Trò
chặn đường các thanh niên có mái tóc hơi dài hơn những mái tóc vừa ở
trong rừng ra và thẳng tay cắt nghiến đi chỉ là một trong những việc
làm không do bất cứ một thứ luật nào hay một chỉ thị nào từ “trên”
truyền xuống cả.
Trò
này được thấy trong những ngày đầu tháng 5 năm 1975, lúc không khí còn
rất bàng hoàng khi những chiếc T-54, những đôi dép Bình Trị Thiên lần
đầu tiên tiến vào Sài Gòn. Bức ảnh đen trắng tìm thấy trong một trang
báo cũ ghi lại khá rõ cảnh một người lính Bắc Việt đầu đội mũ cối đang
dùng kéo để cắt mái tóc một thanh niên trên một con đường nào đó ở Sài
Gòn. Vài ba thiếu niên gần đó đứng ngó với những khuôn mặt đầy vẻ kinh
ngạc, lo lắng.
Người
thanh niên có mái tóc không dài lắm được giữ một cách tươm tất. Anh có
vẻ là một người còn đi học, có thể là đang học lớp cuối của một trường
trung học nào đó hoặc cũng có thể là một sinh viên đại học. Có khó lắm,
khắt khe lắm thì cũng không thể nói mái tóc với khuôn mặt, cách phục
sức đó là “đồi trụy”. Người ấy có thể có việc phải ra đường, đang đi thì
bị chặn lại để bị “lên lớp” bởi một tên lính Bắc Việt ngu ngơ vừa vào
thành phố. Dĩ nhiên bàn tay cầm cái kéo cắt tóc có thể cũng là lần đầu
tiên sử dụng cái kéo đó.
Nhưng
chi tiết đó có đáng gì quan trọng. Những đường kéo đó không nhắm làm
đẹp cho người thanh niên nọ. Nạn nhân của đường kéo có một vẻ nhẫn nại,
chịu đựng. Với vài ba khẩu AK ở cái nút chặn ấy thì có nhẫn nại và chịu
đựng cũng là điều dễ hiểu.
Mái
tóc của người thanh niên được cắt một cách nhanh chóng. Sau đó chắc anh
được để cho đi tiếp. Mái tóc được anh o bế bỗng nhiên bị cắt bằng
những nhát kéo nham nhở, thù hận, rồi thả cho đi.
Những
câu chửi thề tục tĩu nhất ngầm vang lên trong đầu của người thanh
niên trong chuyến đi trở về nhà với mái tóc mới, món quà ra mắt của cuộc
đổi đời vừa bắt đầu. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng ở góc phố, không kéo dài
trong bao nhiêu lâu, nhưng cũng đủ để lại những ấn tượng không mấy tốt
đẹp cho người thanh niên Sài Gòn trong bức ảnh.
Nhưng
có thể anh sẽ thấy được an ủi phần nào khi biết rằng việc làm ấy mà
anh phải gánh chịu không phải là chuyện khốn nạn duy nhất xẩy ra cho một
mình anh. Nhiều thanh niên bị chặn lại chỉ vì ống quần hẹp, chiếc áo
nhiều mầu. Một cái chai được đẩy vào ống quần, nếu không lọt thì lấy kéo
cắt cho ống quần rộng thêm để hết … Mỹ Ngụy. Những chiếc chiếc áo nhiều
mầu bị lột ngay ở giữa đường, lý do chỉ vì nó đế quốc quá, nó Ngụy
quá, nó đồi trụy quá.
Tiên sư bố cái kéo khốn nạn và chó má đó!
Mà cũng không chỉ có thế. Những chiếc áo dài cũng bị làm khó. Khởi đi từ những chiếc áo tứ thân, qua tay của Lemur Nguyễn Cát Tường với vài thay đổi, rồi với bàn tay của phụ nữ Sài Gòn những năm sau đó đã cho những chiếc áo dài một vẻ đẹp, một nét duyên dáng để hai chữ “áo dài” đi thẳng vào tự điển Anh ngữ như Oxford (British & World English) và Webster
(Third New International Dictionary). Những chiếc áo ấy cũng bị bọn mọi
rợ bức tử ngay trong những ngày đầu sau khi chúng tiến vào Sài Gòn.
Chúng bị chủ của chúng đem cất đi, dấu kín trong góc tủ áo, cũng có thể hai tà áo
trước sau bị cắt đi, hay không được đem ra mặc nữa, chấm dứt một thời
hạnh phúc… tà áo mỏng không còn buông hờn tủi, dòng lệ thơ ngây của
Quang Dũng hết dạt dào và tâm tư khép mở hai tà áo của Đinh Hùng cũng
không còn nữa.
Nhưng
rồi tất cả những chuyện bức tử ấy vẫn không giết chết được cái đẹp của
cái thành phố tôi đã sống, đã yêu, đã trung thành với nó từ hơn nửa thế
kỷ nay.
Mấy
em nhà quê Hà Nội lúc đầu thì kín đáo, sau thì cũng thấy phụ nữ Nam
Kỳ đẹp. Những cái đít không có gân (?) như chúng đã ngỡ trong cơn hốt
hoảng. Những cái gân chỉ là những cái quần lót, và những cái soutien quả
là đã giúp chặn đứng được cuộc nam tiến (?) của hai cái zú (viết theo
kiểu bác Hồ). Các chị ra chợ trời mua về mặc cho bõ những ngày bưng
biền cơ cực. Rồi áo dài vai raglan, tà búp
bâu tươi không có eo (áo) vẫn có eo (?) được đặt may và mặc với nhau làm
như cả đời lúc nào cũng lịch sự lịch sàng như Nam Bộ, Nam Kỳ chúng tôi
không bằng.
Thế
là mấy con đười ươi cái vợ của những đười ươi đực Ba Ếch, Trọng Lú… mỗi
khi đi đây đi đó đều lôi áo dài ra diện, thứ áo mà chúng đã có một
thời căm thù đến tận gan tận tủy.
Sao không khăn giữ những nét đẹp cách mạng bưng biền với nhau nữa?
Cứ
xem mấy em bần cố… lông xúng xính quần là áo lượt là lại lộn ruột.
Nhưng nghĩ lại thì cũng tội nghiệp chúng nó. Cuối cùng thì chúng nó
cũng nhìn ra đâu là đẹp, đâu là xấu…
Những
chiếc áo dài, những mái tóc, những tà áo, những vạt áo ấy mới đích
thực là cái đẹp. Tội nghiệp có thể là người bộ đội chặn người thanh niên
cắt mái tóc của anh.
Bây
giờ, ở một ngôi làng nào đó anh bộ đội đang sống, sau khi phục viên,
chắc chắn thế nào anh cũng nhớ lại cái buổi sáng hôm ấy ở Sài Gòn khi
anh chặn ngưới thanh niên ở góc phố và dùng kéo cắt mái tóc của anh.
Người thanh niên ấy đang ở đâu? Mái tóc của anh có còn dài không? Liệu
người ấy có tha thứ cho những nhát kéo của anh không, bây giờ những mái
tóc không những đã dài mà cỏn là kiểu mẫu cho những mái tóc mà anh cho
là phản động và đồi trụy trước đây nữa.
Cũng may mà anh đã không cắt những cái ống quần, những cái vạt áo dài hồi đó.
Chứ
nếu anh đã làm những việc đó, thì anh còn ân hận biết là chừng nào
nữa. Mấy con đười ươi cái lôi ra để làm đẹp trong khi vợ con anh thì vẫn
lem luốc nhà quê nhà quáo như hồi bưng biền vậy.
Nhưng anh cũng thấy an ủi được một điều là mấy con chó cái đười ươi đó mặc cái gì thì cũng xấu như Trời có chửa hoang vậy!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen