “đại diện cộng đồng”. Đừng nghĩ rằng một lá cờ nào đó được “quốc tế công nhận” là có chính nghĩa; chính nghĩa chỉ có khi nhân tâm được thuyết phục. Người ngoài công nhận anh, nhưng người trong gia đình không công nhận anh thì anh vẫn chưa thuyết phục và tính đại diện vẫn chưa chính đáng. Những trò hành chính và “công nhận” đó chỉ lừa được vài người hay chỉ phục vụ cho vài mục tiêu, nhưng thực tế sẽ chứng minh nó có chính nghĩa hay không.
Khi ông Trọng đến Nhà trắng, người ta lại thấy những đám đông nói cùng thứ tiếng với ông Trọng nhưng đả đảo ông và phất lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Giáo sư Tuấn bình luận tiếp:
Không biết các bạn nghĩ sao, chứ tôi thấy bi quan cho cái viễn cảnh hoà giải – hoà hợp dân tộc. Sẽ không có hoà giải dân tộc khi cái ý thức hệ đó còn ngự trị trên đất nước ta. Sẽ không có hoà hợp dân tộc khi còn có những con người đánh đồng cái ý thức hệ đó như là một giá trị văn hoá dân tộc. Tôi không nghi ngờ là tất cả chúng ta, bất cứ cờ màu sắc nào, đều đồng ý một điểm là cố gắng làm cho Việt Nam giàu và mạnh. Nhưng nếu một bên còn khăng khăng bám chặt vào cái ý thức hệ lỗi thời và hết sức sống đó thì khó mà huy động được sức mạnh của dân tộc trong và ngoài nước.
Nhưng cũng có những người hy vọng, như blogger Hiệu Minh khi ông viết về thái độ đối xử của chính quyền ông Obama đối với một thể chế cộng sản mà về nguyên tắc nước Mỹ phải chống lại. Hiệu Minh viết rằng đó là Lạt mềm buộc chặt, hãy kiên nhẫn và chờ đợi ai làm nên lịch sử.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen