Freitag, 31. Juli 2015

KẾT QUẢ XÉT XỬ VỤ ÁN: CÔ GIÁO KIỆN HIỆU TRƯỞNG VÌ BỊ TRÙ DẬP


Đúng 08 giờ sáng ngày 30/7/2015 tại Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cô giáo kiện hiệu trưởng vì bị trù dập”.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án triệu tập 26 nhân chứng, nhưng có mặt tại tòa chỉ có 02 nhân chứng, vắng mặt 24 nhân chứng (Trong đó hai nhân chứng quan trọng nhất của vụ án là ông Nguyễn Văn Tá - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên và bà Đinh Thị ...Tuyết - Tổ trưởng Tổ hóa đều vắng mặt).
Với tư cách là luật sư bảo vệ của nguyên đơn, tôi đã nhiều lần yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa vì thiếu quá nhiều nhân chứng và đồng thời yêu cầu Tòa án ra Quyết định dẫn giải ông Giám đốc Sở giáo dục tỉnh Phú Yên và bà Tổ trưởng Tổ hóa đến tham dự phiên tòa, nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Hội đồng xét xử làm việc từ 08 giờ sáng đến 16 giờ chiều cùng ngày thì kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận. Mở đầu phần tranh luận tôi và nguyên đơn (Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ) quyết liệt yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và có biện pháp dẫn giải hai nhân chứng quan trọng của vụ án là ông Nguyễn Văn Tá và bà Đinh Thị Tuyết đến tham gia phiên tòa lần sau, qua hội ý thì Hội đồng xét xử chấp nhận nhưng chưa ấn định cụ thể ngày xét xử lại lần sau.
Điều đặc biệt của vụ án này là cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ bị ba lãnh đạo cấp trên (Hiệu trưởng - Tổ trưởng Tổ Hóa - Giám đốc Sở giáo dục) liên kết trù dập te tua từ năm 2010 đến năm 2013. Cô Đệ gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến nhiều nơi từ địa phương lên trung ương nhưng không được giải quyết. Khi khởi kiện ra Tòa, thì Tòa án nhiều lần trả lại đơn khởi kiện với những lý do hết sức vô lý.
Hơn nữa, trong vụ án này Tòa án xác định tư cách người tham gia tố tụng không đúng, lẽ ra ông Nguyễn Văn Tá và bà Đinh Thị Tuyết tham gia vụ án này với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, chứ không phải là người làm chứng. Nhầm lẫn này của Tòa án là có chủ đích chứ không phải là vô tình hoặc không biết.

Ít người biết rằng ông Giám đốc Sở giáo dục tỉnh Phú Yên có em ruột hiện nay là đương kim Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, nên vụ án này còn kéo dài dài chứ không dễ dàng gì kết thúc sớm đâu.
Mong cộng đồng và dư luận hãy ủng hộ cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, để sớm tìm ra công lý.
See More
LS Võ An Đôn's photo.
LS Võ An Đôn's photo.

Người ta theo phong cách phớt tỉnh ăng lê vì ngoài cái biết giá trị của người khác, người ta còn biết đến giá trị của cả bản thân mình nữa nên người ta quan niệm tất cả đều bình đẳng như nhau. Anh có giá trị của anh, tôi cũng có giá trị của tôi. Không như cái thứ lúc nào cũng hạ thấp giá trị bản thân và tôn người khác lên như thần như thánh, để rồi đến lúc gặp từ ngài Thủ Tướng cho đến cái đứa cave sâu-bít là rú lên như ma dại, khúm na khúm núm, khép na khép nép, rụt rụt rè r...è, hôn tay hôn chân rồi hôn lên cả ghế ngồi, khóc lóc như điên như dại.
Những người nổi tiếng tự hiểu họ không phải là những con vẹt nên làm ơn đừng tốn hơi năn nỉ: Say Xin chào Việt Nam, please!
Và họ cũng chưa biết VN là một đất nước tốt xấu ra sao nên đừng van vỉ một cách lố bịch: Please, say Tôi yêu Việt Nam, please!
Khi chúng ta yêu cầu họ nói những điều đó, chính bản thân chúng ta cũng chỉ chờ đợi được xem sự lúng túng vụng về, ngô nghê trong cách phát âm của họ để được cùng nhau cười một cách thích thú chứ chẳng phải vì muốn mang lại tự hào cho tổ quốc.
Có lẽ vì quá hiểu điều đó nên các cầu thủ Man City đã lạnh lùng trước những yêu cầu của fan Việt.
Người ta muốn chào thì tự người ta sẽ nói Xin Chào nên đéo việc gì chúng ta phải Xin người ta Chào cả.
Người ta yêu đất nước mình thật sự thì tự người ta sẽ tìm hiểu, học cách phát âm của tiếng bản địa và nói: "Tôi yêu Việt Nam" với tất cả sự chân thành, nên đéo việc gì phải van vỉ người ta nói Tôi Yêu ... cả. Nên nhớ yêu là phải để tự nguyện chứ không cưỡng ép nhé.
Phải nghiệm theo cái câu của bác cả Trọng rồi mà suy ra: Mình có như thế nào thì người ta mới coi thường mình chứ.
Không biết tôn trọng chính bản thân mình và người khác thì lấy quyền gì đòi người khác phải tôn trọng?
See More

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ hộ trợ Việt Nam mọi mặt từ kinh tế đến khí tài quân sự nếu căng thẳng tại Biển Đông trở thành chiến tranh khiến dân chúng Nhật phẫn nộ và biểu tình khắp các con phố ở Kyoto. Dân Nhật cho rằng ko việc gì phải đi hỗ trợ một đất nước yếu kém mọi mặt, tham nhũng trà lan... việc hỗ trợ sẽ mang lại nguy hiểm với chính người lính, người dân Nhật trong khi điều đó (chiến sự ở Biển Đông) không liên quan gì đến Nhật. Trong cuộc biểu tình, họ dùng loa hô vang "giúp Việt Nam để người dân Việt Nam sang đây phá hoại nước Nhật" (dân Nhật cho rằng người VN qua Nhật chỉ để ăn trộm ăn cắp, bỏ trốn ở lại khi hết hạn visa lưu trú)
Tin, ảnh: FB レ チャリ
Ngân An's photo.
Nguyen Lan Thang's photo.
Có Thật Sự Kiểm Soát Súng Là Để Bảo Vệ Bạn?
Nhiều người Việt Nam ngày nay vẫn tin tưởng một cách ngây thơ rằng chính phủ kiểm soát không cho người dân sở hữu và... sử dụng súng là để bảo vệ họ, là để bảo vệ xã hội khỏi bạo lực do việc sở hữu súng của những kẻ tội phạm. Sự thật có phải đúng là như vậy?
Trên thực tế khi bạn hay tôi đối mặt với bọn tội phạm, chúng ta ngay lập tức trở thành những người ở tuyến đầu phòng vệ. Lúc đó quá trễ để gọi sự trợ giúp của một ai đó. Những công dân tuân thủ luật pháp luôn là những người ở tuyến đầu đối mặt với tội phạm để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
Trong khi đó, những chính trị gia lại nói với chúng ta rằng họ muốn bảo vệ chúng ta khỏi tội phạm có vũ trang bằng cách tước đi quyền sở hữu và sử dụng vũ khí của cá nhân để tự vệ. Đây là lời nói dối lớn nhất của tất cả bọn họ.
“Thế giới này tràn ngập bạo lực bởi vì bọn tội phạm có súng. Chúng ta, những công dân tử tế tuân thủ luật pháp, cũng nên có súng. Nếu không thì chúng sẽ thắng và những người tử tế sẽ thua” - James Earl Jones
Những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề kiểm soát súng thường gắn liền với những cảm xúc mạnh mẽ của cả hai phía. Bên cạnh đó việc lạm dụng khai thác đề tài này đã ít nhiều tầm thường hóa vấn đề kiểm soát súng. Nó cực kỳ nguy hiểm vì quyền được trang bị vũ khí để tự bảo vệ không phải là vấn đề tầm phào. Và quyết định không nên được đưa ra dưới bất cứ áp lực của sự sợ hãi hay hoảng hốt nào.
Kiểm soát súng đi ngay vào trái tim của khái niện mà chúng tôi gọi là Tự do và do đó nó cần được xem xét một cách tổng thể và thận trọng.
Vậy kiểm soát súng chính xác là gì? Nó là kiểm soát dòng chảy của súng trong nước. Nhiều người suy nghĩ đơn giản hơn thì cho rằng kiểm soát súng là tịch thu súng của tất cả mọi người.
Kiểm soát súng không hề có nghĩa là tịch thu súng. Điều này là không khả thi bởi vì các phần tử tội phạm trong xã hội sẽ không bao giờ giao nộp súng của chúng, lực lượng quân đội và cảnh sát cũng không.
Câu hỏi đầu tiên khi đó trở nên rõ ràng: ai là người kiểm soát súng? Câu trả lời là Chính phủ mà ở đây chúng ta sẽ gọi là những Người Làm Luật.
Câu hỏi tiếp theo chúng ta cần phải hỏi là: Súng của ai bị kiểm soát? Câu trả lời là Nhân dân, những người đã giao nộp súng của họ. Họ là những công dân tuân thủ luật pháp mà chúng ta sẽ gọi là những Người Tuân Luật
Câu hỏi cuối cùng, súng của ai sẽ không bị kiểm soát? Chúng ta có thể giả thiết là bọn tội phạm sẽ không giao nộp súng của chúng và chúng ta sẽ gọi là những Người Phạm Luật
Và như vậy bạn đã có bức tranh tổng thể. Khi nói về kiểm soát súng, chúng ta dễ dàng phân chia xã hội thành ba nhóm có thể nhận diện dễ dàng: Người Làm Luật, Người Tuân Luật và Người Phạm Luật.
Có một sự tranh cãi dai dẳng rằng: có thật kiểm soát súng, bằng cách nào đó, sẽ làm suy yếu nhóm Người Phạm Luật? Làm thế nào có thể như vậy được? Bạn có tin rằng những tên tội phạm sẽ giao nộp vũ khí của chúng trong khi chúng lại phụ thuộc vũ khí đó để thực hiện tội ác? Ngay cả khi có lệnh kiểm soát súng đi vào hiệu lực thì những vũ khí này vẫn đang lưu thông và những kẻ tội phạm vẫn đang sở hữu súng.
Thomass Jefferson nói về kiểm soát súng : “Họ tước vũ khí chỉ của những ai không có chiều hướng hoặc đã xác định không phạm tội. Những luật như vầy chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn cho người bị tấn công và tốt hơn cho kẻ tấn công”.
Biện pháp kiểm soát súng cũng không chứng minh được đã tạo được rào cản đáng kể nào cho những kẻ tội phạm đang muốn sở hữu súng. Bất cứ ai với một số vật liệu đơn giản và có truy cập internet là đã có thể tìm thấy hướng dẫn cách và tự mình chế tạo súng. Trên thực tế điều sẽ xảy ra chỉ là súng sẽ được mua bán chợ đen. Hệ lụy của nó là việc củng cố quyền lực của, hoặc sinh ra các tổ chức mafia nắm quyền kiểm soát việc kinh doanh này.
Như vậy, liệu luật kiểm soát súng có nên được áp dụng lên những công dân tuân thủ luật pháp như là biện pháp để bảo vệ họ, những công dân tuân thủ luật pháp, khỏi bọn tội phạm không để luật đó ràng buộc chúng?
Do nhóm tội phạm không bị ảnh hưởng bởi luật kiểm soát súng. Trên thực tế nhóm này là những ngưởi ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm soát súng bởi vì nó giải trừ một cách hiệu quả vũ trang của những người mà chúng muốn làm hại.
Theo bản khảo sát Tội Phạm Quốc Gia Mỹ: “Nếu nạn nhân của vụ cướp không tự vệ, thì những kẻ cướp sẽ thành công trong 88% các trường hợp và nạn nhân sẽ bị thương trong 25% các trường hợp. Nếu nạn nhân chống cự lại với súng, tỷ lệ “thành công” của vụ cướp rơi xuống chỉ còn rơi xuống chỉ còn 30% và tỷ lệ nạn nhân bị thương giảm xuống còn 17%”.
Vậy cái gì là lợi ích của việc kiểm soát súng đối với những Người Tuân Luật. Phải chăng là sự giảm đi của tội phạm? Điều đó là không thể. Các số liệu thực tế từ các quốc gia gần đây ban hành luật kiểm soát súng chứng thực điều này. Hãy lấy ví dụ của Úc. Úc thiết lập kiểm soát súng năm 1996 và chính phủ đã thu giữ và tiêu hủy 640,381 vũ khí cá nhân, chương trình này cũng tiêu tốn của người đóng thuế Úc hơn 500,000 dollar và kết quả thu được sau 12 tháng là: tội phạm giết người tăng 3.2% trên toàn nước Úc, các vụ tấn công tăng 8.6%. Trên toàn nước Úc, các vụ cướp có vũ trang tăng 44%.
Chỉ riêng trong tiểu bang Victoria, tỷ lệ giết người có vũ trang tăng 300%. Cần lưu ý rằng trên thực tế trong khi những công dân tuân thủ luật pháp giao nộp súng, thì những kẻ tội phạm không, chúng vẫn sở hữu súng. Trong khi số liệu của 25 năm trước cho thấy tốc độ giảm đều đặn tỷ lệ cướp có vũ trang thì điều này đã thay đổi hoàn toàn sau 12 tháng thực thi luật kiểm soát súng tại đây, do giờ đây tội phạm được đảm bảo rằng các mục tiêu của chúng không được tự vệ. Cảnh sát Úc đã thất bại trong việc giải thích tại sao an ninh công cộng lại giảm sút sau khi chính phủ đã tiêu tốn hàng đống tiền của và nhân lực cho chương trình quét sạch súng khỏi xã hội Úc.
“Tự vệ không phải là lý do để sở hữa súng” - John Howard, Thủ tướng Úc, phát biểu. Và đó là một trong những lời nói dối vĩ đại của các chính trị gia.
Giả sử nếu chúng ta cũng tin vào luật kiểm soát súng, ai sẽ là người chúng ta sẽ trông cậy khi đó. Chỉ có một nhóm cuối cùng: Nhóm Làm Luật, hay là chính phủ. Chính phủ sử dụng các lực lượng công an, cảnh sát để bảo vệ chúng ta.
Chúng ta có một quyền được ban tặng bởi Tạo hóa là quyền tự bảo vệ bản thân. Từ đâu mà công an lấy quyền bảo vệ chúng ta? Thật vô nghĩa khi để cho công an bảo vệ mạng sống của chúng ta trong khi chúng ta là một cá nhân thì lại bị từ chối quyền đó.
“Khi cảnh sát nổ súng, thì việc họ bắn nhầm người vô tội gấp khoảng 5.5 lần hơn là thường dân bắn nhầm. – David Kople.
Những người Tuân Luật cần phải được sở hữu súng không chỉ để bảo vệ họ khỏi nhứng kẻ Phạm Luật mà quan trọng hơn khỏi những Người Làm Luật. Các nhà lập quốc Hoa Kỳ thậm chí đã đảm bảo quyền sở hữu súng của dân chúng bằng cách đưa nó vào ngay trong Hiến Pháp Mỹ. Tu chính án số 2 viết: “quyền của mọi người được trang bị và giữ súng, sẽ không bị xâm phạm”.
“Những dự định tốt sẽ luôn được dùng để biện hộ cho các giả thuyết của nhà cầm quyền. Hiến Pháp được xây dựng để bảo vệ chống lại sự nguy hiểm của các dự định tốt đó” – Noah Webster
Đây là lý do tại sao bước đầu tiên diễn ra trong một xã hội độc tài là tịch thu vũ khí của tất cả người dân. Nhìn lại lịch sử số lượng người vô tội bị giết nhiều nhất không phải do những Kẻ Phạm Luật, mà luôn bởi những Người Làm Luật.
Năm 1929, Liên bang Sô Viết thiết lập kiểm soát súng. Từ 1929 tới 1953, khoảng 20 triệu những người bất đồng chính kiến, không thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Năm 1911 Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập kiểm soát súng. Từ 1915 đến 1917, 1.5 triệu người Armenia, không thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Đức quốc xã thiết lập kiểm soát súng năm 1938 và từ 1939 đến 1945, tổng cộng 13 triệu người Do Thái và người khác, không thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Trung Quốc thiết lập kiểm soát súng năm 1935. Từ 1948 đến 1952, 20 triệu người bất đồng chính kiến, kkông thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Uganda thiết lập kiểm soát súng năm 1970. Từ 1971 đến 1979, 300,000 người theo đạo Thiên Chúa Giáo, không thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Campuchia thiết lập kiểm soát súng năm 1956, từ 1975 đến 1977, 1 triệu “trí thức” , không thể tự vệ bản thân, đã bị xếp hàng và hành quyết.
Kiểm soát súng dựa trên một câu hỏi hết sức cơ bản: Bạn tin tưởng ai hơn: chính phủ hay người dân?
“Trong số nhiều hành động sai trái dưới sự cai trị của Anh Quốc tại Ấn độ, lịch sử sẽ nhìn vào Luật tước đi vũ khí của người dân trên toàn quốc như là một trong những luật đen tối nhất” – Mohanda K Gandhi
Nhưng hãy quên tất cả lý thuyết và quên tất cả con số thống kê, bởi vì kiểm soát súng thực sự không phải là về kiểm soát súng, mà là một thứ lớn hơn rất nhiều. Đó là về kiểm soát quyền, nó là về quyền của mỗi chúng ta để bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình khi bị đe dọa. Nó là về việc một người sở hữu súng không có nghĩa anh ta là tội phạm hay có tội. Và trên hết thảy nó là về TỰ DO.
“Giài giáp nhân dân là cách hiệu quả nhất để nô lệ hóa họ” – George Mason
(Phỏng theo Ron Ownby Frisco)
Tại Việt Nam vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp tiệm vàng đã có thể có kết cục không bi thảm đến thế nếu gia đình người chủ tiệm vàng được phép sở hữu và sử dụng súng để tự bảo vệ mình. Rõ ràng tên cướp khỏe mạnh sẽ bất lợi hơn khi đối mặt với hai vợ chồng già nhưng có súng để tự vệ. Hãy hỏi những người chủ tiệm vàng rằng họ có muốn mọi người được phép sở hữu súng hay không?
Một ví dụ khác, nếu những người nông dân được phép sở hữu và sử dụng súng để bảo vệ mảnh đất của mình, có thể sự việc đã không tồi tệ đến thế khi ông Vươn dùng súng chống trả lại lực lượng cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Những ông chủ tịch Huyện sẽ phải làm việc tôn trọng pháp luật hơn, sẽ phải nghiệm túc đàm phám với người dân, hơn là có thiên hướng sử dụng sức mạnh để trấn áp những người dân trong các giao dịch còn đang tranh cãi. Nếu người dân được phép sở hữu súng, sẽ có ít khiếu kiện đông người tranh chấp đất đai hơn, vì luật lệ khi đó sẽ được tôn trọng hơn do các ông chủ tịch xã hiểu được hậu quả khi người dân bị dồn vào bước đường cùng sẽ đứng lên và phản kháng với vũ khí của họ là như thế nào.

Nếu bạn nghĩ kiểm soát súng là để bảo vệ bạn, hãy suy nghĩ lại.
Quyền sở hữu và sử dụng súng để tự vệ là quyền cơ bản để bảo vệ Tự Do của chúng ta.


__._,_.___

Posted by: Nam Viet <nguoivnxauxi@gmail.com>
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

.

__,_._,___

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen